NHÂN VẬT TIÊU BIỂU Bản in
 
Phần bốn Giáo Sư – Tiến sỹ
Tin đăng ngày: 22/6/2020 - Xem: 2181
 

 

                               PHẦN BỐN

                 GIÁO SƯ – TIẾN SỸ

 

  1. BẮC NINH
  2. Vương Hữu Tấn – Giáo sư – Tiến sỹ

                                              VƯƠNG HỮU TẤN 

                                         PHÓ GIÁO SƯ – TIẾN SỸ

                CHỦ TỊCH HỘI NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỦ VIỆT NAM                            

                              Phó Giáo sư – Tiến sỹ Vương Hữu Tấn 

                        Chủ tịch Hội Năng lượng Nguyên tử Việt Nam

Viện trưởng Viện Nguyên tử Việt Nam Việt Nam (VINATOM)

Cục trưởng Cục an toàn bức xạ và hạt nhân (VARANS)

                                                  Sinh năm 1957

 Quê quán: Thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành,  huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.Nơi thường trú: P2107 Nhà 25T2, Khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

                  Ông thuộc dòng tộc Vương Hữu Thuận Thành, Bắc Ninh.

                                Điện thoại : 0913 249 400

                                Gmail: [email protected]

 Phó Giáo sư – Tiến sỹ Vương Hữu Tấn tốt nghệp Đại học Bách khoa Hà Nội, sau đó công tác tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, ông bảo vệ luận án Tiến sỹ tại Trường Tổng hợp quốc gia Kiev, Ucraina năm 1989.

Giữ chức Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam từ tháng 10 năm 2001 đên tháng 4 năm 2012. Phó Giáo sư – Tiến sỹ Vương Hữu Tấn đã từng tham gia vào công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn nhiều luận án thạc sỹ, phó tiến sỹ, tiến sỹ, tham gia Hội đồng chấm luận án phó tiến sỹ, tiến sỹ và đã có nhiều công trình khoa học được công bố.

- Đơn vị công tác hiện nay: Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam

- Chức vụ hiện nay: Chủ tịch, Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam

-  Đào tạo: Đào tạo đại học tại Đại học Bách khoa Hà Nội (1974-1979), đào tạo sau đại học (tiến sỹ) tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Kiev (1985-1989).

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Phó giáo sư, tiến sỹ vật lý hạt nhân,

- Cao cấp lý luận chính trị.

- Ngày vào Đảng: 24 tháng 7 năm 1989

- Ngày chính thức: 24 tháng 7 năm 1990

- Quá trình công tác: Từ năm 1979 đến năm 1996 là nghiên cứu viên Viện nghiên cứu hạt nhân. Năm 1996 được bổ nhiệm Trưởng phòng Vật lý hạt nhân thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân. Năm 1998 được bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân và sau đó là Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Năm 2001 được bổ nhiệm Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Năm 2007 được tái bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam nhiệm kỳ II cho đến khi được điều động về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.                                                                                                                          30/4/2012  Kiêm nhiệm Trưởng ban An toàn bức xạ và Hạt nhân của Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2000-2003. Làm Bí thư Đảng uỷ Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam 1 nhịêm kỳ và đảng uỷ viên 3 nhiệm kỳ từ năm 1998. Là Đảng uỷ viên Đảng uỷ Bộ Khoa học và Công nghệ 2 nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 2002. Từ 1/5/2012, được Bộ trưởng Bộ KHCN điều động và bổ nhiệm chức vụ Cục trưởng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Năm 2005 được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Năm 2005 tại Đại hội lần thứ nhất Hội Năng lượng bguyeen tử Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Năm 2014 tại Đại hội lần thứ 2 của Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho đến nay.

THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

  1. Sơ lược thành tích của đơn vị có vai trò quan trọng của cá nhân

1.1. Nhiệm kỳ lãnh đạo tại Viện NLNTVN

- Các hoạt động của Viện luôn có sự phát triển đi lên cả về nhân lực, hệ thống tổ chức, tiềm lực cơ sở vật chất và các kết quả nghiên cứu, triển khai và sản xuất:

Nếu như 5 năm trước khi ông làm Viện trưởng, Viện NLNTVN chỉ có khoảng 500 người thì con số khi kết thúc nhiệm kỳ của ông làm Viện trưởng đã lên trên 800 người, phần lớn là cán bộ có trình độ đại học và trên đại học.Viện luôn quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu bằng việc đề xuất một số cơ chế về tuyển dụng, về đào tạo và tự đào tạo (như tuyển cán bộ giỏi gửi vào làm việc tại lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, tổ chức các khoá đào tạo nâng cao, xây dựng những nhóm nghiên cứu phục vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị của Viện về công nghệ điện hạt nhân, an toàn hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân và quản lý chất thải phóng xạ, hợp tác với các trường đại học trong công tác đào tạo để có thể có được các cán bộ giỏi cho Viện). Hệ thống tổ chức của Viện được mở rộng với 12 đầu mối trực thuộc (trước đây chỉ có 8 đầu mối) và có nhiều đơn vị đặc thù, hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực dụng bức xạ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Với sự đóng góp quan trọng của ông, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Tăng cường năng lực nghiên cứu triển khai và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển ứng dụng NLNT và bảo đảm an toàn, an ninh” (Quyết định số 265/QĐ-TTg ngày 5/3/2012, trong đó làn đầu tiên Viện NLNTVN được Thủ tướng có quy hoạch phát triển rất cụ thể cho tương lai lâu dài. Viện đã thực hiện tăng cường xây dựng tiềm lưc cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu bằng cách đầu tư có trọng tâm cho các hướng nghiên cứu trọng điểm của Viện để có được những trang thiết bị hiện đại bằng ngân sách Nhà nước cũng như thông qua tài trợ quốc tế. Số công bố khoa học tăng trưởng hàng năm khoảng 10%. Tính trên 100 cán bộ khoa học thì trong 1 năm Viện có 21 bài báo, trong đó có 3,3 bài báo quóc tế, trong khi các con số này của cả nước là 16 và 0,7. Tính trên kinh phí đầu tư 1 triệu USD thì Viện có được 48 bài báo đăng trong nước và 7,5 bài báo đăng quốc tế, trong khi các con số này của cả nước là 42 và 1,8. Hiệu quả xã hội gián tiếp từ hoạt động của Việ là rất lớn, chưa thể tính hết bằng tiền được như dịch vụ cung cấp dược chất phóng xạ phục vụ chữa bệnh cho nhân dân, chiếu xạ thanh trùng thủy sản phục vụ xuất khẩu, dịch vụ cho ngành dầu khí làm tăng sản lượng khai thác, dịch vụ an toàn bức xạ, sản phẩm hoá chất cho các ngành công nghiệp, đánh giá an toàn đập thủy điện, sa bồi cảng biển,... Viện đã duy trì thường xuyên 2 năm một lần tổ chức hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc với sự hợp tác với Hội NLNTVN để thúc đẩy công tác nghiên cứu phát triển ứng dụng NLNT ở Việt Nam.

- Tham gia phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử của Bộ Khoa học và Công nghệ: Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã chủ trì soạn thảo các văn bản quan trọng phục vụ phát triển ngành năng lượng nguyên tử. Các văn bản đã được ban hành bao gồm: Luật Năng lượng nguyên tử (ngày 3 tháng 6 năm 2008), Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020 (ngày 3 tháng 1 năm 2006), Kế họach tổng thể thực hiện Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020 (ngày 23 tháng 7 năm 2007). Ngoài ra, Viện cũng chủ trì soạn thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử, Quyết định thành lập Hội đồng NLNTQG, Quyết định thành lập Quỹ bồi thường thiệt hại hạt nhân, Quyết  định ban hành Quy hoạch mạng lưới quan trắc cảnh báo phóng xạ môi trường và mốt số thông tư liên quan phục vụ công tác quản lý về NLNT. Đặc biệt, Viện NLNTVN đã hỗ trợ để ra đời các quy hoạch chi tiết phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành như y tế, công nghiệp, nông nghiệp và tài nguyên môi trường. Trên cơ sở các quy hoạch này đã thúc đảy ứng dụng NLNT phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực y tế với các kỹ thuật điện quang, y học hạt nhân và xạ trị đã được triển khai ứng dụng rất rộng rãi với nhiều công nghệ hiện đại nhất hiện nay trên thế giới cũng đã được sử dụng ở nước ta. Tổ chức, điều phối và hỗ trợ các Bộ, ngành triển khai thực hiện Kế họach tổng thể ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020. Hỗ trợ các Bộ, ngành và các doanh nghiệp triển khai ứng dụng NLNT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng hướng dẫn thống kê tình hình và hiệu quả ứng dụng NLNT trong các bộ, ngành và địa phương. Vận hành mạng lưới quan trắc phóng xạ môi trường quốc gia (hiện tại mới có 3 trạm) và đang nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng lưới đầy đủ các trạm của toàn quốc. Tổ chức nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu phông phóng xạ

môi trường và đánh giá liều dân chúng của nước ta trước khi có nhà máy điện hạt nhân. Vận hành Phòng chuẩn quốc gia về đo lường và kiểm chuẩn trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và nghiên cứu đề xuất tăng cường năng lực cho Phòng chuẩn quốc gia. Vận hành các cơ sở quản lý và xử lý chất thải phóng xạ, đồng thời hỗ trợ kỹ thụât cho các cơ sở bức xạ trong cả nước về quản lý chất thải phóng xạ trong các hoạt động ứng dụng NLNT (chủ yếu trong y tế và công nghiệp).

  • Hỗ trợ triển khai thực hiện chương trình phát triển điện hạt nhân điện hạt nhân dài hạn của quốc gia: Viện đã chủ trì và phối hợp với các đơn vị của Bộ Công thương nghiên cứu các vấn đế quan trọng để trình Nhà nước thông qua các quyết sách về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam như: Nghiên cứu tiền khả thi dự án điện hạt nhân đầu tiên, nghiên cứu làm rõ 7 vấn đề quan trọng trong phát triển điện hạt nhân.Viện đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, triển lãm về điện hạt nhân, tổ chức thăm quan các nhà máy điện hạt nhân cho các cán bộ lãnh đạo,… Kết quả nổi bật là đã đưa điện hạt nhân từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Viện ra các hoạt động chuẩn bị đầu tư và đã được Chính phủ quyết định cho triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận để trình Quốc hội phê duyệt trong năm 2009. Tham gia xây dựng Thông tư về tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho giai đoạn báo cáo đầu tư và chuẩn bị các tiêu chí cho giai đoạn phê duyệt địa điểm. Hỗ trợ Bộ Công thương chuẩn bị Nghị định về nhà máy điện hạt nhân và Quy họach phát triển điện hạt nhân. Hai văn bản này đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 10 năm 2009. Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân cần ban hành hoặc chập nhận của nước cung cấp công nghệ điện hạt nhân cho nước ta. Hỗ trợ Tổ chuyên gia kỹ thuật nhà máy và hợp tác với Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam thẩm định Báo cáo đầu tư dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trình Hội đồng thẩm định nhà nước đúng kế họach. Tổ chức nghiên cứu đánh giá hiện trạng và kiến nghị kế họach phát triển và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng cần thiết (19 vấn đề) cho phát triển điện hạt nhân của Việt Nam về khuôn khổ luật pháp, nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học công nghệ, hạ tầng công nghiệp, an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, pháp quy hạt nhân,…

Xây dựng năng lực nghiên cứu triển khai về điện hạt nhân để có thể tham gia tư vấn về lựa chọn và tiếp thu công nghệ lò phản ứng, công nghệ chế tạo nhiên liệu hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Xây dựng năng lực hỗ trợ kỹ hạt nhân về thẩm định, phân tích, đánh giá an toàn dự án điện hạt nhân ở các giai đoạn từ thiết kế cho đến xây dựng và vận hành, về đánh giá tác động môi trường của dự án điện hạt nhân, về quan trắc phóng xạ môi trường cho các khu vực nhà máy điện hạt nhân trước và sau khi xây dựng, về kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị hạt nhân, về ứng phó và xử lý các sự cố tai nạn bức xạ và hạt nhân.

Tổ chức đào tạo cán bộ cho chủ đầu tư nhà máy điện hạt nhân đầu tiên (EVN), chuẩn bị các chương trình đào tạo trong nước cho các đối tượng sẽ tham gia thực hiện dự án điện hạt nhân tại Trung tâm đào tạo của Viện NLNTVN sử dụng các thiết bị hiện đại

như lò phản ứng nghiên cứu và các thiết bị nghiên cứu hạt nhân chuyên dụng khác. Lập kế họach đào tạo cán bộ cả ở trong nước và nước ngoài (theo các nhóm nghiên cứu, nhóm công việc cần cho chương trình điện hạt nhân) cho các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu triển khai và cơ quan hỗ trợ kỹ thuật hạt nhân sẽ tham gia thực hiện chương trình điện hạt nhân.

Tổ chức nhiều hội thảo giới thiệu các công nghệ điện hạt nhân tiên tiến cho các cơ quan có liên quan của Việt Nam sẽ tham gia chương trình phát triển điện hạt nhân. Nghiên cứu kế họach tham gia các điều ước quốc tế về hạt nhân cần thiết cho việc triển khai thực hiện chương trình phát triển điện hạt nhân. Tạo được mối quan hệ hợp tác rất tốt với IAEA và các đối tác nước ngoài trong việc hợp tác, giúp đỡ Việt Nam phát triển điện hạt nhân.

Phối hợp với chủ đầu tư (EVN) tổ chức công tác thông tin tuyên truyền về điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo sử ủng hộ của công chúng cho chủ trương phát triển điện hạt nhân của Đảng và Nhà nước. Cung cấp thông tin kịp thời cho Ủy ban KHCN&MT Quốc Hội về các vấn đề liên quan đến điện hạt nhân.

- Thúc đẩy công tác hợp tác quốc tế về năng lượng nguyên tử của Việt Nam: Viện đã chủ trì tổ chức, tạo dựng và phát triển quan hệ hợp tác tốt với cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, các nước và các tổ chức quốc tế khác góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, triển khai và ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam ngày càng phát triển (số các đối tác và lĩnh vực hoạt động hợp tác ngày càng mở rộng). Tham gia công tác chuẩn bị và tổ chức thực thi tốt một số điều ước quốc tế về hạt nhân, tạo được niềm tin của công đồng quốc tế. Trực tiếp tham gia xây dựng 5 văn bản hợp tác cấp Chính phủ với Nga, Trung Quốc, Argentina, Hoa Kỳ và Nhật Bản để Chính phủ ký kết với các nước này trong những năm qua.

- Hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng năng lượng nguyên tử ở các Bộ, ngành và địa phương: Viện NLNTVN đã tạo dựng được mối quan hệ tốt với các cơ quan liên quan của các Bộ, ngành và địa phương để tạo điều kiện đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và thúc đẩy nghiên cứu phát triển điện hạt nhân. Viện có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành và phát triển mạng lưới các cơ sở y học hạt nhân và xạ trị, đặc biệt các dự án đầu tư lớn như Trung tâm quốc gia về y học hạt nhân và xạ trị tại bệnh viện 108, bệnh viện Đà Nẵng, Kiên Giang, Lâm Đồng. Viện đã hỗ trợ nghiên cứu đột biến tạo giống bằng chiếu xạ cho các cơ sở nghiên cứu của ngành nông nghiệp đạt được kết quả tốt, tạo ra trên 50 giống mới. Đã hợp tác với ngành dầu khí triển khai ứng dụng hiệu quả kỹ thuật đánh dấu trong thăm dò và khai thác dầu khí, góp phần nâng cao hiệu suất thu hồi dầu. Nhiều đơn vị của ngành công nghịêp như các nhà máy rượu bia, nước giải khát, giấy, xi măng, thủy tinh, than,… đã được Viện giúp đỡ kiểm định, hiệu chuẩn, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống thiết bị điềukhiển hạt nhân tự động trong các dây chuyền sản xuất của các nhà máy này.Đặc biệt, Viện đã hợp tác

với các đơn vị của Bộ Công thương triển khai các nghiên cứu đưa điện hạt nhân vào Việt Nam.

Hoạt động quản lý điều hành của Viện có nhiều đổi mới:Điểm mới trong quản lý của Viện là đã thiết lập văn phòng điện tử, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành hoạt động của Viện và các đơn vị, tạo điều kiện tiết kiệm thời gian, giấy tờ và có thể điều hành công việc từ xa một cách kịp thời, nhanh chóng. Có thể nói Viện NLNTVN là một trong những đơn vị tiên phong, đi đầu về áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành trong Bộ KH&CN mà gần đây Chính phủ và các Bộ, ngành mới bắt đầu thực hiện việc này. Do các thành tích đã đạt được, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 2001, Huân chương Lao động hạng Nhì vào năm 2006 và Huân chương lao động hạng nhất năm 2011.

1.2. Nhiệm kỳ lãnh đạo tại Cục ATBXHN (từ ngày 1/5/2012)

- Tham gia phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân của Bộ Khoa học và Công nghệ: Đã cùng với tập thể Lãnh đạo Cục đã chỉ đạo Cục ATBX&HN nổ lực phấn đấu, hoàn thành kế hoạch xây dựng văn bản qui phạm pháp luật, cơ bản đáp ứng yêu cầu triển khai dự án điện hạt nhân. Kết quả cụ thể như sau:

- Tổ chức xây dựng và đã trình Ban Chỉ đạo nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về điện hạt nhân để tạo cơ sở pháp lý cho thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

- Tổ chức nghiên cứu sửa đổi Luật NLNT 2008 để có thể trình Quốc Hội vào năm 2013, đồng thời đã tổ chức thành công Hội thảo sơ kết 3 năm thi hành Luật Năng lượng nguyên tử.

- Cục đã soạn thảo nhiều văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước, trong đó có cả các Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ và hạt nhân. Cục ATBXHN đã lập được kế hoạch hợp tác với các đối tác Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước có điện hạt nhân phát triển khác để đẩy nhanh tiến độ xây dựng VBQPPL, đáp ứng nhu cầu triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ nghiên cứu và đã trình phê duyệt Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và Phần sửa đổi của Công ước.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ nghiên cứu và đã trình phê chuẩn Nghị định thư bổ sung.

- Chủ trì nghiên cứu và chuẩn bị cho Thủ tướng Chính phủ tham dự các Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân năm 2010, 2012, 2014 và 2016.

- Chủ trì nghiên cứu và có các đề xuất liên quan đến đàm phán Hiệp định hợp tác với Hoa Kỳ về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123).

- Chủ trì thu thập thông tin và xây dựng Báo cáo quốc gia và tham gia cuộc họp bất thường của Công ước An toàn hạt nhân.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Quyết định 30 và Quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ trong các Thông tư mà Cục ban hành

- Định hướng triển khai việc thực hiện ISO 9001/2008 tại Cục theo Quyết định của Lãnh đạo Bộ;

- Thúc đẩy công tác hợp tác quốc tế về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân của Việt Nam

Cục ATBXHN đã hoàn thành một khối lượng lớn công việc với những thành tích nổi bật sau:

- Hoàn thành việc xây dựng Khung dự án hợp tác kỹ thuật với IAEA: Phát triển cơ sở hạ tầng pháp quy về an toàn hạt nhân; Hoàn thành việc xây dựng kế hoạch hợp tác với IAEA trong khuôn khổ dự án VIE9014 “Xây dựng cơ sở hạ tầng an toàn hạt nhân cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam”; Hoàn thành kế hoạch hợp tác của Cục ATBXHN trong khuôn khổ dự án kỹ thuật của IAEA do Cục Năng lượng nguyên tử chủ trì, dự án VIE2010 về phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân;

- Xây dựng dự thảo quy định về bồi thường thiệt hại hạt nhân của Việt Nam

- Điều phối và triển khai thực hiện 03 dự án hợp tác quốc tế tiêu biểu: Dự án hợp tác với EC (điều phối và tổ chức 01 cuộc họp khởi động dự án và 04 Hội thảo của các nhiệm vụ), Dự án hợp tác với DOE/NNSA về quản lý sự cố bức xạ hạt nhân và năng lực ứng phó sự cố, Dự án Thí điểm Pilot Progam về tăng cường năng lực đánh giá và thẩm định an toàn hạt nhân (tổ chức và điều phối triển khai 08 khóa đào tạo trong nước và 05 khóa đào tạo tại nước ngoài). Các dự án này được các đối tác đánh giá cao;

- Cục trưởng ký 04 Biên bản hợp tác với các đối tác nhằm tăng cường và mở rộng phạm vi hợp tác của Cục ;

- Tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo và khóa tập huấn; Làm thủ tục và chủ trì tổ chức đón tiếp nhiều đoàn chuyên gia với trên 400 chuyên gia/năm vào làm việc với Cục; Tư vấn và làm thủ tục cho trên 300 lượt cánbộ đi công tác nước ngoài/năm;

- Hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân cho các Bộ, ngành và địa phương: Cục đã trợ giúp các sở khoa học công nghệ thực hiện quản lý và cấp phép cho các hoạt động liên quan tới bức xạ và hỗ trợ giải đáp những vướng mắc của các Sở KHCN và các cơ sở trong quá trình triển khai công tác cấp phép tại các địa phương. Đã tham gia tổ chức thẩm định phân tích an toàn để chuẩn bị cho cấp phép vận hành chính thức lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu Đà Lạt và chuẩn bị năng lực để tiến hành cấp phép vận chuyển về Nga các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng của lò Đà Lạt dự kiến trong năm 2013. Cục đã thụ lý hồ sơ, thẩm định hồ sơ và xử lý để trình Lãnh đạo Bộ ban hành được nhiều giấy phép và Lãnh đạo Cục trực tiếp ký ban hành khoảng 1000 giấy phép, giấy đăng ký và chứng chỉ các loại trong 1 năm. Cục đã không để xảy ra bất kỳ một trường hợp mất hồ sơ, nợ giấy phép, chậm giấy phép gây cản trở hay ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị, các doanh nghiệp xin cấp phép.

THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÁ NHÂN

  1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận

- Nhiệm vụ chính trong 11 năm làm Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (2001-30/4/2012) và 5 năm là Cục trưởng Cục ATBXHN (1/5/2012 -1/2017).

- Kiêm nhiệm Trưởng Ban An toàn bức xạ và Hạt nhân giai đoạn 2000 – 2003.

- Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam (2004-20140 và Chủ tịch Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam (2014-nay)

- Phó Chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ quốc gia về năng lượng giai đoạn 2011-2015.

- Ngoài ra còn tham gia công tác của Đảng uỷ Viện NLNTVN và Đảng uỷ Bộ KH&CN.

- Chủ trì một số nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và nghiên cứu xây dựng các văn bản phục vụ quản lý nhà nước, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

  1. Thành tích đạt được Nhiệm kỳ Viện trưởng Viện NLNTVN (2001-30/4/2012)

- Đã xây dựng phương hướng phát triển Viện cho giai đoạn 5 năm 2001- 2006 và 2007-2012, cũng như đề án phát triển Viện đến năm 2020 để làm cơ sở cho công tác chỉ đạo điều hành hoạt động của Viện.

- Đã chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ dài hạn phục vụ cho phát triển ngành như xây dựng Luật, Chiến lược, Kế họach tổng thể, Quy họach tổng thể, nghiên cứu về điện hạt nhân,… Kết quả là các văn bản này đã được ban hành tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho phát triển ngành NLNTVN.

- Đã quan tâm, chỉ đạo, chăm lo đến chất lượng và hiệu quả trong các hoạt động của Viện bao gồm các hoạt động nghiên cứu, triển khai, đầu tư, đào tạo cán bộ, hợp tác quốc tế,… Vì vậy, hoạt động của Viện đã thu được nhiều kết quả phản ánh ở chất lượng và hiệu quả các sản phẩm đã đạt được trên các lĩnh vực.

- Đã thực hiện tốt dân chủ trong ban lãnh đạo và phối hợp công tác tốt với các tổ chức đảng, công đoàn Viện và các đơn vị trong và ngoài Bộ KH&CN. Điều này đã tạo cho hoạt động của Viện được ổn định, thúc đẩy các ứng dụng NLNT trong các bộ, ngành và địa phương phát triển ngày càng tốt.

- Thực hiện tốt các quy định hành chính trong điều hành công tác với cấp dưới và quan hệ với cấp trên. Điều này tạo ra một nề nếp làm việc nghiêm chỉnh trong Viện, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ mà cấp trên giao. Đặc biệt đã chỉ đạo việc áp dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành các hoạt động của Viện.

- Luôn quan tâm và tạo điều kiện xây dựng tiềm lực cho phát triển Viện cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu triển khai. Vì vậy Viện đã thu được các kết quả tốt trong lĩnh vực này.

- Trên cương vị công tác của mình, nhiều năm qua tôi đã góp phần tích cực và có hiệu quả trong lãnh đạo và chỉ đạo để Viện nghiên cứu hạt nhân vận hành an toàn và khai thác có hiệu quả Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Hơn 25 năm qua Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hoạt động an toàn và có hiệu quả là do có sự đóng góp chung của tập thể cán bộ khoa học và quản lý trong Viện, nhưng trên cương vị Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam tôi luôn giành sự quan tâm thích đáng đến hoạt động của Lò phản ứng và cũng đã có nhiều đóng góp cụ thể trong quản lý, điều hành và giành nhiều thời gian trực tiếp nghiên cứu trên Lò phản ứng.

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của Trưởng Ban An toàn bức xạ và Hạt nhân. Đã tập hợp lực lượng, chuẩn bị về mọi mặt để làm tiền đề cho việc thành lập Cục An toàn và Kiểm soát bức xạ, hạt nhân.

- Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Đã giúp Chủ tịch Hội triển khai các công tác của Hội. Duy trì thường xuyên các hoạt động của Hội trong việc tư vấn, phản biện xã hội trong lĩnh vực xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử và Dự án Tiền khả thi xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam. Bản thân đã trực tiếp chỉ đạo để thành lập được 2 Hội trực thuộc Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam, đó là Hội Y sinh phóng xạ và Hội Y - Vật lý. Đã chủ động chỉ đạo để thiết lập được mối quan hệ, hợp tác với Hội Hạt nhân vùng Thái Bình Dương, Hội Hạt nhân Nhật Bản và Hội Hạt nhân Hàn Quốc.

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ của Đảng uỷ Bộ và Đảng uỷ Viện phân công. Kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Đảng uỷ Viện về các hoạt động chuyên môn của

Viện, tạo điều kiện tốt nhất để phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong các hoạt động của Viện.

- Thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Bản thân trực tiếp thực hiện công tác đào tạo cũng như chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này trong Viện. Bản thân đã đào tạo 10 thạc sỹ và hướng dẫn 8 nghiên cứu sinh (2 nghiên cứu sinh nước ngoài, trong đó 1 người hiện là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Angola). Với vai trò Chủ tịch Hội đồng đào tạo tiến sỹ của Viện NLNTVN, đã chỉ đạo triển khai công tác đào tạo tiến sỹ của Viện tuân thủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã đào tạo nhiều nghiên cứu sinh tại cơ sở của Viện. Đã chỉ đạo xây dựng các trung tâm đào tạo Việt - Ấn, Việt - Nhật và dự án hợp tác đào tạo với IAEA tại Viện NLNTVN phục vụ hiệu quả công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực hạt nhân của Viện NLNTVN và cho các cơ quan có liên quan ở trong nước. Đã chỉ đạo hợp tác với các trường đại học trong công tác đào tạo cán bộ như cho phép các trường đại học sử dụng cơ sở của Viện phục vụ công tác đào tạo, cấp học bổng cho sinh viên các trường, thành lập các phòng thí nghiệm liên kết giữa Viện với các trường đại học. Gần đây đã tổ chức các khoá huấn luyện chuyên ngành NLNT cho cán bộ trẻ và cán bộ mới tuyển dụng vào Viện.

- Đã chỉ đạo xây dựng nội dung Chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ quốc gia về năng lượng đạt kết quả tốt. Đã chủ trì một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, đề tài nghiên cứu cơ  bản, đề tài nghiên cứu hợp tác với IAEA (13 đề tài) liên quan đến khai thác sử dụng các chùm nơtron phin lọc ở lò phản ứng hạt nhân Đà lạt. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã công bố tổng cộng trên 100 công bố trong nước và quốc tế.

- Đã tích cực tham gia các công tác xoá đói giảm nghèo, trợ giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đã chỉ đạo ủng hộ Quỹ vì người nghèo của tỉnh Lâm Đồng 100 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp có thu của Viện NLNTVN.

  1. Nhiệm kỳ lãnh đạo tại Cục ATBXHN

- Xây dựng Quy chế làm việc mới của Cục ATBXHN đã được ban hành.

- Chỉ đạo xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và một số quy định quản lý nội bộ của Cục.

- Xây dựng đề án phát triển Cục ATBXHN, Quy hoạch phát triển nguôn nhân lực và dự án đầu tư ODA phát triển năng lực kỹ thuật cho Cục.

- Chỉ đạo xây dựng Khung văn bản quy phạm pháp luật phục vụ dự án điện hạt nhân đã được trình Ban chỉ đạo Nhà nước.

- Chỉ đạo hoàn thành kế hoạch soạn thảo văn bản quy phạm các năm của Cục đáp ứng yêu cầu phục vụ dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

- Chỉ đạo nghiên cứu và đã trình phê chuẩn Công ước báo vệ thực thể và Nghị định thư bố sung

- Chỉ đạo xây dựng phương án đàm phán Hiệp định 123 với Hoa Kỳ và đã trình Chính phủ ký kết Hiệp định này (Hiệp định hợp tác về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình giữa Việt Nam và Hoa kỳ).

- Chỉ đạo tổ chức tốt công tác cấp phép và thanh tra hàng năm của Cục.

- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác hợp tác quốc tế của Cục với số lượng đoàn vào, đoàn ra và các hội nghị, hội thảo tăng rất nhiều hàng năm so với giai đoạn trước.

- Chỉ đạo triển khai công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ của Cục, bước đầu có tác dụng tốt.

- Chỉ đạo thực hiện cung cấp tin cho Website của Bộ KH&CN đạt yêu cầu quy định và thực hiện tốt các quy định trong Quy chế lam việc của Bộ.

- Hường dẫn nghiên cứu sinh và học viên cao học thực hiện tốt kế hoạch học tập.

- Thực hiện tốt nhiệm vụ Phó Chủ nhiệm Chương trình KC-05.

CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC GHI NHÂN

  1. Huân chương lao động hạng 3 năm 2013
  2. Băng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích thực hiện thành công chương trình chuyển đổi nhiên liệu cho lò Đà Lạt năm 2012.
  3. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (QĐ số 1538/QĐ/TTg ngày 15/9/2009)
  4. Chiến sỹ thi đua cấp Bộ năm 2004 (QĐ số 112/QĐ-BKHCN ngày 28/1/2005 của Bộ KH&CN)
  5. Chiến sỹ thi đua cơ sở năm 2006 (QĐ số 148/QĐ-BKHCN ngày 25/1/2007 của Bộ KH&CN)
  6. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&CN năm 2005(QĐ số 77/ QĐ- BKHCN ngày 19/01/2006 của Bộ KH&CN)
  7. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&CN năm 2007(QĐ số 148/QĐ-BKHCN ngày 25/01/2008 của Bộ KH&CN)
  8. Chiến sỹ thi đua cấp Bộ năm 2008 (QĐ số 100/QĐ-BKHCN ngày 16/01/2009 của Bộ KH&CN)

 

  1. Chiến sỹ thi đua cơ sở năm 2009
  2. Chiến sỹ thi đua cơ sở năm 2010
  3. Chiến sỹ thi đua cấp Bộ 2011
  4. Bằng khen của Bộ trưởng về xử lý thông tin liên quan đến tai nạn hạt nhân

Fukushima năm 2011 (QĐ số 150/QĐ-BKHCN ngày 13/02/2012 của Bộ KH&CN)

  1. Huy chương vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ.
  2. Huy chương vì sự nghiệp Khoa giáo
  3. Huy chương vì sự nghiệp năng lượng nguyên tử của Liên bang

Nga.      

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA VƯƠNG HỮU TẤN VÀ CÁC CỘNG SỰ

  1. Vuong Huu Tan et al. Time-of-flight neutron spectrometer at 14.6 MeV. Neutron Physics N.4, 1988.
  2. Vuong Huu Tan and Prokopets G.A. The modification of statistical calculations of the neutron resonances radiative widths. KINR-88-46, Kiev, 1988.
  3. Vuong Huu Tan and Prokopets G.A. The statistical calculations of the averaged cross sections of neutron radiative capture. KINR-89-19, Kiev, 1989.
  4. Vuong Huu Tan et al. Neutron physics research on filtered neutron beams. Nucl. Structure, Dubna, 1989.
  5. Vuong Huu Tan. Determination of peaks in analysing unresolved gamma spectra. Kiev State Univ. Report.
  6. Vuong Huu Tan et al. Utilization of the filtered neutron beams at the Dalat Nuclear Research Reactor. ASRR-III, Tokyo, 11.1989.
  7. Vuong Huu Tan et al. Measurement of thermal neutron absorption cross sections of small samples by the poisoning method. IAEA, RCM, Hung, 4.1991.
  8. Vuong Huu Tan and Prokopets G.A. Modified statistical calculations of average dipole radiative strength functions and cross sections of neutron radiative capture in the energy interval 10-3 - 2 MeV. Data for Science & Tech. Ed. S.M. Qaim, 1991, p.980.
  9. Vuong Huu Tan et al. Total neutron cross sections of U-238 as measured with filtered neutrons of 55 and 144 keV. INDC(NDS)-265, IAEA, Vienna 10.1992.
  10. Vương Hữu Tấn, Nguyễn Cảnh Hải. Hiệu chỉnh hiệu ứng proton giật lùi trong xử lý phổ của ống đếm nơtron SNM-38, Hội nghị Vật lý thành phố Hồ Chí Minh, năm 1992.
  11. Vuong Huu Tan et al. The quasi-monoenergy filtered neutron beams at DNRR. Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ 3, tháng 10 năm 1993.
  12. Vuong Huu Tan et al. The Compton-suppressed and pair spectrometer for studying neutron capture gamma rays at the DNRR. Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ 3, tháng 10 năm 19993.
  13. Vuong Huu Tan et al. Gamma rays from average resonance capture of the filtered neutron beams for some structural and shielding materials. Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ 3, tháng 10 năm 1993.
  14. Vuong Huu Tan and Le Ba Phuong. Analysis of average neutron radiative capture cross sections. Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ 3, tháng 10 năm 1993.
  15. Vuong Huu Tan et al. Method of total neutron cross section measurements on the filtered neutron beams at the DNRR. Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ 3, tháng 10 năm 1993.
  16. Vuong Huu Tan et al. Utilization of the filtered neutron beams at the DNRR: Status and Prospects. IAEA Workshop, Vienna, 4.1994.
  17. Vuong Huu Tan et a l. Neutron transmission data analysis of U-238 on the filtered neutron beams of 55 and 144 keV. IAEA Workshop, Vienna, 4.1994
  18. Vuong Huu Tan et al. Total and radiative capture cross sections of U-238 on the filtered neutron beams. IAEA Workshop, Vienna, 4.1994.
  19. Vuong Huu Tan. Nuclear physics research on the horizontal channels of the DNRR. NRI Ten years Edification & Maturation 1984 – 1994.
  20. Vuong Huu Tan. Nuclear data acticity at the DNRI. Japan ND Newsletter, N.52, 10.1995.
  21. Vuong Huu Tan. Study of nuclear data and applied nuclear physics at the DNRI. Study of nuclear data and applied nuclear physics at the DNRI. INDC(VN)-007, IAEA, Vienna 10.1995.
  22. Vuong Huu Tan et al. Thermal neutron macroscopic absorption cross section measurement at the Dalat reactor. ASRR-V, Tajeon, Korea, 5.1996.
  23. Vuong Huu Tan et al. Prompt gamma-ray neutron activation analysis facility using HPGe-detector in Compton-suppression technique. ASRR-V, Tajeon, Korea, 5.1996.
  24. TAN. V.H, Nuclear Data Activities In Vietnam, Proceedings of The 1995 Symposium on Nuclear Data November 16-17, 1995, JAERI, Tokai, Japan.
  25. Tan V.H, Nuclear data activity at the Dalat Nuclear Research Institute (Vietnam), Proceedings of the 4th Asian Symposium on research reactor, ISSN 0358-4876. No 52 (1995) 32-40.
  26. Hai. N.C, Tan. V.H, Thang. N.H, Thermal neutron macroscopic absorption cross section measurement using the thermal column of the Dalat Reactor, Proceedings The 5th Asian Symposium on Research Reactors May 29-31, 1996, Taejon, Korea. P (502-505).
  27. N.P and Tan. V.H, Neutron beam utilization at Dalat Nuclear Research Reactor, Proceedings, The 5th Asian Symposium On Research Reactors, May 29-31, 1996 Taejon, Korea, p (530-536)
  28. V.H, Hai. N.C, Hiep. N.T, Measurement of capture cross sections of 238U on the filtered kev-neutron beams, International Atomic Energy Agency, INDC (VN)-008, August 1996, p(3-10) Distr: L
  29. Tan. V.H, Neutron beam utilization at the Dalat Nuclear Research Reactor, International Atomic Energy Agency, INDC (VN) –009, August 1996, p (3-11) Distr. : L
  30. Tan. V.H, Utilization of horizontal experimental channels of the Dalat Reactor for research and applications, 10th Pacific Basin Nuclear Conference. Kobe, Japan 20-25 October, 1996, p(10-16).
  31. Tan. V.H, Report on neutron beam utilization and study of high Tc superconductors at NRI, Proceedings of the 1997 Workshop on the Utilization of Research Reactors November 6-13, 1997, Bandung, Indonesia, JAERI- Conf 98-015. P(143-149).
  32. N.N, Tan. V.H, Khang. P.D, PC-based g-g coincidence spectrometer for studies on nuclear structure at the Dalat Nuclear Research Institute, Proceedings of the International Workshop on Control for Small-and Medium-Scale Accelerators Tsukuba, Japan, Nov. 11-15, 1996, P (128-131).
  33. N.T, Tan. V.H, Thermal neutron capture prompt gamma analysis for the element determination in environmental objects, 10th Pacific Basin Nuclear Conference, Kobe, Japan 20-25 October, 1996, p (1353-1357).
  34. N.T, Tan. V.H, Trung. M.X, Prompt gamma-ray neutron activation analysis facility using HPGe-detector in compton suppression technique, Proceedings of The 5th Asian Symposium on research reactors May 29-31, 1996, Taejon, Korea, p(372-378).
  35. Vuong Huu Tan, Status report of the program on neutron beam utilization at the Dalat Nuclear Research Reactor, International Nuclear Data Committee, INDC(VN)-009, August 1996
  36. Vuong Huu Tan. Status report on neutron radiography in Vietnam. IAEA Expert Meeting, Indonesia, 5.1996.
  37. Vuong Huu Tan. Neutron beam experiments at NRI: Review and Current Status. URR-5, Jarkarta, Indonesia, 11.1996.
  38. Vuong Huu Tan and Nguyen Nhi Dien. Fast Neutron Beam for Irradiation of the ADP capsules at the Dalat Nuclear Reseacrh Reactor. Presented at CMS-ECAL electronics subgroup meeting, Zurich, May 1997.
  39. Vuong Huu Tan and Nguyen Nhi Dien. Current Status on Neutron Beam Utilization at the Dalat Nuclear Research Reactor. Presented at the Regional
  40. Workshop on Neutron Scattering and Applications, Serpong, Indonesia, 16-20 June, 1997.
  41. Vuong Huu Tan. Radiation protection and nuclear safety activities in Vietnam. Proc. Of Group Meeting, Vienna, Oct. 1998.
  42. Vuong Huu Tan, Tran Tuan Anh, Nguyen Canh Hai, Measurement of activation cross sections for waste disposal assessment at NRI, Proceedings of International Conference on Future Nuclear Systems Yokohama, Japan, October 5-10, 1997, (p 1228-1231).
  43. Tan V.H, Anh T.T, Hai N.C, Son P.N, Khuong L.V, Lieu L.V, Development of in vivo prompt gamma activation analysis using the filtered neutron beam at the Dalat Reactor, 11th Pacific Basin Nuclear Conference Banff, Canada,1998, p(753-759).
  44. Phan Son Hai, Pham Ngoc Son, Nguyen Nhi Dien, Vuong Huu Tan, Pham Duy Hien, Assessment of erosion and accretion in catchment areas based on 210Pb and 137Cs contents in soil and sediment, Isotope Production and Applications in the 21st Century: Proceedings of the 3rd International Conference on Isotopes, Vancouver, Canada, 6-10 September 1999, World Scientific Pub Co Inc. (2000).
  45. Vuong Huu Tan, Nguyen Canh Hai, Tran Tuan Anh, Le Ngoc Chung, Measurement of ko-factors for some elements in prompt gamma neutron

activation analysis, First Research Coordination Meeting on Development of a Database for Prompt y-ray  Neutron Activation Analysis, INDC(NDS)-0411 Distr.: G+PG, IAEA , Vienna, Austria 2 to 4 November 1999.

  1. Vương Hữu Tấn, Nguyễn Cảnh Hải, Trần Tuấn Anh, Lê Văn Liệu, Xác định trực tiếp cadmi, thủy ngân trong gan và thận bằng kỹ thuật kích hoạt gamma tức thời, The 3rd National Conference on Nuclear Physics and Techniques, VAEC, Dalat, Vietnam, 22-24 March, 1999.
  2. Nguyễn Cảnh Hải, Vương Hữu Tấn, Trần Tuấn Anh, Lê Ngọc Chung, Sử dụng phương pháp k0 trong phân tích kích hoạt gamma tức thời, The 3rd National Conference on Nuclear Physics and Techniques, VAEC, Dalat, Vietnam, 22-24 March, 1999
  3. A Khitrov, A.M. Sukhovoj, Khang. P.D, Anh. V.T, Tan. V.H, Hai. N.C, Hai. N.X, Information possibilities of experimental investigation of the cascade g -decay of heavy compound nuclei, X International Seminar on Interaction of Neutrons with Nuclei Dubna, May 22-25, 2002, p(142-149).
  4. Vuong Huu Tan, Nguyen Canh Hai, Pham Ngoc Son, Tran Tuan Anh, Neutron capture cross section measurements of 109Ag, 186W and 158Gd on filtered neutron beams of 55 keV and 144 keV, Nuclear Science and Technology, V.3, N.1, Dec. 2004, Published by VAEC.
  5. Vuong Huu Tan, Nguyen Canh Hai, Pham Ngoc Son, Tran Tuan Anh, Neutron capture cross section measurements of 109Ag, 186W and 158Gd on filtered neutron beams of 55 keV and 144 keV, IAEA, INDC(VN)-011 Distr. L0, December 2004.
  6. Vuong Huu Tan, Nguyen Nhi Dien, Pham Ngoc Son, Nguyen Canh Hai, Tran Tuan Anh, Differential neutron energy spectrum measurement at the horizontal channel No.4 of the Dalat Reactor, The 6th National Conference on Nuclear Science and Technology, VEAC, Dalat, Vietnam, 26-27, Nov. 2005.
  7. Vương Hữu Tấn, Nguyễn Cảnh Hải, Phạm Ngọc Sơn, Phạm Đình Khang, Nghiên cứu số liệu hạt nhân trên lò phản ứng Đà Lạt, The 6th National Conference on Physics, Hanoi, 22-25, November 2005.
  8. Vương Hữu Tấn, Phạm Ngọc Sơn, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Cảnh Hải, Hồ Hữu Thắng, Đo tiết diện bắt bức xạ nơtron của 158, 160Gd, 69, 70Ga, 109Ag, 186W tại các năng lượng 55 keV và 144 keV, The 6th National Conference on Physics, Hanoi, 22-25, November 2005.
  9. M. Sukhovoi, V.A. Khitrov. Li Chol, Pham Dinh Khang, Nguyen Xuan Hai, Vuong Huu Tan. Some Problems in determining level density and radiative Strength functions in light and near-magic nuclei. Published in Proceeding of the 13th International Seminar on interaction of Neutrons with nuclei; May 25-28, 2005, Dubna, JINR E3-2006-7, pp 56-63.
  10. M. Sukhovoi, V.A. Khitrov. Li Chol, Pham Dinh Khang, Nguyen Xuan Hai, Vuong Huu Tan. Level Density and radiative strength Functions in light nuclei:
  11. Co-60 as an example of the mothod for determination and their reliability verification. Published in Proceeding of the 13th International Seminar on interaction of Neutrons with nuclei; May 25-28, 2005, Dubna, JINR E3-2006-7, pp 64-71
  12. M. Sukhovoi, V.A. Khitrov. Li Chol, Pham Dinh Khang, Nguyen Xuan Hai, Vuong Huu Tan. Probable level desities and radiative strength funtions of dipole gamma-transition in Fe-57 compound nucleus. Published in Proceeding of the 13th International Seminar on interaction of Neutrons with nuclei; May 25-28, 2005, Dubna, JINR E3-2006-7, pp 72-82.
  13. M. Sukhovoi, V.A. Khitrov, Pham Dinh Khang, Nguyen Xuan Hai, Vuong Huu Tan. Level density and radiative strength funtions of dipole gamma- transition in Ba-139 and Dy-165. Published in Proceeding of the 13th International Seminar on interaction of Neutrons with nuclei; May 25-28, 2005, Dubna, JINR E3-2006-7, pp 41-47.
  14. H. Tan, T. T. Anh, N. C. Hai, P. N. Son and T. Fukahori, Measurement of Neutron Capture Cross Section of 139La, 152Sm and 191,193Ir at 55keV and 144keV, SND2006-V.02-1, Proceeding of 2006 Symposium on Nuclear Data, Jan. 25-26, 2007, RICOTTI, Tokai, Ibaraki, Japan, ISBN978-4-89047-138-6 (2007).
  15. Vương Hữu Tấn, Trần Tuấn Anh, Xác định cường độ tương đối của gamma tức thời từ phản ứng 35Cl(n, gamma)36Cl và 48Ti(n, gamma)49Ti trên dòng neutron

 

  1. nhiệt. Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ VI, Đà Lạt, 26-27/10/2005. Nhà Xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2006, p. 165.
  2. Vuong Huu Tan, Nguyen Canh Hai et al., Neutron capture cross section measuremants of Ga-69, Ga-71 and Gd-160 on filtered neutron beam of 55 keV and 144 keV. Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ VI, Đà Lạt, 26-27/10/2005. Nhà Xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2006, p. 184.
  3. Phạm Đình Khang, Vương Hữu Tấn, Nguyễn Xuân Hải và ctgk, Một số kết quả sử dụng hệ đo cộng biên độ các xung trùng phùng trên kênh neutron số 3 của LPƯHN Đà Lạt với phản ứng Cl-35(n, 2gamma)Cl-36. Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ VI, Đà Lạt, 26-27/10/2005. Nhà Xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2006, p. 156.
  4. Phạm Đình Khang, Vương Hữu Tấn, Nguyễn Xuân Hải và ctgk, Thiết kế chế tạo card MPA cho việc nghiên cứu phản ứng (n, 2gamma) tại LPƯHN Đà Lạt. Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ VI, Đà Lạt, 26-27/10/2005. Nhà Xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2006, p. 189.
  5. Vuong Huu Tan, Tran Tuan Anh et al., Measurement of neutron capture cross sections of Ir-191, 193 at 55 and 144 keV. Nuclear Science and Technology, Vol. 5, No. 1 (2007), pp. 13-20.
  6. Vương Hữu Tấn, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Cảnh Hải, Phạm Ngọc Sơn, Measurement of neutron capture cross section of 139La, 152Sm and 191,193Ir at 54keV and 148.3keV, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ VII, Đà Nẵng, 30-31/8/2007, Nhà XB Khoa học và Kỹ thuật 2008, pp. 40-45
  7. Vương Hữu Tấn, Phạm Ngọc Sơn, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Cảnh Hải, Nghiên cứu xác định các tham số hiệu chính trong phép đo tiết diện bắt bức xạ nơtron, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ VII, Đà Nẵng, 30-31/8/2007, Nhà XB Khoa học và Kỹ thuật 2008, pp. 55-59
  8. Phạm Ngọc Sơn, Vương Hữu Tấn, A computer code for calculation of fission product concentration for time following fission burst, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ VII, Đà Nẵng, 30-31/8/2007, Nhà XB Khoa học và Kỹ thuật 2008, pp. 193-197
  9. Vương Hữu Tấn, Phạm Ngọc Sơn, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Cảnh Hải, Tính toán các thông số đặc trưng phục vụ phát triển các dòng nơtron phin lọc mới tại lò phản ứng Đà Lạt, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ VII, Đà Nẵng, 30-31/8/2007, Nhà XB Khoa học và Kỹ thuật 2008, pp. 198-201
  10. Vương Hữu Tấn, Nguyễn Xuân Hải, Nghiên cứu phổ bức xạ gamma nối tầng của 153Sm và 172Yb trong phản ứng bắt nơtron nhiệt, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ VII, Đà Nẵng, 30-31/8/2007, Nhà XB Khoa học và Kỹ thuật 2008, pp. 66-70
  11. Vuong Huu Tan, Pham Ngoc Son, et al., Development of filtered neutron beams of 24, 59 and 133kev at dalat research reactor, Nuclear Science and Technology, No. 3 (2009), pp. 18-25.
  12. Pham Ngoc Son, Vuong Huu Tan, A computer code for calculation of fission product concentrations for time following fission burst, Nuclear Science and Technology, No. 3 (2010), pp. 9-16.
  13. Vuong Huu Tan, Pham Ngoc Son and Cao Dong Vu, MSAP: A PC Program for Multivariate Statistical Analysis, Nuclear Science and Technology, No. 4 (2010), pp. 1-7.
  14. Vuong Huu Tan, Pham Ngoc Son, Utilization of the thermal filtered neutron beamat the dalat reactor for hydrogen analysisof basement rock samples, Nuclear Science and Technology, No. 4 (2010), pp. 26-33.
  15. Vuong Huu Tan, Pham Ngoc Son, Thermal neutron capture cross sectionsand resonance integral mesurement at the dalat reactor, Nuclear Science and Technology, No. 4 (2011), pp. 8-14.
  16. H. Tan, P. N. Son, T. T. Anh, M. X. Trung, Capture Cross Section Measurements of 185,187Re With Filtered Neutron Beams at the Dalat Research
  17. Reactor, Journal of the Korean Physical Society, Vol.59, No. 2, (2011) pp. 1757-1760.
  18. N. Son, T. T. Anh, C. D. Vu, V. H. Tan. Measurement of Thermal Neutron Cross-section and Resonance Integrals of the 69Ga(n, γ)70Ga and 71Ga(n, γ)72Ga Reactions at Dalat Research Reactor. Journal of the Korean Physical Society, Vol.59, No. 2, (2011) pp. 1761-1764.
  19. H. Tan, P. N. Son, H. H. Thang, T. T. Bich Nga, N. A. Son, M. X. Trung, and B. N. Nguyen, Monte-carlo simulation in radiation shielding design for neutron beams at the radial channel No.2 of dalat research reactor, Proceedings of The 2nd Academic Conference on Natural Science for Master and PhD Students From Cambodia Laos - Malaysia Vietnam, 11-15 October 2011, Vinh City, Vietnam, pp. 266-269, Publishing House for Science and Technology, ISBN:978-604-913-088-5 (2012).
  20. Pham Dinh Khang, N. X. Hai, V. H. Tan, N. N. Dien, Gamma-Gamma Coincidence Spectrometer Setup For Neutron Activation Analysis And Nuclear Structure Studies, Nuclear Instruments and Methods in Physics Research, A 634 (2011), pp. 47-51.
  21. Vuong Huu Tan, Pham Ngoc Son, Phu Chi Hoa, Bach Nhu Nguyen, Monte Carlo Calculation of Thermal and Epithermal Neutron Self-Shielding Factors, Nuclear Science and Technology, 1 (2011), pp. 1-6.
  22. Vương Hữu Tấn, Phạm Ngọc Sơn, Chu Thị Hồng Hải, Đo Tiết Diện Bắt Neutron Nhiệt Và Tích Phân Cộng Hưởng Của 185,187Re Tại Lò Phản Ứng Đà Lạt, Tuyển
  23. Tập Báo Cáo Hội Nghị Khoa Học và Công Nghệ Hạt Nhân Toàn Quốc Lần Thứ IX, pp. 205-208.
  24. Nguyễn An Sơn, Hồ Hữu Thắng, Vương Hữu Tấn, Phạm Đình Khang, Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Đức Hòa, Nghiên Cứu Cường Độ Chuyển Dời Và Mật Độ Mức Của 52V Bằng Phản ứng (n,2γ), Tuyển Tập Báo Cáo Hội Nghị Khoa Học và Công Nghệ Hạt Nhân Toàn Quốc Lần Thứ IX, pp. 229-234.
  25. Vương Hữu Tấn, Phạm Ngọc Sơn, Nguyễn Nhị Điền, Tính Toán Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Che Chắn Bức Xạ Và Dẫn Dòng Neutron Trên Kênh Ngang Số 2 Lò Phản ứng Đà Lạt , Tuyển Tập Báo Cáo Hội Nghị Khoa Học và Công Nghệ Hạt Nhân Toàn Quốc Lần Thứ IX, pp. 257–261.
  26. Phạm Đình Khang, Vương Hữu Tấn, Nguyễn Xuân Hải, Hồ Hữu Thắng, Phạm Ngọc Sơn, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Cảnh Hải, Nguyễn Đức Hòa, Nguyễn Văn Trường, Đánh Giá Khả Năng Ứng Dụng Của Hệ Phổ Kế Cộng Biên Độ Các Xung Trùng Phùng Trong Phân Tích Kích Hoạt, Tuyển Tập Báo Cáo Hội Nghị Khoa Học và Công Nghệ Hạt Nhân Toàn Quốc Lần Thứ IX, pp. 262–265.
  27. Vương Hữu Tấn, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Kiên Cường, Nguyễn Cảnh Hải, Nguyễn Xuân Hải, Phạm Ngọc Sơn, Hồ Hữu Thắng, Tính Toán Thiết Kế Cấu Hình Che Chắn Phóng Xạ Kênh Neutron Số 3 Phục Vụ Một Số Nghiên Cứu Cơ
  28. Bản Và Ứng Dụng, Tuyển Tập Báo Cáo Hội Nghị Khoa Học và Công Nghệ Hạt Nhân Toàn Quốc Lần Thứ IX, pp. 277–282.
  29. Nguyen An Son, Pham Dinh Khang, Nguyen Duc Hoa, Vuong Huu Tan, Nguyen Xuan Hai, Dang Lanh, Pham Ngoc Son, Ho Huu Thang, Determining Experimental Transition Strengths of 52V by Two-Step Gamma Cascades, IOSR Journal of Engineering (IOSRJEN) Vol. 3, Issue 11 (November. 2013), PP 16-21.
  30. Trần Tuấn Anh, Đậu Đức Từ, Vương Hữu Tấn, Phạm Đình Khang, Đo tiết diện nơtron toàn phần của C và U trên dòng nơtron phin lọc 54 keV và 148 keV tại lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt số 7 (2013) PP 22-29.
  31. Nguyen Xuan Hai, Nguyen Nhi Dien, Pham Dinh Khang, Tran Tuan Anh, Pham Ngoc Son, Vuong Huu Tan, Simple Configuration Setup for Compton Suppression Spectroscopy, International Journal of Nuclear Energy Science and Engineering, Volume 3 Issue 4 (2013).
  32. Son P N. , Tan V H. , Hoa P C. and Anh T T. (2014) Development of 24 and 59 keV Filtered Neutron Beams for Neutron Capture Experiments at Dalat Research Reactor.World Journal of Nuclear Science and Technology4, 59-64. doi:4236/wjnst.2014.42010.
  33. Anh T T. , Son P N. , Tan V H. , Khang P D. and Hoa P C. (2014) Characteristics of Filtered Neutron Beam Energy Spectra at Dalat Reactor.World Journal of Nuclear Science and Technology4, 96-102. doi: 4236/wjnst.2014.42015.
  34. D. Khang, N. X. Hai, H. H. Thang, V. H. Tan, N. A. Son and N. D. Hoa, Gamma Cascade Transition of51V(nth)52V Reaction, World Journal of Nuclear Science and Technology, Vol. 4 No. 1, 2014, pp. 40-45. doi:10.4236/wjnst.2014.41007.
  35. Vuong Huu Tan, Pham Dinh Khang, Nguyen Nhi Dien, Nguyen Xuan Hai, Tran Tuan Anh, Ho Huu Thang, Pham Ngoc Son, Mangengo Lumengano, The gamma two-step cascade method at Dalat Nuclear Research Reactor, Nuclear Science and Technology, Vol 4, No. 1, (2014), ISSN: 1810-5408.
  36. Vuong Huu Tan, Pham Ngoc Son, Nguyen Nhi Dien, Tran Tuan Anh, Nguyen Xuan Hai, Progress of Filtered Neutron Beams Development and Applications at the Horizontal Channels No.2 and No.4 of Dalat Nuclear Research Reactor, Nuclear Science and Technology, Vol 4, No. 1 (2014), ISSN: 1810-5408.
  37. Pham Ngoc Son, Vuong Huu Tan, Filtered Neutron Capture Cross Section of 186W(n,γ)187W Reaction at 24 keV, Fourth Asian Nuclear Reaction Database Development Workshop, IAEA, Nuclear Data Section, Proceedings; INDC(KAS)-001 (2014).
  38. Tran Tuan Anh, Pham Ngoc Son, Vuong Huu Tan, Pham Đình Khang, Measurement of Total Cross Sections Of Carbon and Uran on Filtered Neutrons Beams of 54 keV And 148 keV at Dalat Research Reactor, The 3rd Academic
  39. Conference on Natural Science for Master and PhD Students from Asean Countries, Publishing House for Science and Technology, Proceedings; ISBN 978-604-913-088-5 (2014).
  • Tran Tuan Anh, Pham Ngoc Son, Vuong Huu Tan, Pham Đình Khang, The Quasi-Monoenergetic Neutron Spectra For Nuclear Data Measurements on Filtered Neutron Beams at Dalat Research Reactor, The Compendium of Neutron Beam Facilities for High Precision Nuclear Data Measurements, IAEA, TECDOC-1743, pp. 54-64.
  • Pham Ngoc Son and Vuong Huu Tan, Filtered thermal neutron captured cross sections measurements and decay heat calculations, Proceedings of the Fifth AASPP Workshop on Asian Nuclear Reaction Database Development, Bhabha Atomic Research Centre, Mumbai, India 22–24 September 2014, INDC(IND)-0048 (2015).
  • Tran Tuan Anh, Pham Ngoc Son, Vuong Huu Tan, Pham Dinh Khang, Total neutron cross section measurements of 93Nb on filtered neutrons beams at Dalat Research Reactor, Proceedings of the Fifth AASPP Workshop on Asian Nuclear Reaction Database Development, Bhabha Atomic Research Centre, Mumbai, India 22 – 24 September 2014, INDC(IND)-0048 (2015).
  • Tran Tuan Anh, Pham Ngoc Son, Vuong Huu Tan, Determination of γ-rays relative intensities from the 35Cl(n, γ)36Cl reaction on filtered thermal neutron beam, Communications in Physics, Vol. 25, No. 4 (2015), pp. 367-373, DOI:10.15625/0868-3166/25/4/7302
  • Pham Ngoc Son, Vuong Huu Tan, “Measurement of neutron energy spectrum at the radial channel No. 4 of the Dalat reactor”, SpringerPlus Vol. 5:863 (2016), ISSN: 2193-180.
  • Vuong Huu Tan, Pham Ngoc Son, “Thermal neutron radiative capture cross-section of 186W(n,γ)187W reaction”, Journal of Physics: Conference Series, Vol. 726 (2016) 012004 ISSN: 1742-6596.
  • Phạm Ngọc Sơn, Vương Hữu Tấn, Mai Quỳnh Anh, Trần Thiện Thanh, “Xác định thực nghiệm cường độ các tia gamma tức thời từ phản ứng bắt neutron nhiệt của Co-59” Hội nghị KH&CN Hạt nhân toàn quốc lần thứ 12, 8/2017, Nha Trang.
  • Tran Tuan Anh, Pham Ngoc Son, Vuong Huu Tan, Pham Dinh Khang, “Total neutron cross sections of 93Nb in keV energy range”. Hội nghị KH&CN Hạt nhân toàn quốc lần thứ 12, 8/2017, Nha Trang.
  • Pham Ngoc Son, Vuong Huu Tan, Pham Dinh Khang, Nguyen Nhi Dien, “Development of filtered neuron beams at the horizontal neutron channels of the Dalat research reactor”. Hội nghị KH&CN Hạt nhân toàn quốc lần thứ 12, 8/2017, Nha Trang.
  • Tran Tuan Anh, Pham Ngoc Son, Vuong Huu Tan, Measurements of the total neutron cross sections of 93Nb by using the filtered neutron beams, Annals of Nuclear Energy, Volume 113 (2018), Pages 420-424, ISSN 0306-4549, https://doi.org/10.1016/j.anucene.2017.11.035.
  • Nguyen Canh Hai, Nguyen Nhi Dien, Vuong Huu Tan, Tran Tuan Anh, Pham Ngoc Son and Ho Huu Thang, Determination of elemental concentrations in biologicaland geological samples using PGNAA facility at the Dalat research reactor, Journal of Radioanalytical and Nuclear Chemistry (2019), https://doi.org/10.1007/s10967-018-06409-1
  1. THÀNH PHỐ HÀ NỘI
  2. Vương Văn Thành – Giáo sư – Tiến sỹ

                                           VƯƠNG VĂN THÀNH

PHÓ GIÁO SƯ – TIẾN SỸ

                                                 Năm sinh: 1955

                             Chức danh công tác:  Phó giáo sư, Tiến sỹ.

             Nơi công tác : Đại học Kiến trức Hà Nội

Địa chỉ : Số nhà 22 – Tập thể ĐHKT – Ngõ 12 – Khuất Duy Tiến - Hà Nội,

Điện Thoại: 0902 066 955

Gmail:  [email protected]

                    Năm bắt đầu tham gia giảng dạy (về bộ môn): 1992

                      Giáo trình, sách, tài liệu giảng dạy đã biên soạn:

+ Cơ học đất

+ Bài giảng Cơ học đất

        + Nền móng các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp

        + Hướng dẫn đồ án nền móng

        + Bài giảng Địa chất công trình

          Hướng nghiên cứu chính hiện nay:

         Đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu

         Thành tích cá nhân:

       + Nhà giáo ưu tú

       + Bằng khen thủ tướng Chính phủ

       + Bằng khen Bộ xây dựng

       + Bằng khen Bộ giáo dục và đào tạo

       + Bằng khen Hội cơ học đất

       + Kỷ niệm chương về thế hệ trẻ

 

  1. Vương Đức Chất – Giáo sư – Tiến sỹ

 

                                              VƯƠNG ĐỨC CHẤT

                                             TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP

                                      Hương Ngãi – Thạch Thất – Hà Nội

                                                     Sinh năm:   1953

                               Quê quán:   Hương Ngãi, Thạch Thất, Hà Nội

                        Thuộc dòng họ Vương Hương Ngãi, Thạch Thất, Hà Nội

                                   Đơn vị công tác :  Trạm phòng dịch Hà Nội

                                   Chức vụ :    Trưởng trạm

                                         Đã nghỉ hưu tại Hà Nội

 

  1. Vương Duy Hưng – Giáo sư – Tiến sỹ

 

                                                 VƯƠNG DUY HƯNG

                                             TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP

                                      Hương Ngãi – Thạch Thất – Hà Nội

                                                     Sinh năm:   1981

                               Quê quán:   Hương Ngãi, Thạch Thất, Hà Nội

                        Thuộc dòng họ Vương Hương Ngãi, Thạch Thất, Hà Nội

               Đơn vị công tác :  Trường Đại học Lâm Nghiệp – Xuân Mai – Hà Nội

  

                           

  1. Vương Văn Vệ – Tiến sỹ

                                             VƯƠNG VĂN VỆ

                                             TIẾN SỸ - BẮC SỸ

                                                        Hà Nội

                                                   Sinh năm: 

                                                  Quê quán :    Hà Nội.

                                   Thuộc dòng họ Lê Vương Hà Nội

      TS.BS Lê Vương Văn Vệ - Chuyên Gia Nam Học & Hiếm Muộn

                       Giám đốc Trung tâm Nam học Hiếm muộn Việt Bỉ

                              Địa chỉ :    23 Nguyễn Văn Trỗi, Hà Nội

                    Điện thoại : 0903 251 961 - ĐT bệnh viện : 0473002268.

 

Còn nhớ, chợt một hôm ông Lê Vương Văn Vệ (hiện là Giám đốc Trung tâm Nam học Hiếm muộn Việt Bỉ, 23 Nguyễn Văn Trỗi, Hà Nội) gọi cho người thực hiện bài này: “Tôi có vụ này, độc đáo và nhân văn vô cùng. Ông về Hà Nội đến gặp tôi ngay. Tôi đã lấy tinh trùng từ một tử thi thiệt mạng sau tai nạn tàu hỏa ở Hà Nội, trữ đông 3 năm, rồi cấy vào cơ thể vợ của anh ta. Bây giờ hai đứa trẻ đã ra đời”.  

Khi thông tin đầu tiên được tung ra, chưa bao giờ BV của ông Giám đốc Vệ lại đông giới báo chí và truyền hình đến thế. Có được thành công đó, ông Vệ và cộng sự phải mày mò tâm huyết đến 20 năm ròng. Một đời đi theo con đường “độc đạo” với các câu chuyện mà chúng tôi vẫn hay đùa là “nằm ở vùng dưới rốn” (nghiên cứu về sức khỏe tình dục, vấn đề nam học và nghìn lẻ một vấn đề hiếm muộn cùng bệnh lý khác) của TS. Vệ thấm đẫm các giá trị nhân văn vì cộng đồng.

Bế các cháu ra, tôi như “anh nông dân vừa cày xong thửa ruộng!”

Lý do tại sao ông lại nghĩ ra việc lấy tinh trùng của người đã chết để trữ đông ở âm (-) 196 độ rồi vài năm sau đem cấy vào cơ thể vợ anh ta để... hai đứa trẻ cùng lúc ra đời.

Được biết, đây là “sự kiện” lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, cũng còn hiếm trên thế giới?

 

- Để làm được việc đó, tôi đã ấp ủ nghiên cứu cách đây lâu lắm rồi. Khi đã hòm hòm tư liệu, thì 20 năm trước, khi còn ngồi một mình ở trong phòng giao ban của Khoa Tiết niệu Bệnh viện Việt Đức, tôi trầm ngâm suy nghĩ: Không biết là, người chết rồi thì tinh trùng của họ còn sống hay không? Và sau đó, khoảng 10 năm trước, tôi trả đã lời được: Tinh trùng người chết ở ngoài môi trường bình thường vẫn sống, nhưng ở người chết khi bị tai nạn tàu hỏa như chúng tôi vừa làm, thì đầy thách thức. Tôi đã vào cuộc nghiên cứu, để cắt lấy tinh hoàn của tử thi ra, lấy tinh trùng đem lưu trữ. 3 năm sau, vừa đoạn tang chồng, chúng tôi đã cấy tinh trùng vào cơ thể người vợ góa ấy.

 

Có yếu tố may mắn trong khoa học ở đây không, thưa ông?

 

- Thực ra làm xong vấn đề này chúng tôi thấy mình vừa giải quyết xong một món nợ khoa học. Sau khi làm xong quy trình đó thì xét nghiệm AND để chứng minh các cháu được sinh ra từ đúng ông bố đã khuất kia ra làm sao. Chúng tôi có ý tưởng là sau này nhận làm cha đỡ đầu góp phần nuôi dưỡng các cháu. Đôi lúc ngồi ngẫm nghĩ lại, tôi cũng không biết tại sao mình lại làm được một việc như thế. Chắc là có cả yếu tố giống như là số phận, là duyên trời nữa.

Trường hợp này rất đặc biệt ở chỗ, tinh trùng đã lấy, đã đông lạnh rồi, 3 năm sau chuẩn bị cấy vào cơ thể mẹ cháu thì chúng tôi đưa ra kiểm tra thấy tinh trùng vẫn sống

bình thường. Tuy nhiên, khi làm xong thì cô ấy lại bị quá kích buồng trứng, bụng to lên, nhiều dịch trong bụng và chúng tôi phải đông phôi lại. Tức là “hai đứa bé” này được đông phôi lại một lần sau thời gian 3 năm tinh trùng đông lạnh ở nhiệt độ -196. Như vậy có thể nói, chúng tôi rất may mắn ở chỗ là làm một lần thôi mà “thí nghiệm” thành công được ngay cả đông tinh trùng rồi đông phôi. Bởi khi đó, đông tinh trùng, đông phôi cũng chưa được phổ biến như bây giờ.

 

Nhưng dẫu thế nào thì hai bên cũng cần cảm ơn Trời Đất, có một cái duyên gặp gỡ mang tính khoa học giữa ông và gia đình ấy?

 

Câu chuyện rất ly kỳ. Ban đầu tôi nghĩ cô ấy cũng là bệnh nhân bình thường, tôi chưa bao giờ nói nói chuyện gì ngoài một hai câu về công việc cụ thể nào đó. Sau này cô ấy sinh em bé rồi, bạn đem chuyện đó đăng báo thì tôi mới biết là cô ấy là một tiến sĩ được đào tạo ở Pháp về và mới chỉ 27 tuổi. Cô đang là giảng viên ĐH Bách khoa, HN. Sau này cô còn kể, cô đã đọc những những tiểu thuyết viễn tưởng và đã gọi ra nước ngoài, nhờ bạn bè đi tìm nhiều nơi xem có nơi nào để trữ tinh trùng không. Nhưng có điều kỳ lạ, không biết thế nào, khi tìm không được, cô ta mới đi cái xe máy cùng với một người bạn, húc vào một đống đất, cái xe đổ ra, cô ta mới ngước lên nhìn thấy cái biển Bệnh viện chuyên khoa Nam học do tôi làm Giám đốc. Thế là họ điện cho 1080 và họ cho số của tôi. Lúc đó tôi đang đi lững thững dọc sông Kim Ngưu, cú điện họ gọi cho tôi rất dồn dập các thắc mắc: “Chồng cháu chết rồi sau có giữ tinh trùng để đẻ được không”, tôi trả lời ngay, “điều đó có thể”. Rất may mắn chúng tôi xuống và lấy được tinh hoàn thì người ấy đã chết trước đó độ 5 tiếng rồi, về làm các thủ tục lưu trữ nữa là mất độ 6 tiếng. Thế mà vẫn tốt. Khi cháu bé ra đời, đẻ ở BV Phụ sản Trung ương, tôi mới điện cho Giáo sư Quyết, bấy giờ là Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương là muốn anh ấy mổ lấy hai cháu bé ra. Hôm sau tôi đến, anh ấy cũng nói: Đây là một trường hợp hy hữu, ta cứ đem xét nghiệm AND đây để tránh thị phi. Chúng tôi cũng làm AND chuẩn xong một thời gian sau chúng tôi mới công bố. Còn hôm sau, khi bế cháu bé lên tay thì tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng, trong người cảm giác giống như một “anh nông dân khi cày xong thửa ruộng” ấy.

Nhờ công an đi tìm bệnh nhân về để tiếp tục chữa trị!

Nghe nói, ngoài công trình này, hơn 20 năm qua ông còn có công trình rất “thú vị” khác?

  • Có một trường hợp xuất tinh ngược hoàn toàn, anh bộ đội này không muốn lấy vợ vì biết mình không thể xuất tinh. Chúng tôi lấy tinh trùng của anh ta và bơm một lần duy nhất vào cơ thể vợ anh ta, thành công luôn. Hiện nay tôi còn giữ tập bệnh án ấy. Cô vợ tốt nghiệp Học viện Báo chí. Chúng tôi thậm chí lấy tinh trùng từ nước tiểu, lọc rồi bơm cho cô vợ một lần đẻ được con trai, thì lúc đó hào hứng lắm, hăng hái, thích thú lắm, đang còn trẻ mà. Ví dụ khác, trường hợp của cậu vận động viên bị liệt hai hai chi dưới, có rất nhiều thành tích đang thi đấu ở trong nước và quốc tế. Lúc chúng tôi chưa nghiên cứu thành công, khoa học chưa cho phép làm để giúp anh ta có con, anh ta buồn lắm. Lần nào cũng thất bại. Mỗi lần đi thi đấu về, anh ta đều khoe huy chương và tặng tôi những chai rượu nhỏ làm kỷ niệm. Anh ta kỳ vọng ở tôi lắm. Bởi anh ta khát khao có con.

 

Dù thất bại nhiều, song, sau khi khám xét nghiệm lâm sàng về nội tiết tố sinh dục, thì tôi nghĩ là kiểu gì mình cũng làm được cái vụ khó của anh này. Vì tôi nghĩ, dù thế nào thì tinh hoàn của anh vẫn sản xuất tinh trùng, trong khi anh ta bị liệt hoàn toàn cả chi và bộ phận sinh dục, không thể “quan hệ”. Mãi sau này, sau khi thành lập bệnh viện tư nhân xong, tôi đã cho nhân viên đi tìm anh ta, mời anh ta đến tận nơi để làm. Nhưng nhân viên đi tìm không được. Tôi bảo tìm những người thế này, tôi bảo qua chỗ ủy ban, chỗ công an tìm, người ta sẽ giúp mình. Thế là tìm được. Sau đó mời anh ta đến và chúng tôi đã làm thành công.

 

Ông là người rất rất sớm đưa ra mô hình điều trị nam học và hiếm muộn ở Việt Nam, lúc đầu nhiều người ngạc nhiên và phản đối kịch liệt, bây giờ mô hình đó thành công và được nhân rộng rồi, ông nghĩ gì?

 

  • Vào những thời điểm có tính quyết định trong nghiên cứu khoa học, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Mọi thứ nó cũng vô cùng tận lắm, đi một cái mới, trong khoa học thì có thể phát triển theo hai hướng: đi theo phương pháp cũ thì bao giờ cũng nhanh đến. Còn đi theo cái mới thì có thể thất bại mà thất bại thì nhiều hơn thành công. Đã thành công thì mở ra một bước ngoặt, một trang mới đẹp hơn. Tôi đi làm ngành này, sau này tôi đưa ra một mô hình nam học hiếm muộn và lúc ấy các cụm từ nghe còn hơi lắm. Sau này đến năm 2015 thì Chính phủ, Bộ Y tế công nhận mô hình đó. Hiện nay mô hình bệnh

viện nam học hiếm muộn có thể làm được ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ..., khiến tôi rất mừng.

 

Ông có biết tại sao số người hiếm muộn ở Việt Nam lại tăng liên tục và ngày càng dính nhiều “ca” khó chữa như vậy không?

 

     Lượng bệnh nhân tăng lên nó có vài lý do: Sự hiểu biết của con người, người ta biết rằng, hiếm muộn cần điều trị ở đâu thì người ta đến. Theo một nghiên cứu một đề tài nhà nước của Bệnh viện Phụ sản Trung ương mà một Thứ trưởng Bộ Y tế chủ nhiệm đề tài, đã công bố: Ở Việt Nam, khoảng độ 7 - 10% số người trong độ tuổi sinh nở là vô sinh. Bệnh viện Từ Dũ trước đây cũng công bố một đề tài như thế. Hơn 90 triệu dân Việt Nam, có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn. Chỉ cần 1/10 số người đi khám thôi là chúng ta đã có khoảng 10 vạn cặp hiếm muộn đi khám, tức là chia cho 10 tháng, mỗi tháng có 1 vạn cặp, chia ra cảm giác rất nhiều. Lý do nữa là dân số tăng lên, vấn đề tài chính cho phép, nhiều cặp vợ chồng đã có điều kiện để đi khám. Hoặc là mai kia nhà nước tài trợ bảo hiểm y tế về vấn đề vô sinh, cũng như ung thư chẳng hạn, suy thận chẳng hạn thì số người đi khám chữa còn nhiều hơn. Tôi mong rằng, bảo hiểm y tế cũng phải nghiên cứu vấn đề này để giảm gánh nặng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

 

Điều gì ông tâm đắc nhất trong công việc này?

 

  • Sinh ra mỗi người mỗi nghề. Tôi là bác sĩ chuyên ngành nam học hiếm muộn, mọi thứ rất giản dị. Hồi trẻ mà làm được một việc nào đó thì thấy thích lắm, sung sướng

 

lắm, hạnh phúc nữa, bây giờ có lẽ đầu óc nó trơ già rồi, không cảm giác gì nhiều nữa. Nhưng, lắm lúc, tôi cứ ngồi ngẫm nghĩ lại, không biết tại sao mình làm được những việc được đánh giá cao đó. Chúng tôi mang đến hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn ngỡ như không thể có con. Chúng ta cứ tưởng tượng rằng, một xã hội không sinh sản thì sẽ như thế nào. Nhưng khi đã có con rồi, đầy đủ ước mơ, còn chưa có con thì có mỗi ước mơ là có con thôi. Tôi nghĩ hạnh phúc của người bệnh là hạnh phúc của mình. Bệnh nhân mừng một thì chúng tôi mừng mười. Mừng vì thành công của họ mà chúng tôi cũng mừng vì mình đã đưa lại được hạnh phúc cho người khác. 

 

5.Vương Bùi Việt– Tiến sỹ

 

                                                 VƯƠNG BÙI VIỆT

                                                             TIẾN SỸ

                                     Hương Ngãi - Thạch Thất – Hà Nội

                                                   Sinh năm 1993

                    Quê quán: Hương Ngãi - Thạch Thất – Hà Nội

                    Thuộc dòng họ Vương Hương Ngãi - Thạch Thất – Hà Nội

 

 

                Đơn vị công tác : Công ty cổ phần 269

                Địa chỉ: Số 430, Vạn phúc – Hà Nội – Điện thoại : 0986 050 000

 

 

III. HẢI DƯƠNG

  1. Vương Ngọc Quyền – Giáo sư – Tiến sỹ

 

                                           VƯƠNG NGỌC QUYỀN

                                     GIÁO SƯ – TIẾN SỸ TOÁN HỌC

                                      Khuê Liễu, Tan Hưng, Hải Dương

                                                   Sinh năm 1977

                   Quê quán: Khuê Liễu, Tan Hưng, Hải Dương

                    Thuộc dòng họ Vương Khuê Liễu, Tan Hưng, Hải Dương

                Tôt nghiệp Tiến sỹ Toán học năm 2002 tại Cộng hòa Dân chủ Đức

  1. Vương Đức Phổ – Tiến sỹ

 

                                           VƯƠNG ĐỨC PHỔ

                                 TIẾN SỸ NGÀNH KINH TẾ HỌC

                                      Tân Trường, Cẩm Giàng, Hải Dương

                                                   Sinh năm 1962

                   Quê quán: , Tân Trường, Cẩm Giàng Hải Dương

                    Thuộc dòng họ Vương Tân Trường, Cẩm Giàng,  Hải Dương

                    Tôt nghiệp Tiến sỹ tháng 7 năm 1999 .

 

  1. HƯNG YÊN
  2. Vương Văn Thanh - Giáo sư – Tiến sỹ

 

           VƯƠNG VĂN THANH

                                                              GIẢNG VIÊN

                              Bộ môn Cơ sở Thiết kế máy & Robot- Viện Cơ khí D3-305

                                                              Sinh năm : 1982

                     Quê quán: Xã Phan Đình Phùng, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hừng Yên

       Thuộc dòng họ Vương Xã Phan Đình Phùng, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hừng Yên                      Hướng dẫn nghiên cứu / Research Intere

E-mail: [email protected]

Điện thoại: 04.38.680101       0947.288.086

Địa chỉ :   Phòng 305 – D3 - Đại học Bách khoa Hà Nội

Chức vụ: Giảng viên

Các môn giảng dạy:

-        Chi tiết máy

-        Cơ sở Thiết kế máy

-        Cơ học phá hủy

-        Đồ án Chi tiết máy

-        Đồ án Cơ điện tử

-        TN Chi tiết máy

-        TN Nguyên Lý Máy

Hướng nghiên cứu:

-        Cơ học phá hủy.

-        Tính toán phần tử hữu hạn bằng ABAQUS.

-        Mô phỏng động lực học phân tử (Molecular Dynamics).

-        Mô phỏng Nguyên lý đầu (Ab Initio).

-        Thiết kế máy.

-        Thiết kế hệ thống Cơ điện tử.

Hướng nghiên cứu / Research Interest:

* Nghiên cứu cơ bản

-  Cơ học phá hủy

-  Tiêu chuẩn phá hủy ở kích thước cỡ nano mét

-  Tính toán phần tử hữu hạn bằng ABAQUS

-  Tính toán, mô phỏng động lực học phân tử (Molecular Dynamics)

-  Tính toán, mô phỏng Nguyên lý đầu (Ab Initio)

* Nghiên cứu ứng dụng

-  Thiết kế, chế tạo máy.

- Thiết kế, chế tạo và lắp đặt các hệ thống Cơ điện tử.

- Thiết kế khuôn, sản phẩm Cao su định hình, chịu dầu, hóa chất và nhiệt độ cao.

- Gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí, bơm dầu thủy lực, bơm cao áp.

Quá trình Đào tạo / Education:

-   Kỹ sư Cơ tin kỹ thuật - 2005: ĐH Bách khoa Hà Nội

-   Thạc sỹ Cơ học kỹ thuật- 2007: ĐH Bách khoa Hà nội

-   Tiến sĩ Cơ học- 2015: ĐH Bách khoa Hà nội

 Kinh nghiệm: (nghiên cứu khoa học và công tác) / Experiences          

* Nghiên cứu: 

-   Thành viên chủ chốt đề tài Nghiên cứu khoa học cơ bản (NAFOSTED), Mô phỏng ứng xử cơ học của tấm mỏng kích cỡ na nô mét, 2014.

-   Nghiên cứu sinh của đề tài Nghiên cứu khoa học cơ bản (NAFOSTED), Xác định độ bền bắt đầu nứt của bề mặt chung giữa các lớp vật liệu có chiều dày nanô mét, nghiệm thu 2012. 

-   Nghiên cứu sinh của đề tài Nghiên cứu khoa học cơ bản (NAFOSTED), Dự báo sự phát triển vết nứt dọc theo bề mặt chung giữa các lớp vật liệu có chiều dày nanô mét dưới tác dụng của tải trọng có chu kỳ bằng phương pháp mô phỏng, nghiệm thu 2015.

-    Chủ nhiệm đề tài cấp trường, 2012, Nghiên cứu chỉ tiêu phá hủy của bề mặt chung giữa các lớp vật liệu có chiều dày nanô mét trong các thiết bị vi cơ điện tử, Trường ĐHBK Hà Nội

- Thành viên nhóm Nghiên cứu khoa học trẻ - TEAMS- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Thiết kế khuôn, sản phẩm Cao su định hình, chịu dầu, hóa chất, nhiệt độ. 

- Thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí, cơ điện tử. 

- Gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí, bơm dầu thủy lực, bơm cao áp

Các công trình đã công bố: 

  1. Do Van Truong, Takayuki Kitamura, Vuong Van Thanh (2010). Crack initiation strength of an interface between a submicron-thick film and a substrate, Materials and Design 31, pp.1450-1456.
  2. Van Truong Do, Hiroyuki Hirakata, Takayuki Kitamura, Vuong,Van Thanh Van Lich Le (2012). Evaluation of interfacial toughness curve of bimaterial in submicron scale. International Journal of Solids and Structures, 49, pp.1676–1684. 3. Do Van Truong, Vuong Van Thanh, H. Hirakata, T. Kitamura (2015). Interfacial fatigue fracture criterion of bimaterial in submicron scale. Microelectronic Engineering 140 (2015) 23-28.
  3. Nguyen Tuan Hung, Do Van Truong, Vuong Van Thanh,Riichiro Saito (2016). Intrinsic strength and failure behaviors of untra-small single- walled carbon nanotubes. Computational Materials Science, Volume 114, pp. 167-171. 
  4. Vuong Van Thanh,Nguyen Tuan Hung, Do Van Truong, (2018). Charge-induced electromechanical actuation of Mo- and W-dichalcogenide monolayers. RSC Adv., 2018,8, 38667-38672 

Tạp chí trong nước:

  1. Nguyen Hong Thai, Nguyen Tien Dung, Vuong Van Thanh(2006). Software Proposed for Kinematical simulation of Root’s Pump. Journal of science and Technology, Hanoi, No.55, pp. 53-56.
  2.  Vương Văn Thanh, Đỗ Văn Trường (2010). Xác định luật tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung  giữa hai lớp vật liệu qua thí nghiệm "brazil-nut" kết hợp với phương pháp tính toán số. Tạp chí khoa học và công nghệ, tập 48, số 2A,  pp. 773-779.
  3. Trịnh Đồng Tính, Vương Văn Thanh(2010). Mô phỏng quá trình thay đổi ứng suất và tính toán độ bền mỏi của dầm cầu trục. Journal of Science and Technology- Viện KHCNVN, Số 2A, 48, pp. 765-772.
  4.  Vuong Van Thanh, Do Van Truong (2011). Effect of crack length and Material constants on interface fracture criteria in Mixed-mode Loading. Journal of Science and Technology, No. 83B-2011, pp. 135-140.
  5. Do Van Truong,Vuong Van Thanh(2012). Evaluation of interfacial Toughness function in Mixed mode loading. Vietnam Journal of Mechanics, VAST, Vol. 34, No. 2, pp. 101–112.
  6. Vương Văn Thanh, Đỗ Văn Trường (2013). Mô phỏng sự phát triển của vết nứt bằng phương pháp XFEM. Tạp chí khoa học và Công nghệ, tập 52, số 1A, pp. 60-71.
  7. Trịnh Đồng Tính, Vương Văn Thanh(2014). Optimizing triangular cross section for increasing load capability of I-Beam. Journal of Science and Technology 100 (2014), pp.6-10.

Hội nghị Quốc tế:

13.Do Van Truong, Vuong Van Thanh, Trinh Dong Tinh, (2009). Fracture Toughness of an Interface between a Submicron – Thich Film and a Substrate, The 5th Conference of Asian Consortium on Consortium on Computational Materials Science (ACCMS5), Hanoi, 7-11 September 2009.

  1.  Vuong Van Thanh, Nguyen Chi Hung, Do Van Truong, Akira Sone, Arata Masuda, Daisuke Iba, Takashi Iizuka, Morimasa Nakamura and Ichiro Moriwaki, Dynamic Simulation of the Electro-Mechanical(E/M) Impedance and Its Application to Crack Detection, 9th International Conference on Fracture & Strength of Solids, June 9-13, 2013, Jeju, Korea.
  2. Vuong Van Thanh, Nguyen Tuan Hung, Pham Huu Thang, Dinh The Hung and Do Van Truong (2014), Interface structure and mechanics of Ag/Al multi-layers: an ab initio study. The 3rd International Conference on Engineering Mechanics and Automation- ICEMA3, 10/2014.
  3. Vuong Van Thanh, Do Van Truong, Nguyen Chi Hung (2016), Molecular dynamics simulation of metallic nanowires under uniaxial tensile loading. The 14thJAPAN-VIETNAM JOINT SEMINAR, Hanoi, Vietnam, September 22, 2016.

Hội nghị trong nước:

  1.  Vương Văn Thanh, Đỗ Văn Trường, Nguyễn Tuấn Hưng (2010). Xác định hàm chỉ tiêu phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu ở điều kiện mixed – mode; Hội nghị khoa học toàn quốc. Cơ học Vật rắn biến dạng lần thứ mười, pp. 690-697.
  2.  Vương Văn Thanh, Đỗ Văn Trường, Đỗ Mạnh Hùng (2010). Ảnh hưởng của chiều dài vết nứt và hằng số vật liệu đến chỉ tiêu phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu. Hội nghị khoa học toàn quốc, Cơ học Vật rắn biến dạng lần thứ mười, pp.684-689.
  3. Đỗ Văn Trường, Vũ Văn Tuấn, Vương Văn Thanh(2010). Mô phỏng quá trình tách lớp bên trong giữa hai lớp vật liệu Si/Cu chịu kéo và nén bằng mô hình vùng kết dính. Hội nghị khoa học toàn quốc, Cơ học Vật rắn biến dạng lần thứ mười, pp. 846-853.
  4. Trịnh Đồng Tính, Vương Văn Thanh(2012). Phân tích trạng thái ứng suất biến dạng của khung cabin thang máy bằng phương pháp mô phỏng số. Hội nghị cơ học toàn quốc lần thứ IX, tập 4, pp. 37-45.
  5. Vương Văn Thanh, Trịnh Đồng Tính (2012). Đánh giá ảnh hưởng của sơ đồ tính lên trạng thái ứng suất biến dạng của kết cấu kim loại cầu trục. Hội nghị cơ học toàn quốc lần thứ IX, tập 4, pp. 155-164.
  6. Trịnh Đồng Tính, Vương Văn Thanh(2013). Tối ưu kích thước thép tấm gia cường nâng cao khả năng tải dầm theo I trong cần trục dạng cầu. Hội nghị Khoa học toàn quốc Cơ học vật rắn biến dạng lần thứ XI, pp. 1187-1192.
  7.  Vương Văn Thanh, Đỗ Văn Trường, Takayuki Kitamura (2013). Hàm tiêu chuẩn phá hủy mỏi của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có chiều dày cỡ nanô mét. Hội nghị Khoa học toàn quốc Cơ học vật rắn biến dạng lần thứ XI, pp. 1033-1043.
  8. Trịnh Đồng Tính, Vương Văn Thanh(2014). Tính toán khung cabin thang máy chở người kiểu sàn kép bằng phương pháp số. Hội nghị Cơ học kỹ thuật toàn quốc, tập 1, pp.203-208.
  9. Phạm Hữu Thắng, Vương Văn Thanh, Đỗ Văn Trường (2014). Khảo sát ứng xử cơ học của cáp 1-6 chịu tải trọng dọc trục bằng phương pháp phần tử hữu hạn sử dụng điều kiện biên chu kỳ. Hội nghị Cơ học kỹ thuật toàn quốc, tập 2, pp.385-390.
  10. Vương Văn Thanh, Đỗ Văn Trường (2015). Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các vết nứt đến tiêu chuẩn phá hủy trong kết cấu vật liệu đa lớp nhiều vết nứt. Hội nghị Khoa học toàn quốc Cơ học Vật rắn biến dạng lần thứ XII, tập 2, pp.1263-1269. 
  11. Nguyễn Tuấn Hưng, Vương Văn Thanh, Đỗ Văn Trường, Riichiro Saito (2015). Độ bền cơ học của các ống nano các bon đường kính nhỏ: Sử dụng lý thuyết phiến hàm mật độ. Hội nghị Khoa học toàn quốc Cơ học Vật rắn biến dạng lần thứ XII,tập 1, pp.723-729. 
  12. Vương Văn Thanh, Nguyễn Minh Quân, Phạm Hữu Thắng, Đinh Thế Hưng, Nguyễn Văn Thuận, Đỗ Văn Trường (2015). Khảo sát ảnh hưởng của kích thước hình học màng tới tính chất cơ học của màng áp điện đa lớp ứng dụng trong các thiết bị vi cơ điện tử. Hội nghị Khoa học toàn quốc Cơ học Vật rắn biến dạng lần thứ XII, tập 2, pp.1256-1262.
  13. Phạm Hữu Thắng, Nguyễn Tuấn Hưng, Vương Văn Thanh, Đinh Thế Hưng, Trần Văn Lợi, Đỗ Văn Trường (2015). Khảo sát trường ứng suất kỳ dị xung quanh cạnh tự do của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu Pb(ZrxTiy)O3/Si. Hội nghị Khoa học toàn quốc Cơ học Vật rắn biến dạng lần thứ XII,  tập 2, pp.1318-1324.
  14. Đinh Thế Hưng, Nguyễn Minh Quân, Nguyễn Văn Thuận, Vương Văn Thanh, Đỗ Văn Trường (2015). Tính toán hằng số áp điện, hằng số đàn hổi và hằng số điện môi của Boron Nitơ (BN). Hội nghị  Khoa học toàn quốc Cơ học Vật rắn biến dạng lần thứ XII, tập 1, pp.699-706. 
  15. Vương Văn Thanh, Trần Thế Quang, Nguyễn Tuấn Hưng, Đỗ Văn Trường (2016). Ảnh hưởng của kích thước tiết diện đến tính chất cơ học của sợi nanô kim loại dưới biến dạng kéo dọc trục. Hội nghị Khoa học và Công nghệ về Cơ khí- động lực, tập 2, pp. 327-332.

33.Vương Văn Thanh, Trần Thế Quang, Nguyễn Tuấn Hưng, Đỗ Văn Trường (2016). Ảnh hưởng của tốc độ biến dạng và nhiệt độ đến thuộc tính cơ học của sợi nanô kim loại dưới biến dạng kéo. Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 2 về Cơ học kỹ thuật và tự động hóa, tháng 10, 2016.

34.Trần Ngọc Giang, Nguyễn Văn Thuận, Trần Văn Lợi,Vương Văn Thanh, Đỗ Văn Trường (2016). Ảnh hưởng của sự sắp xếp mạng tinh thể đến tính chất của vật liệu sắt

điện PbZr0.5Ti0.5O3. Hội nghị Khoa học và Công nghệ về Cơ khí- động lực, tập 2, pp. 379-383.

  1. Vương Văn Thanh, Phạm Qúy Đức Thịnh, Trần Ngọc Giang, Trần Thế Quang,  Đỗ Văn Trường, Tính chất cơ học của sợi nano Si/Ge cấu trúc siêu mạng: Nghiên cứu động lực học phân tử, Hội nghị Cơ học toàn quốc lần thứ X,Tập. 3-Cơ học vật rắn-quyển 2,pp.1009-1015, (2017).
  2. Trần Ngọc Giang, Trần Thế Quang, Vương Văn Thanh, Đỗ Văn Trường, Ảnh hưởng của kích thước lỗ đến độ lệch phân cực của vật liệu sắt điện PbTiO3 ở kích thước nano mét, Hội nghị Cơ học toàn quốc lần thứ X,Tập. 3-Cơ học vật rắn-quyển 1, pp. 322-328 , (2017). 

Sách:

 Nguyễn Hồng Thái, Vương Văn Thanh, Đặng Bảo Lâm (2007). Cơ sở lập trình tự động hóa tính toán, thiết kế với VB&VBA trong môi trường CAD. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2007.

    Khen thưởng:

      -     Giải ba Olympic chi tiết máy toàn quốc, 2003.

      -      Giấy khen của Hiệu Trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Sinh viên tham gia  cuộc thi sáng tạo Robocon Việt Nam, 2004

       -      Giải ba Sinh viên nghiên cứu khoa học-Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, 2005.

  • Giấy khen của Hiệu Trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Đã có nhiều đóng góp trong cuộc thi sáng tạo Robocon Việt Nam, 2006. 

  -      Giấy khen của Hiệu Trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Giảng viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải nhất cấp trường, 2007-2008.

  • Học bổng JASSO Scholarships - Nhật Bản, 2012..
  1. Vương Văn Hùng – Giáo sư – Tiến sỹ

 

                                            VƯƠNG HÙNG

                                             GIÁO SƯ – TIẾN SỸ

                                    Thành phố Hưng Yên, Hưng Yên

                                                      Sinh năm:  1962

                              Quê quán :    Thành phố Hưng Yên, Hưng Yên

                      Thuộc dòng họ Vương Thành phố Hưng Yên, Hưng Yên

Địa chỉ: Đường Sơn Nam, Phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, Hưng Yên

Địa chỉ nhà ở : Số nhà 14, Ngõ 192, Đường Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại:  0903 424 218

Gmail: [email protected]

Giáo sư Vương Hùng là giáo sư có tiếng, giàu kinh nghiệm và thực hiện thành công nhiều ca mổ khó. Ông từng cộng tác với những bệnh viện đầu ngành như Bệnh viện Bạch Mai, Y Hà Nội để hội chẩn

                Cố vấn chuyên môn khoa Ngoại - GMHS Bệnh viện Hưng Hà

                 Khoa Ngoại - Gây mê Hồi sức - Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà

                     -    Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà

                        -    Bệnh viện Đa khoa Hưng H

                      -     Ngoại Cơ Xương Khớp

                        -     Ngoại Thần kinh

                        -     Ngoại Tiêu hoá - Gan mật

                        -     Ngoại Tim mạch 

                        -     Ngoại Hô hấp  

                        -     Nhãn khoa      

  

  1. THANH HÓA
  2. Vương Tiến Hòa - Giáo sư – Tiến sỹ -         Nhà Giáo Ưu tú

 

                                                    VƯƠNG TIẾN HÒA

                                   GIÁO SƯ – TIẾN SỸ - NHÀ GIÁO ƯU TÚ

    Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

       Sinh năm 1947

                                                                              

    Quê quán: Làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

   Thuộc dòng họ Vương Làng Cổ Định, xã Tân Ninh

 huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

                   Chuyên gia sản phụ khoa bệnh viện Phụ sản Trung ương

                  Giảng viên cao cấp bộ môn Phụ sản trường đại học Y Hà Nội 

                                    Học hàm, học vị: Giáo sư – Tiến Sy

                    Chuyên gia sản phụ khoa bệnh viện Phụ sản Trung ương

Địa chỉ: Số nhà 2207- Nhà chung cư N10 – Phố Thành Thái – Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy – Hà Nội

Điện thoại:  0913 307 778

Gmail: [email protected]

  Giảng viên cao cấp bộ môn Phụ sản trường đại học Y Hà Nội  Giáo sư – Tiến Sy – bác sỹ Vương Tiến Hòa là người có nhiều năm nghiên cứu, khám chữa bệnh về lĩnh vực sản phụ khoa, vô sinh hiếm muộn. Giáo sư Vương Tiến Hòa là tác giả của nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, các chương trình truyền thông vì sức khỏe. Tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách chuyên ngành sản phụ khoa, nhiều công trình y dược.

Hiện nay, Giáo sư làm việc tại Phòng khám đa khoa Tuyết Thái – 92 Thợ nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bác sĩ Vương Tiến Hòa là tác giả của nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, các chương trình truyền thông vì sức khỏe. Bác còn là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách chuyên ngành sản phụ khoa đã được xuất bản. Ngoài ra, bác còn là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Y Dược.

  • Tốt nghiệp cấp Ba (Trung học phổ thông) Trường Cấp Ba huyện Nông Cống, tình Thanh Hóa 5/1965
  • 1965 – 1971 học Trường Đại học Y Hà Nội
  • Năm 1972 – 1973 Ban B Ban tổ chức Trung ương phục vụ chiến trường B
  • Năm 1974 – 5/1979 : Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội
  • 6/1979 – 7/1983 : Bộ đội – Giảng viên Trường Trung học Quân Y 1, Cục Quân Y, Bộ Quốc phòng
  • 8/1983 – 1977 : Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội
  • 1988 – 1989 : Chuyên gia y Tế nước Cộng hòa nhân dân Công Gô (Brazzavil)
  • 1990 - 2012 : Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội
  • 2017 – nay : Trưởng Bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Kinh doanh – Công nghệ Hà Nội
  • Năm 2006 – nay :Ủy viên Ban chấp hành trung ương Hội Sản Phụ khoa Việt Nam
  • Năm 2010 – nay : Phó Tổng biên tập Tạp chí Sản Phụ khoa Việt Nam

      Qúa trình đào tạo

  • Năm 1971 : Tốt nghiệp hạng ưu giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Đa khoa
  • Năm 1984 : Bác sĩ Chuyên khoa cấp 1 – chuyên ngành Phụ Sản
  • Năm 1990 : Tu nghiệp Sức khỏe sinh sản tại Khoa Y tế Công cộng,Trường Đại học Chulalongkon
  • Năm 1995 : Bác sĩ Chuyên khoa cấp 2 – chuyên ngành Phụ Sản

 

  • Năm 1989 – 2002 : Nghiên cứu sinh khóa 16 Trường Đại học Y Hà Nội
  • Tháng 10 năm 2002: bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ đề tài :

     Nghiên cứu một số yếu tố góp phần chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung

     tại Trường Đại học Y Hà Nội được Hội đồng xếp loại Xuất sắc

  • Tháng 3 năm 2003: nhận học vị Tiến sĩ y học Trường Đại học Y Hà Nội
  • Năm 2004: tu nghiệp Bác sĩ Gia đình tại Trung tâm y học gia đình thuộc Trung tâm y học Boston, bang Massachusettes, Hoa Kỳ
  • Năm 2006: Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước công nhận học hàm PGS và Trường Đại học Y Hà Nội bổ nhiệm Giáo sư chuyên ngành Sản Phụ khoa
  • 2008: được nhà nước vinh danh Nhà giáo ưu tú
  • 2014 : Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn Giáo sư
  • 2015: Trường Đại học Y Hà Nội bổ nhiệm Giáo sư chuyên ngành Sản Phụ khoa
  • Giảng viên cao cấp Trường đại học Y Hà Nội,
  • Giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh doanh – Công nghệ Hà Nội
  • Chuyên gia cao cấp chuyên ngành Sản Phụ khoa bệnh viện Phụ sản Trung ương
  • Chuyên gia cao cấp chuyên ngành Sản Phụ khoa – Bộ Y tế
  • Chuyên gia cao cấp chuyên ngành Sản Phụ khoa Quỹ UNFPA, Pathfider, Quỹ Nhi đồng Anh (SAVE children), Plan National Việt Nam, UNICEP, Đài truyền hình Việt Nam
  • Giảng viên thỉnh giảng các trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, Đại học Y - Dược Hải Phòng, Đại học Y - Dược Thái Bình, Đại học Y - Dược Huế, Đại học
  • Y - Dược Cần Thơ, Đại học Quốc tế Sài Gòn, Đại học Thành Đô, Đại học y tế Công cộng Hà Nội
  • Hiện tại là Chuyên gia cao cấp chuyên ngành Sản Phụ khoa bệnh viện Phụ sản Trung ương làm việc tại Phòng khám 56 Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

       Đã hướng dẫn thành công:

- 05 Nghiên cứu sinh bảo

- 35 Bác sĩ chuyên khoa II

- 10 Học viên cao học

- 08 sinh viên

      Biên soạn sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản:

- Sách chuyên khảo: chủ biên 02

- Sách hướng dẫn, tham khảo05

- Tham gia biên soạn 15 giáo trình;

- tham gia biên soạn 10 sách khác .

Chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu:

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: chủ nhiệm 03

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ 02

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước:  tham gia  01đề tài;

- Bài báo khoa học đã được công bố: gần 100 bài báo

   Khen thưởng

- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 9 năm liền (2002 - 2011)  của Trường ĐHY Hà Nội.

- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (2011) 218/QĐ, ngày 16/02/ 201

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế (2006),  Quyết định số : 2716/BYT-QĐ, ngày  /07/2007.

   - Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế (2011),  Quyết định số : 5010/BYT-QĐ, ngày  30/12/2011. 

  - Chiến sĩ thi đua cấp Bộ (Bộ Y tế), năm 2007, Quyết định số 2335/QĐ-BYT, ngày 30/06/2008.

  -  Nhà giáo ưu tú, Quyết định số:  1642/QĐ-CTN, ngày 17/11/2008

  -  Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Quyết định số 3668/QĐ, ngày 30/06/2004.

- Huy chương Vì sức khoẻ nhân dân của Bộ Y tế, Quyết định số 2264/BYT-QĐ, ngày 30/06/2004.

 - Huy chương Vì sự nghiệp tiến bộ phụ nữ của Hội Liờn hiệp Phụ nữ Việt Nam, Quyết định số: 016/QĐ-ĐCT, ngày 01/10/2003.

  -  Kỷ niệm chương Vì thế hệ trẻ của Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản Việt Nam, Quyết định số: 267/NQTWĐTN, ngày 28/02/2008.

 -  Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp truyền hình Việt Nam của Đài Truyền Hỡnh Việt Nam, Quyết định số 980/QĐ- THVN, ngày 12/08/2009

 - Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp dân số, Quyết định 1717/QĐ-BYT ngày 21 tháng 5 năm

2010

 

  1. Vương Huy Minh – Tiến sỹ

 

                                                  VƯƠNG HUY MINH

                                                    TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP

                                         Quảng Văn, Quảng Xương, Thanh Hóa

                                                 Sinh ngày 29 tháng 12 năm 1969

              Quê quán: Văn Nham, Xã Quảng Văn, Huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa

 Thuộc dòng họ Vương Huy tại Làng Văn Nham, Xã Quảng Văn, Huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa

         Chổ ở hiện nay: Thị trấn Phùng, Huyện Đan Phượng, TP Hà Nội

 

             Điện thoại: 0912020472; email: [email protected]

                                           Trình độ đào tạo: Tiến sĩ Nông nghiệp

                  Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô

                                       Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

 Hoạt động chuyên môn: Là TS khoa học nông nghiệp với chuyên môn chính là nghiên cứu chọn tạo các giống ngô phục vụ sản xuất nông nghiệp trong cả nước. Đã tham gia nhiều đề tài khoa học các cấp, góp phần chọn tạo thành công nhiều giống ngô lai có năng suất và chất lượng cao; là đồng tác giả của các giống ngô lai LVN12, LVN17, LVN4, HT119, VN116, NL5, NL9,…Thành công của chương trình chọn tạo giống ngô lai góp phần rất lớn vào sự phát triển của sản xuất ngô Việt Nam. Với thành tích chung đó, Viện Nghiên cứu Ngô đã được nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (năm 2005) và nhiều phần thưởng cao quý khác. Bản thân TS Vưng Huy Minh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được thưởng nhiều bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thủ tướng Chính phủ và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

  1. Vương Mạnh Hùng – Tiến sỹ

                                           VƯƠNG MẠNH HÙNG

                     THƯỢNG TÁ - TIẾN SỸ CÔNG AN NHÂN DÂN                                                                  

                                 Cổ Định, Tân Ninh, Triệu Sơn, Thanh Hóa

                                                        Sinh năm 19

                   Quê quán: Cổ Định, Tân Ninh, Triệu Sơn, Thanh Hóa

                   Thuộc dòng họ Vương Cổ Định, Tân Ninh, Triệu Sơn, Thanh Hóa

                   Chỗ ở hiện nay: .............................................................................

                   Cấp bậc:    Thượng tá

                   Chức vụ:....................................................................................

                   Tiến Sỹ : Tốt nghiệp năm ................ tại........................................

                   Đơn vị công tác:   Học Viện Cảnh sát  -  Bộ Công an

             Điện Thoại : 0968 689 199   -   Gmail:    [email protected]

             Qúa trình công tác:..........................................................................

             Thành tích khen Thưởng:.............................................................. 

 

 

  1. NGHỆ AN
  2. Vương Đình Huệ - Giáo sư – Tiến sỹ - UVBCT – PTT Chính phủ

 

                                                 VƯƠNG ĐÌNH HUỆ

                                                 GIÁO SƯ – TIẾN SỸ

            UỶ VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ - PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

                        Ông Vương Đình Huệ sinh ngày 11 tháng 7 năm 1957

                 Tại xóm Xuân Lộc, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

                     Thuộc dòng họ Vương Đình Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An

Vương Đình Huệ, là một chính trị gia, ông hiện là Uỷ viên Bộ chính tri, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực thuộc khối kinh tế tổng hợp, bao gồm: Kế hoạch tài chính, giá cả, tiền tệ ngân hàng, thị trường chứng khoán, các nguồn đầu tư tài chính, Dự báo chính sách điều hành kinh tế vĩ mô. Ông là Đại biểu Quốc hội khoá XIV nhiệm kỳ 2016 – 2021, thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh. Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá XIII. Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII. Nguyên trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước.

Vợ ông là bà Nguyễn Vân Chi, sinh năm 1966, quê quán Nam Đàn, Nghệ An, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Paraha – Cộng hoà Czech, chuyên ngành Kinh tế ngoại thương, hiện là uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Việt Nam Khoá XIV nhiệm kỳ 2016 – 2021, nguyên Vụ Trưởng Vụ Chính sách thuế, Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính.

Cha ông là Vương Đình Sâm, làm cán bộ Công An, sau đó làm Bưu chính xã Nghi Xuân, mẹ ông là bà Võ thị Cầm, sinh năm 1922, làm Đội trưởng đội bốc xếp Hồng Lam, rồi làm Ban Chấp hành Phụ nữ Xã Nghi Xuân. Cha mẹ ông sinh được 8 người con, người con trai thứ hai là Vương Đình Ngọc liệt sỹ chống Mỹ, hy sinh năm 1973. Cha ông bị thương nặng ở cánh tay do trúng bom của quân đội Hoa Kỳ, sau đó qua đời vì lâm bệnh nặng. Mẹ ông bà Võ Thị Cầm phải một mình nuôi 8 người con ăn học, khôn lớn, cuộc sống vô cùng cơ cực, vất vả.

 Ông Vương Đình Huệ từ nhỏ rất giỏi cờ tướng, ham đọc sách văn học và toán học.

Năm 1974, ông học lớp 10C Trường cấp ba Nghi Lộc 1, do Cô giáo Ngô Mai Sừ làm Chủ nhiệm. Ông học giỏi nổi tiếng không chỉ ở huyện mà cả tỉnh Nghệ An, và được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Ông vùa giỏi toán lại biết làm thơ.

Từ tháng 9 năm 1997 – 1985, Ông là Sinh viên Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội (Nay là Học viện Tài chính) Uỷ viên Ban Thường vụ Đoàn trường.

Năm 1985 – 1986, Học viện khoa Châu Âu, lớp tiếng Tiệp, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.

Năm 1986 – 1990, Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Bratislava, Cộng hoà Slovakia, Đơn vị trưởng lưu học sinh, Trưởng Thành hội lưu học sinh Việt Nam tại Bratislava.

Ông được Nhà nước cấp Bằng Tiến sỹ kinh tế và học hàm Giáo Sư.

Giáo sư, Tiến sỹ kinh tế Vương Đình Huệ, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 9 tháng 3 năm 1984

 Năm 1991 – 1992, Giảng viên khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội (Nay là Học viện Tài chính)Tháng 10 năm 1992 đến tháng 5 năm 1993, Phó trưởng khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà NộiTháng 6 năm 1993  - tháng 2 năm 1999, Quyền Trưởng  khoa, rồi trưởng khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội.Tháng 3 năm 1999 đến tháng 6 năm 2001 Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội

Tháng 7 năm 2001 đến tháng 7 năm 2006, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Tổng Kiểm toán Nhà Nước. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, ông

được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Bí thư Đảng uỷ cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ khối cơ quan Kinh tế Trung ương.

Tháng 7 năm 2006, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bí thư Đảng uỷ cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Khoá XIII.

Tại kỳ họp thứ Nhất Quốc hội Khoá XIII, ngày 3 tháng 8 năm 2001 được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính

Ngày 28 tháng 12 năm 2012, được Bộ Chính trị phân công giữ chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Ngày 23 tháng 5 năm 2013, Kỳ họp thứ 5 Quốc họi Khoá XIII đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Vương Đình Huệ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Hội nghị lần thứ Nhất Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá XII, Ông được bầu vào Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 9 tháng 4 nặm 2016, ông được bầu Phó Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Ông được Bộ Chính tri phân công làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bô,

Tháng 1 năm 2016, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Tháng 4 năm 2016 đến nay, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Đại biểu Quốc Hội Khoá XIV.

Bộ Chính trị vừa có quyết định phân công ông Vương Đình Huệ, ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội thay ông Hoàng Trung Hải.

 

Ông Vương Đình Huệ khởi đầu là giảng viên Trường ĐH Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính) từ tháng 9/1979.

Giai đoạn 1985-1986, ông là học viên khoa Châu Âu, lớp tiếng Tiệp, ĐH Ngoại ngữ Hà Nội.

Năm 1986-1990, ông là nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia; Bí thư chi bộ, đơn vị trưởng lưu học sinh và sau đó là Trưởng thành hội lưu học sinh Việt Nam tại Bratislava.

Năm 1991, ông trở về, tiếp tục làm giảng viên Khoa Kế toán, ĐH Tài chính - Kế toán Hà Nội.
Tháng 10/1992 - 4/1994, ông làm Phó trưởng khoa Kế toán, rồi quyền Trưởng khoa Kế toán, ĐH Tài chính - Kế toán Hà Nội.

Ông làm Trưởng khoa Kế toán, đảng ủy viên Đảng bộ ĐH Tài chính - Kế toán Hà Nội từ tháng 5/1994 - 2/1999.

Đến tháng 3/1999, ông làm Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, đảng ủy viên Đảng bộ ĐH Tài chính - Kế toán Hà Nội cho đến tháng 6/2001.

Từ 7/2001, ông rời giảng đường đại học để giữ chức Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Đảng ủy viên Đảng bộ khối kinh tế TƯ trong gần 5 năm.

Tại Đại hội lần thứ 10 của Đảng vào tháng 4/2006, ông được bầu vào Ban chấp hành TƯ.

Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bí thư Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước, Bí thư Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước từ tháng 7/2006 - 8/2011.

Tại Đại hội lần thứ 11 của Đảng vào tháng 1/2011, ông Vương Đình Huệ được bầu vào Ban chấp hành TƯ Đảng. Sau đó ông trúng cử ĐBQH khoá 13.

Kỳ họp thứ 1, QH khóa 13 (tháng 7, 8/2011), ông được QH phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính.

Ngày 28/12/2012, ông Vương Đình Huệ được Bộ Chính trị phân công giữ chức Trưởng ban Kinh tế TƯ ngay khi ban này được tái lập.

Tại Đại hội lần thứ 12 của Đảng vào tháng 1/2016, ông được bầu vào Ban chấp hành TƯ Đảng và được TƯ bầu vào Bộ Chính trị.

Ba tháng sau, ông Vương Đình Huệ được QH phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Chính phủ vào tháng 4/2016.

Tháng 5/2016, ông trúng cử vào ĐBQH khóa 14 đoàn Hà Tĩnh với số phiếu 95,32%.

 

Trong gần 4 năm giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Vương Đình Huệ được phân công giúp Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực liên quan đến kế hoạch; tài chính, giá cả; tiền tệ, ngân hàng; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô; chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội…

Một trong những điểm sáng từ đầu nhiệm kỳ đến nay là nỗ lực kiềm chế lạm phát của Chính phủ, trong đó không thể không nhắc đến vai trò điều hành của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Liên tục 4 năm, lạm phát được kiềm chế, chỉ số CPI luôn ở mức thấp hơn chỉ tiêu QH giao.

Với vai trò Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ liên tục xuống địa phương, cơ sở chỉ đạo, đốc thúc thực hiện. Hình ảnh, ông Vương Đình Huệ đến thăm hỏi, động viên bà con làm ăn với những mô hình kinh tế mới, những tổ hợp tác xã kiểu mẫu ở những vùng miền núi xa xôi đã trở nên quen thuộc.

Chính vì vậy cái tên “ông nông thôn mới” được chính quyền và người dân các địa phương mến mộ dành cho Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt đó đã góp phần đưa chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 đạt và vượt các mục tiêu đề ra trước gần 2 năm. Đồng thời kéo nợ đọng xây dựng nông thôn mới giảm 96% sau hơn 3 năm bằng giải pháp cho phép các xã sử dụng 8% tiền thu từ thuế sử dụng đất để trả nợ đọng cho các nhà đầu tư.

Trong công tác giảm nghèo bền vững, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với tư cách là Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia đã đề xuất phối hợp với UB Trung ương MTTQ Việt Nam khởi động lại Chương trình "Ngày vì người nghèo", tổ chức vào ngày 17/10 hàng năm, cũng là ngày vì người nghèo Việt Nam. 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ còn là người chủ công giúp Ban cán sự Đảng Chính phủ xây dựng và trình TƯ 3 đề án quan trọng: Cải cách tiền lương, Cải cách BHXH, đổi mới hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập (vốn đã được TƯ cho ý kiến qua 3 khoá nhưng chưa được thông qua).

Đó là Nghị quyết 27 TƯ 7 khóa 12 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong DN; Nghị quyết 28 TƯ7 khóa 12 về cải cách chính sách BHXH; Nghị quyết 19 TƯ6 khóa 12 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng được Ban cán sự Đảng Chính phủ giao chủ trì xây dựng Nghị quyết đầu tiên của Đảng (Nghị quyết của Bộ Chính trị) về FDI. 

Ngoài ra, ông Vương Đình Huệ cũng là người đứng ra chỉ đạo quyết liệt xử lý 12 dự án thua lỗ của ngành Công thương. Từ thực trạng các dự án, nhà máy chậm tiến độ, thua lỗ kéo dài, hoạt động cầm chừng thì đến nay đã có 6 dự án, nhà máy hoạt động trở lại và giảm lỗ. Đồng thời, xác định rõ tình trạng của một số dự án khác và đề xuất các hướng xử lý tới cấp có thẩm quyền nhằm tiếp tục triển khai dự án trong thời gian tới.

Với vai trò Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo xây dựng và ban hành Sách trắng DN Việt Nam năm 2019 giúp Đảng, Chính phủ và các địa phương nhìn nhận rõ thực trạng DN Việt Nam để thống nhất các giải pháp phát triển DN tư nhân - được coi là một động lực quan trọng của đất nước trong thời gian tới...

 

  1. Vương Lộc --  Phó Giáo sư

 

                                          VƯƠNG LỘC

                                               PHÓ GIÁO SƯ

                   Trưởng Ban Phương ngôn – Lịch sử Viện ngôn ngữ học

                                    Tên khai sinh Vương Đình Lộc

                            Bút danh: Vương Lộc, Hồng Hà, Việt Tâm

                                   Sinh ngày 30 tháng 12 năm 1930

                           Quê quán: Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

                    Ông thuộc dòng họ Vương Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

                                          Học hàm : Phó Giáo Sư (1984)

                        Địa chỉ :  Số 9 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội

                                            Điện thoại : 024 3674572

                                Gmail: [email protected],vn

      Vương Lộc có kiến thức rất sâu về Phương ngôn – Lịch sử và Hán Nôm, là người có nhân cách và bản lĩnh khoa học, ông đã để lại rất nhiều công trình khoa học có gía trị lớn cho nền khoa học về  Phương ngôn – Lịch sử - Hán Nôm của Việt Nam.

        Sách và các công trình khoa học tiêu biểu của Giáo sư Vương Lộc

  1. Vương Lộc – Âm vận tiếng Hán 1974
  2. Vương Lộc – Coup d’oeil sur I …….1974
  3. Vương Lộc – Điển có văn học 1977
  4. Vương Lộc – Từ điển tiếng Việt phổ thông 1975
  5. Vương Lộc – Khái quát về lịch sử tiếng Việt và ngữ âm tiếng Việt hiện đại.1980
  6. Vương Lộc – Từ điển tiếng Việt (Công trình giả thưởng Nhà nước năm 2005)
  7. Vương Lộc – An Nam dịch ngữ, giớ thiệu và chú giải 2000
  8. Vương Lộc – Quốc âm thi tập phiên âm và chú giải 1995 1997
  9. Vương Lộc – Từ điển từ cổ 2002
  10. Vương Lộc – Từ ngữ lịch sủ, từ ngữ văn thơ Nôm 2005
  11. Vương Lộc – Từ điển chữ Nôm 2006
  12. Vương Lộc – Từ điển bách khoa Việt Nam 1995
  13. Vương Lộc – Từ điển bách khoa Việt Nam 2002
  14. Vương Lộc – Từ điển bách khoa Việt Nam 2003
  15. Vương Lộc – Từ điển bách khoa Việt Nam 2005
  16. Vương Lộc – Bách khoa thư Hà Nội 2010

  Ngoài viết sách và các công trình khoa học, Giáo Sư Vương Lộc còn có 34 bài viết các chuyên đề khoa học về Phương ngôn – Lịch sử và Hán Nôm, và 9 bài viết khác cùng các Giáo sư, Tiến sỹ trong và  nước ngoài .

 

  1. Vương Đình Đước - Phó Giáo sư – Tiến sỹ

 

                                                 VƯƠNG ĐÌNH ĐƯỚC

                                                   PHÓ GIÁO SƯ – TIẾN SỸ

                         VIỆN TRƯỞNG VIỆN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

                                                           Sinh năm 1940

                   Quê quán:  Đông Bích, Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An

                  Thuộc dòng họ Vương Đông Bích, Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An

                   Đơn vị công tác :    Viện tài nguyên môi trường

                   Chức vụ : Viện trưởng

Tốt nghiệp Đại học Thuỷ lợi .Công tác tại Phân viện nghiên cứu Bộ Thuỷ lợi. Trạm trưởng Trạm Nghiên cứu chua phèn Đồng Tháp Mười tại tỉnh Long An.Được cấp bằng Phó Tiến Sĩ với đề tài : Cải tạo chua phèn đồng bằng Nam Bộ năm 1995. Phó giáo sư, Tiến sĩ, Viện trưởng Viện Kỹ thuật tài nguyên Nước và Môi trường.

Tác phẩm : Cải tạo đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. NXB Nông nghiệp,TP.HCM 2006Giải thưởng : “ Đạt danh hiệu Trí thức Việt Nam Sáng tạo và Cống hiến vì đã có thành tích cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trên các lĩnh  vực chuyên môn và hoạt động xã hội ” do Liên hiệp các hội UNE SCO Việt Nam trao tặng ngày 23 tháng 4 năm 2016

 

  1. Vương Đình Minh – Phó Giáo sư – Tiến sỹ

 

                                                 VƯƠNG ĐÌNH MINH

                                                   PHÓ GIÁO SƯ – TIẾN SỸ

                                       Đông Bích, Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An

                                              Sinh ngày 1 tháng 9 năm 1951

                   Quê quán:  Đông Bích, Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An

                  Thuộc dòng họ Vương Đông Bích, Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An

Hiện thường trú tại: Phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

        Sinh tại Đông Bích. Học lớp 1 ở quê rồi theo mẹ ra  Phú Thọ. Học sinh chuyên Toán tỉnh Phú Thọ (1966-1969). Tốt nghiệp khoa Toán, Đại học sư phạm Hà Nội năm 1973. Tiến sĩ Toán học năm 1996. Được phong hàm Phó Giáo sư năm 2002 và NGUT năm 2008. Là cán bộ giảng dạy trường ĐHSP Hà Nội từ năm 1973  đến nay. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành thuộc ĐH sư phạm Hà Nội từ năm 1998 đến 2013. Phó trưởng khoa Toán - Tin ĐHSP Hà Nội từ 1996 đến 1999.

 Huân chương Lao động hạng Ba.

 

  1. Vưng Quốc Thắng - Tiến sỹ

 

                                           VƯƠNG QUỐC THÁNG

                                                                  TIẾN SỸ

                                                   GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM

                                     PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

                                        Đông Bích, Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An

                                                              Sinh năm : 1952

Quê quán :  Đông Bích, Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An

Thuộc dòng họ Vương Đình Đông Bích, Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An

Đơn vị công tác:  Trung tâm phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội

Chức vụ : Giám đốc  

  1. Vương Bình Dương - Tiến sỹ

 

                                               VƯƠNG BÌNH DƯƠNG

                                  TIẾN SỸ - GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

                                                                   Hà Nội    

                                                Sinh ngày 16 tháng 12 năm 1948

           Quê quán : Làng Hà Cát, xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

  Thuộc dòng họ Vương làng Hà Cát, xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Địa chỉ trú quán: Phường Bách Khoa, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

Trình độ : Tốt nghiệp Đại học Liên xô cũ 1967 – 1974

Thực tập sinh khoa học năm 1981 Cộng hòa dân chủ Đức, năm 2005 tại Cộng hòa Pháp, năm 2006 tại Hoa Kỳ

Nghệ nghiệp chức vụ : Cán bộ giàng dạy Đại học Bách khoa Hà Nội  1974 – 2009

Bảo vệ Tiến sỹ Vật Lý năm 1996 tại Đại học Bách khoa Khaccop

Đã có 24 Công trình khoa học đăng tạp chí trong và ngoài nước

Khen thưởng;  03 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

7.Vương Cường – Tiến sỹ - Nhà Thơ

 

                                                 VƯƠNG CƯỜNG

                                                   TIẾN SỸ -  NHÀ THƠ

                                       Đông Bích, Trung Sơn, đô Lương, Nghệ An

                                                         Sinh năm : 1949

                    Quê quán : Đông Bích, Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An.

          Thuộc dòng họ Vương Đình Đông Bích, Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An

     Nhà thơ Vương Cường tham gia chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị, 1972, các chiến dịch mùa xuân 1975 và chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn 1975. Tiến sỹ Kinh tế. Nguyên cán bộ quản lý, nghiên cứu, giảng dạy tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Hội viên Hội

Nhà văn Việt Nam.

Tuổi nhỏ ở làng. Năm lớp 8 chuyển đến ở với Chú (ông Hiếu ) học Cấp 3 tại Tân Kỳ.Năm 1968 tốt nghiệp phổ thông và vào Đại học Xây dựng Hà Nội.

Ông là Bộ đội kháng chiến chống Mỹ. Nhập ngũ năm 1971. Chiến đấu và bị thương tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Năm 1976 xuất ngũ và trở lại trường Đại học.

Tốt nghiệp Đại học Xây dựng, Đại học Kinh tế .Năm 1991 nhận bằng Tiến sĩ Kinh tế  Sau nhiều năm làm Cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội ông chuyển đến làm Cán bộ giảng dạy rồi Vụ trưởng Vụ Đào tạo sau đại học Học viên Chính trị -Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh cho đến lúc nghỉ hưu, năm 2015.

Thông minh, năng động, có năng khiếu sáng tác thơ và lý luận, phê bình văn học.

Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội ( 2014). Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (2017)

Đã in :  Bài hát đi tìm một người ( tập thơ,1997), Đám mây hình thiếu phụ (tập thơ, 2010 ) . Canh chừng lãng quên ( Tập thơ, 2016), Thơ chọn ( Tập thơ chung với Đoàn Xuân Hòa, 2018) Đưa tay ra vẫy vào vô tận...( tập lý luận phê bình Văn học ) . Đô thị hóa ( Tập nghiên cứu kinh tế- chính trị xã hội , 2015 ) và nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề chính trị, xã hội  in trên các báo và tạp chí.

 

Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì.


Các tập thơ đã xuất bản:

-  Bài hát đi tìm một người, tập thơ, NXB Văn hóa - Thông tin, H.1997
- Đám mây hình thiếu phụ, tập thơ, NXB Văn học, H. 2010
- Canh chừng lãng quên, tập thơ, NXB Hội nhà văn, H.2017

Sắp in: Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận (tập nghiên cứu lý luận thơ).

NBĐ xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc chùm thơ đầu tiên của nhà thơ Vương Cường cộng tác với Người Bạn Đường
 
Vương Cường- người 'bị thơ ám'

 (Baonghean) – 'Nếu có thể bỏ được thơ, tôi đã bỏ thơ từ rất lâu rồi. Nhưng đó là việc không thể. Có thể nói, tôi bị thơ ám'

Nhà thơ Vương Cường mới được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2017. Nhiều người nói vui, ông bị Hội Nhà văn bỏ quên (bởi thơ ông viết từ rất sớm, có nhiều bài rất hay thậm chí được đánh giá ít có người viết hơn ông ở mảng thơ hậu chiến) cũng như kiểu ông đã bị chìm lấp dưới cái bóng quá lớn của anh trai mình: nhà thơ Thạch Quỳ.

Vương Cường cười xòa… Ông nói, với thơ, chẳng có cái bóng nào trùm được lên bóng nào, nhà thơ phải tự làm một hành trình đơn độc, sáng tạo riêng biệt, khác biệt.

Nó là thiên bẩm, là nhu cầu, hối thúc tự thân. Và nếu có thể bỏ được thơ, ông đã bỏ thơ từ rất lâu rồi. Nhưng đó là việc không thể. “Có thể nói, tôi bị thơ ám”

“Xưa, người quê tôi, gặp nhau chỉ nói chuyện thơ văn”

Sinh năm 1949, quê làng Đông Bích,  xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, nhà thơ Vương Cường là em ruột của nhà thơ Thạch Quỳ (Vương Đình Huấn), cháu của nhà thơ Vương Trọng.

Ông tự hào với dòng họ Vương nổi tiếng của mình, dòng họ có đến 3 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, và ngoài ra, người làm thơ, làm văn thì “nhiều vô kể”, ra được hẳn một tập thơ dầy dặn và chất lượng của những cây bút trong dòng họ.

Vương Cường cũng tự hào về làng quê của mình, ngôi làng có ngọn núi Quỳ với vô vàn đá và hoa dại, mà tên ngọn núi ấy trở thành  bút danh của nhà thơ nổi tiếng xứ Nghệ.

Vương Cường kể rằng, những ngày xưa ấy, ở làng ông, và trong họ Vương của ông, người ta hay nói chuyện văn thơ. “Mở mắt ra là nói chuyện văn chương rồi. Mà cái

dòng họ tôi lạ lắm, gặp nhau nói toàn chuyện thơ phú, chứ tôi nhớ tuyệt không thấy nói chuyện làm ăn. Cũng có thể vì họ đã quanh năm suốt tháng lo làm ăn trên đồng ruộng, hay đi làm nơi phương xa rồi, nên gặp nhau thì muốn nói những chuyện cao quý hơn chăng?”

Rồi ông tiếp: “Tôi còn nhớ mãi những đêm văn nghệ ở làng xưa ấy, người ta đọc thơ, diễn kịch chúng tôi nghe không muốn rời dù tôi còn nhỏ lắm. Ngày ấy có cả các nhà thơ lớn trung ương về đọc thơ trên sân khấu làng.

Đọc xong là tôi đã gần như nhớ hết. Tất cả những bài thơ mới tôi thuộc được, không phải qua sách vở, vì ngày ấy sách vở đâu có dạy thơ mới, tôi thuộc nhờ nghe lỏm các chú, các anh tôi nói chuyện, đọc thơ cho nhau nghe.

 Cả bài thơ “Quê mẹ” của Tố Hữu, tôi cũng thuộc từ giọng đọc chú Vương Trâm nhà tôi. Cho tới giờ, trong tâm trí tôi vẫn nhớ cái âm hưởng ấy, cái màu nắng, khoảng vườn mướt xanh hôm ấy, nỗi bàng hoàng của cậu bé mười mấy tuổi khi chạm đến những rung cảm của thơ ca”.

Vương Cường còn một điều để tự hào nữa, là ông được sinh ra, được nuôi lớn bởi những người phụ nữ “tuyệt vời nhất thế gian”. Đó là bà và mẹ. Những người đã truyền cho ông tình yêu, cho ông học được bao nhiêu ứng xử với cuộc đời, cho ông sự trân trọng với cuộc đời và con người.

Nếu như bà ông đã luôn kể cho ông nghe không hề mệt mỏi qua tháng ngày những câu chuyện xưa thì mẹ ông lại cho ông biết những câu chuyện của ngày nay. Mẹ ông là người không biết chữ, nhưng sống sâu sắc, tinh tế thì “ít người phụ nữ nào bì kịp”.

Bà chưa bao giờ nói với con một câu nặng lời. “Khôn thì nói xa, dại thì nói gần”, ấy là phương châm sống, cũng là phương châm dạy con của người phụ nữ làng Đông Bích ấy. Có thể, sự chín chắn, sâu sắc của bà mẹ này đã ít nhiều ảnh hưởng tới tính cách cũng như dấu ấn văn chương những người con của bà chăng?

Người “mót hồn quê”

 Chính vẻ đẹp quê hương và người quê đã trở thành nỗi nhớ, niềm thương đóng đinh trong tâm hồn những nhà thơ làng Đông Bích. Với nhà thơ Thạch Quỳ, có người đã từng nói ông “yêu quê đến câu nệ, đến cố chấp”, và ông đã chọn đất quê để gắn bó cả đời dù cơ hội để xê dịch với ông là vô cùng rộng mở.

Với Vương Cường, dù là mấy chục năm xa quê, thì tình yêu của ông với quê còn có phần “cực đoan” hơn nữa.

Vương Cường kể rằng, không hiểu sao, như thể là máu thịt của mình vậy, ông yêu từng gốc cây, bờ đê của làng. Khi học lớp 8, ông phải chuyển học tại Thanh Chương, phải xa quê vài ngày mỗi tuần, nỗi nhớ làng quê khiến ông ngơ ngẩn.

“Tôi như kẻ bị cuồng chân. Làm gì, đi đâu thì tâm hồn mình cũng muốn bay về nơi ấy. Mỗi lần về, từ xa, thấy khóm tre làng Đông Bích là ông như muốn run lên, nấc nghẹn”.

Trên facebook của ông, tôi đọc được khá nhiều câu chuyện làng quê trong nối nhớ của Vương Cường. Trong đó, có một mẩu chuyện tôi đặc biệt thích thú, ông kể với “người bạn thuở thiếu thời” là ông Lạn, người chăn trâu ở quê năm nay đã 99 tuổi :

“Thực ra, người ấy là bạn chăn trâu của hầu hết người làng mình. Những ai trong độ tuổi từ 10 đến gần 100 hôm nay đều là bạn của ông. Mình là bạn ông từ những năm cuối thập niên 50 đến giữa 60. Khi ấy, mình đang ở làng. Sau do học xa và chiến tranh nên tạm thời không được chăn trâu cùng ông. Còn ông thì vẫn chăn trâu hoặc chăn bò cùng với các bạn khác với nhiều lứa tuổi khác nhau.

Tuy xa nhau đến ngót nửa thế kỷ, nhưng khi gặp lại thì chuyện chăn trâu, chăn bò giữa “bọn mình” vẫn là chủ đề chính, lúc nào cũng sôi nổi. Ông kể những lần cùng nhau dắt trâu ăn kẹ, có người canh chừng hẳn hoi. Bọn mình cho trâu ăn ở vùng cấm Cơn Pheo, công an phục, bò trong bùn bàu Bưởi, phủ cỏ trên đầu chỉ còn con mắt, như đặc công…”.

Chính vì yêu đến hết lòng mà Vương Cường không nguôi nuối tiếc khi hồn quê đến giờ ngày càng…bay xa. Ông xót xa vì sự “mất quê”. Mà “quê tạo ra cái đẹp, bớt đi những vô cảm, bớt ác độc”.

 Rồi ông liên tưởng: “Người độc ác không làm văn chương được. Văn chương không chấp nhận những người ác. Việc giữ gìn tâm hồn, vì thế quan trọng lắm”. Và ông tự nhận mình là người đi mót, đi nhặt nhạnh những gì còn lại để vun đắp lại cho mình cái “hồn quê” còn vương lại đâu đấy.

“Canh chừng lãng quên”

 “Canh chừng lãng quên” là tên tập thơ được xuất bản năm 2016 của Vương Cường. Nó cũng nói lên phần nào “phẩm chất” của người thơ này. Vương Cường có một mảng thơ rất quan trọng, đặc biệt, là thơ thời chiến và hậu chiến

Bìa tập thơ Canh chừng lãng quên của nhà thơ Vương Cường.Ảnh: P.V

 

Năm 19 tuổi, Vương Cường vào  Đại học Xây dựng và năm 23 tuổi ông vào bộ đội, chiến đấu 81 ngày đêm ở Thành Cổ Quảng Trị, sau đó tiến đến giải phóng Miền Nam, cho đến hết chiến tranh, ông trở về học lại Đại học Xây dựng năm 1976.

Đến năm 1979, ông theo học Trường Tuyên huấn Trung ương, đến 1987 ông làm nghiên cứu sinh tại Học viện Chính trị rồi làm cán bộ giảng dạy, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia HCM.

Có cả một quãng dài trên những chiến trường ác liệt, nên Vương Cường viết rất hay, rất thấm về người lính. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, trong lời tựa của tập thơ “Canh chừng lãng quên” của Vương Cường đã viết rằng:

Không ai giao cho anh cái gánh nặng vết thương lòng, nhưng Vương Cường đã tự nguyện mang vác nó cho tới ngày chung cuộc. Thơ anh đầy ắp những vết thương chiến tranh, dù cỏ đã phủ xanh, anh vẫn không thể quên “những tiếng cười rỏ máu”, những “câu thơ bị thương/lấp lánh”... Đó không chỉ là cuộc chiến tranh đã qua nhưng chưa bao giờ ra khỏi chính anh, mà nó còn là một cuộc chiến khác về lòng tự hào và sự ăn năn của những người còn sống.

Quả đúng vậy, thơ Vường Cường nhiều lần nhắc đi nhắc lại về sự hi sinh, những linh hồn sống, những nghĩa trang và những bóng ma luôn đào xới xoáy sâu vào cõi tâm linh thi sĩ. “Tôi mơ”, “Cõng bạn đi chơi”, “Đêm ngủ ở nghĩa trang Trường Sơn”, “Viết ở nghĩa trang Văn Điển”, “Những cặp mắt ấy vẫn nhìn tôi”, “Những con ma làng”… và đặc biệt là bài thơ “Người chết hai lần chưa trọn cuộc đi” đều là những tứ thơ độc đáo giàu sức lay động, neo giữ hồn người”.

Với một người sinh ra giữa làng Đông Bích yên bình, lớn lên bằng lời ru và những răn dạy chan chứa ân cần, yêu thương của bà của mẹ, được cầm súng chiến đấu bảo vệ sự yên bình ấy cho quê hương, xứ sở, đâu dễ nguôi quên máu và nước mắt của nhân dân, của đồng đội mình.

Cho đến giờ, người thơ ấy vẫn “Tôi mơ”:Hồn khói đã bay/ cõi vô vi tôi thức./Thành cổ ơi, mỗi ngày tôi mất một trăm năm mươi người bạn/ tám mốt tầng tháp lửa và hoa./ Giờ bạn cỏ non hát về tương lai/ giờ bạn thông ru bảo tàng lòng đất./ Tôi mơ làm chó đá/ đứng canh chừng lãng quên…”

Thơ là hành trình sáng tạo đơn độc, phải là sự khác biệt.

Là giảng viên có tiếng ở Học viện Chính trị Quốc gia, có bằng tiến sỹ lý luận, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, vậy mà Vương Cường “chưa bao giờ rời xa thơ”.

Làm thơ từ khi học tiểu học, có thơ đăng báo Trung ương từ rất sớm, từng đoạt giải Nhì thi thơ trên báo Tuổi trẻ năm 1981 cho 4 bài thơ :Phía sau và phái trước, Anh mang về cho em, Những điều khó nói, Khi tôi cầm tay em… nhưng có cảm giác rằng ông chỉ ghé sân thi ca cho vui một chút thôi, chứ không nặng lòng với nó.

 Nhưng thật bất ngờ, Vương Cường lại là người yêu và trăn trở rất nhiều cho thi ca. Ngay cả quãng dài mười lăm năm gần như không viết thơ (chỉ được 3,4 bài chi đó như ông nói) thì ông vẫn không nguôi nghĩ về nó. Vương Cường nói, ông “không dễ viết”.

Nhà thơ Vương Cường cùng nhà thơ Trần Quang Quý. Ảnh: P.V

“Có thể tôi kỹ tính chăng, nhưng tôi quan niệm thơ phải là sự khác biệt. Nếu mà anh viết cũng giống tôi, thì chẳng sinh ra thêm một nhà thơ nữa làm gì. Mỗi người thơ phải đi một con đường sáng tạo riêng để đến với thi ca.  Vì thế tôi không thích dạng thơ vần điệu, thơ “công thức”.

Tôi chủ trương thơ không vần điệu mà lấy nhạc điệu làm nền. Tôi biết mình nói ra sẽ có ít nhiều đụng chạm, nhưng đó là quan điểm của tôi. Và tôi luôn trăn trở để tìm “lối đi” của mình”.

Vương Cường cũng nói rằng, ông chưa và không bao giờ đặt mục tiêu lấy thơ để “nuôi” mình. “Hy sinh vì nó thì được nhưng không trông cậy để nó nuôi mình” đó chính là ứng xử của ông với thơ.

 Nói về thực trạng thơ hiện nay, Vương Cường cho rằng thơ Việt Nam còn đang trong một “mớ bòng bong”. Để thay đổi, có sự phân hóa, thì cần tới 4 yếu tố quan trọng: đó là yếu tố thời đại, đội ngũ nhà thơ mới tiên phong, đội ngũ nhà phê bình có tầm, và đội ngũ người đọc tốt.

Ông cũng tự nhận, làm thơ được cũng vật vã lắm. Vì thế, “nếu bỏ được thơ, tôi bỏ lâu rồi, nhưng tôi là người bị nó ám, không tài nào dứt được”. Vì thế chăng mà “đoạn cuối đời lại gắn vào với Hội Nhà văn?”

Nhà thơ Vương Cường, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam

Đã xuất bản:  Bài hát đi tìm một người (NXB Văn hóa, 1997); Đám mây hình thiếu phụ (NXB Văn học, 2010); Canh chừng lãng quên (NXB Hội Nhà văn 2016)

Chuẩn bị in: Đưa tay ra vẫy ngoài vô tận (tập nghiên cứu lý luận)

Đô thị hóa và một số vấn đề kinh tế xã hội( nghiên cứu

 

  1. Vương Quang Long – Tiến sỹ Kinh tế

                                            VƯƠNG QUANG LONG

                   TIẾN SỸ KINH TẾ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HOA KỲ

                                                             Hoa Kỳ

                                            Sinh ngày 23 tháng 1 năm 1981

            Quê quán :  Làng Hà Cát, xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

  Thuộc dòng họ Vương Làng Hà Cát, Xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

  Trú quán : số 14, ngõ 188,phường Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội

                   Trình độ :      Tiến sỹ kinh tế Bang Mabaduxop Mỹ năm 2012

                   Chức vụ :      Giảng viên

                        Đợn vị công tác:   Trường Đại học Thương Mại Hoa Kỳ

 

  1. Vương Hoàng Nam - Tiến sỹ

 

                                       VƯƠNG HOÀNG NAM

                                   TIẾN SỸ - ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

                                                          Hà Nội

                                         Sinh ngày 6 tháng 3 năm 1980

              Quê quán : Làng Hà Cát, Xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An  Thuộc dòng họ Vương Đình làng Hà Cát, xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, Nghệ An

Trú quán : Phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trung, thành phó Hà Nội

Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2003

Thạc sỹ Điện tử Viễn thông Hà Nội – Tiến sỹ Điện tử Viễn thông Hà Nội năm 2008

Giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội

        Địa chỉ:  Số 01, đường Đại Cồ Viêt, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

        Điện thoại: 024 3869 4242

  1. Vương Thừa Đức - Phó Giáo sư – Tiến sỹ

 

                                                       VƯƠNG THỪA ĐỨC

                                                  PHÓ GIÁO SƯ – TIẾN SỸ

                                                    Thành phố Hồ Chí Minh

                                                           Sinh năm:  1964

                    Quê quán :  Đông  Bích – Trung Sơn – Đô Lương – Nghệ An 

                           Thuộc dòng họ Vương Thành phố Hồ Chí Minh

               Bác sĩ tại phòng khám Nội tổng quát - Tiêu hóa Vương Thừa Đức

               Bác sĩ tại khoa Ngoại Tiêu hoá - Gan mật - Bệnh viện Bình Dân

  Bác sĩ khoa Nội - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1

               Phó trưởng Bộ môn Ngoại - Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

               Hội viên Hội Ngoại khoa Việt Nam

               Hội viên Hội Phẫu thuật tiêu hoá thành phố Hồ Chí Minh

               Bác sĩ tại Bệnh viện Bình Dân - Khu điều trị Kỹ Thuật Cao

Địa chỉ: 36 Trần Cao Vân, thành phố Đà Nẵng

Điện  thoại : 0236 3741030

Gmail: [email protected]

                 Khu Khám kỹ thuật cao - Bệnh viện Bình Dân

                 Khoa Ngoại Tiêu hóa - Gan mật - Bệnh viện Bình Dân

                 Phòng khám Nội tổng quát - Tiêu hóa - Bác sĩ Vương Thừa Đức

     Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1

 KINH NGHIỆM

                  Phòng khám Nội tổng quát - Tiêu hóa - Bác sĩ Vương Thừa Đức

                   Khoa Ngoại Tiêu hoá - Gan mật - Bệnh viện Bình Dân

          Khoa Nội - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1

                   Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

                   Bệnh viện Bình Dân - Khu điều trị Kỹ Thuật Cao

    -  1984: Học Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

    -  1988: Tốt nghiệp Nội trú Ngoại tổng quát - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

    -  2001: Tốt nghiệp Thạc sĩ Ngoại tổng quát - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

   -   2002: Học bác sĩ chuyên khoa 2 - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

   -   2006: Tốt nghiệp Tiến sĩ Ngoại tổng quát - Đại học Y Dược Thành phố HCM

       -   2010: Được phong hàm Phó Giáo sư

 

  1. Vương Trọng Kha  - Tiến sỹ

 

                                                          VƯƠNG TRỌNG KHA

                                                 TIẾN SỸ - GIẢNG VIÊN CHÍNH

                                                                       Hà Nội

                                                 Sinh ngày 20 tháng 11 năm 1958                

                                  Quê quán: Làng Hoàng Trù, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Thuộc dòng họ Vương Hoàng tại Làng Hoàng Trù, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An                       

     Đơn vị công tác:    Trường Đại học Mỏ địa chất

     Trình độ học vị :  Tiến sỹ

     Chổ ở hiện nay: Số 14 – Ngách 29 – Ngõ 238

     Hoàng Quốc Việt – Phường Cổ Nhuế 1 -  Bắc Từ Liêm - Hà Nội

      Điện thoại: 0912 022 298 ; Gmail,  [email protected]

Trình độ, đào tạo:   - Đại học: Liên bang Nga (1976- 1982)

                              - Tiến sỹ: Việt Nam (2003) 

 Nghề nghiệp:  Giảng viên đại học (GVC)

Chức vụ: Nguyên Trưởng bộ môn Trắc địa mỏ, ĐH Mỏ- Địa chất

Quá trình công tác:

+ 72-75 Học chuyên toán Nghệ an (Khóa 1 Phan Bội Châu);

+ 76- 82 Học đại học tại Xanh Petebua Liên Bang Nga

+ 82- 93 Giảng dạy tại bộ môn Trắc địa mỏ, khoa Trắc địa trường đại học Mỏ- Địa chất

+ 93- 96 Thực tập sinh khoa học  tại Balan

+ 96- đến nay công tác tại khoa Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai trường đại học Mỏ- Địa chất

 Có  các đề tài, công trình khoa học, sản phẩm phục vụ sản xuất, giáo trình, bài giảng chuyên ngành về Trắc địa và Trắc địa mỏ

    Đơn vị: Bộ môn Trắc địa mỏ

- Chức vụ: Nguyên Trưởng Bộ môn

- Học hàm, học vị: GVC. TS

- Địa chỉ: Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Quá trình đào tạo

Hệ đào tạo/ Chuyên ngành                                               Năm tốt nghiệp

Đại học: 1. Trắc địa mỏ                                                            1982

  1. Tin học quản lý  1999

Tiến sĩ: Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ                                           2003

Thành tích NCKH & CN

Sách, giáo trình, bài giảng đã xuất bản

  1. Nguyễn Đình Bé, Vương Trọng Kha(2000), Giáo trình: “Dịch chuyển và biến dạng đất đá trong khai thác mỏ”, NXB Giao thông vận tải, Đại học Mỏ- Địa chất.
  2. Vương Trọng Kha(2003), Luận án Tiến sĩ kỹ thuật: “Nghiên cứu tính chất quá trình dịch chuyển biến dạng đất đá do khai thác hầm lò trong các điều kiện địa chất phức tạp của bể than Quảng Ninh” , trường Đại học Mỏ- Địa chất, Hà Nội.

 Nhiều Đề tài nghiên cứu, công trình khoa học, sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, báo tạp chí, hội nghị, hội thảo quốc tế đước ứng dụng thực tiễn

Thành tích NCKH & CN

 Sách, giáo trình, bài giảng đã xuất bản

  1. Nguyễn Đình Bé, Vương Trọng Kha (2000), Giáo trình: “Dịch chuyển và biến dạng đất đá tro khai thác mỏ”, NXB Giao thông vận tải, Đại học Mỏ- Địa chất.
  2. Vương Trọng Kha (2003), Luận án Tiến sĩ kỹ thuật: “Nghiên cứu tính chất quá trình dịch chuyển biến dạng đất đá do khai thác hầm lò trong các điều kiện địa chất phức tạp của bể than Quảng Ninh” trường Đại học Mỏ- Địa chất, Hà Nội.

 Đề tài NCKH/ hợp đồng SX

 Tham gia đề tài cơ sở (2017): Nghiên cứu xây dựng phần mềm xử lý số liệu quan trắc dịch động và ước tính dịch chuyển, biến dạng bề mặt đất do khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh" Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. Mã Số 123/HĐ-KHCN-KC.05.DD15-17/16-20. Tham gia đề tài cấp Bộ (2014): “Xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam về công tác Trắc địa mỏ”, Bộ Công Thương. Mã số: TCVN 10673:2015 Chủ trì HĐKT (2013): “Xác định ranh giới trụ bảo vệ biển, sông, đầm và hồ khi khai thác vỉa 7,8,9 (mức

 

-150 đến mức +25) khu vực Bắc Mông Dương, Công ty CP Than Mông Dương- Vinacomin” số 20/HĐ-KH, ngày 08/01/2013.

 Tham gia đề tài cấp Tập đoàn (2012): “Nghiên cứu và biên soạn Hướng dẫn bảo vệ công trình vàb đối tượng thiên nhiên do ảnh hưởng của khai thác than hầm lò Việt Nam”, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Mã số: KC.10.NVTĐ.Đ07-12/8-10-15.

 Chủ trì HĐKT (7/2010): “Khảo sát địa chất công trình nhà máy xi măng Quảng phúc tại xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình” số HGFSS1001, ngày 28/07/2010, Viện Nghiên cứu và Thiết kế xi măng Hợp Phì (HCRDI).

 Chủ trì HĐKT (2009): “Lập lưới khống chế mặt bằng giải tích 2 và đường chuyền cấp 1,2 dưới lò khu vực Bắc Cọc Sáu xí nghiệp Than Tân Lập” số 2630/HĐ-TTL, ngày 20/07/2009, Cty Than Hạ Long-TKV.

 Tham gia đề tài cấp Bộ (2008): “Nghiên cứu đánh giá mức độ dịch động và biến dạng bề mặt đất khi khai thác mỏ than Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên”, Viện KHCN Mỏ-TKV, Bộ Công Thương.

 Chủ trì HĐKH (2007): Phối hợp thực hiện chuyên đề trong hợp đồng nghiên cứu Khoa học và phát triển Công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu đánh giá mức độ dịch động biến dạng bề mặt đất và đề xuất các giải pháp bảo vệ công trình khi khai thác mỏ than Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên”, số 87.07.RD/HĐ-KHCN, ngày 31/01/2007, Viện Khoa học công nghệ Mỏ, Tổng công ty Than Việt Nam, (ký ngày 11/06/2007).

 Tham gia đề tài cấp Bộ (2006): “Tự động hóa quá trình hình học hóa mức độ phá hủy kiến tạo nhỏ của các vỉa than ở bể than Quảng Ninh" Bộ GD&ĐT. Mã Số B2006-02-13

 Tham gia đề tài cấp Bộ (2006): “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS động phục vụ công tác trắc địa mỏ ở các mỏ lộ thiên Việt Nam" Bộ GD&ĐT. Mã Số B2006-02-04.

 Chủ trì HĐKT (2004): “Đo đạc, xử lý số liệu, tính toán bình sai, báo cáo thi công lưới đường chuyền hạng IV và đường chuyền cấp 1 bằng công nghệ GPS tại 4 xã thuộc huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An”, số 10-ĐĐ1/KH-GV, ngày 14/09/2004, XN Đo đạc bản đồ Nông Nghiệp 1, Bộ NN&PTNT.

 Chủ trì HĐKH (2004): Phối hợp thực hiện chuyên đề trong đề tài khoa học và công nghệ độc lập cấp Nhà nước: “Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp kỹ thuật và công nghệ hợp lý để khai thác ở các khu vực có di tích lịch sử văn hóa, công trình công nghiệp và dân dụng”, số 03B/HĐ-KH, ngày 15/04/2004, Viện Khoa học công nghệ Mỏ, Tổng công ty Than Việt Nam.

 Chủ trì HĐKT (2003): “Lập báo cáo nghiên cứu khả thi mỏ đá vôi trắng Châu Quang, Quỳ Hợp, Nghệ An”, số 52-03A/HĐKT-KH, ngày 01/06/2003, Cty Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp, Tổng công ty Than Việt Nam.

  1. Chủ trì đề tài cấp Bộ (2001): “Nghiên cứu qui trình tự động hóa xử lý số liệu quan trắc dịch chuyển và biến dạng đất đá do ảnh hưởng khai thác hầm lò”. Bộ GD&ĐT. Mã Số B2001-36-03

 Bài báo đăng trên tạp chí/tuyển tập hội nghị khoa học

  1. BÀI BÁO ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH

Trịnh Lê Hùng, Vũ Danh Tuyên, Vương Trọng Kha (9.2017) ''Xây dựng quy trình bán tự động chiết tách thông tin nhiệt độ bề mặt từ ảnh viễn thám hồng ngoại nhiệt Landsat sử dụng phần mềm Erdas Imagine'' Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất số 58.2017 (kỳ 4), p.27-33. ISSN 1859- 1469.

 Nguyễn Văn Trung, Lê Thị Thu Hà, Phạm Thị Làn,  Vương Trọng Kha, Nguyễn Thị Thu Hương, 9.2017. Dự báo biến động sử dụng đất huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định dựa trên việc tích hợp mô hình hồi quy Logistic, Markov và Cellular Automata. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất số 58 kỳ 4 (2017), p.16-26. ISSN 1859-1469.25. Phạm Văn Chung, Nguyễn Quốc Long, Vương Trọng Kha, Nguyễn Quang Phích (9.2017) ''Nghiên cứu ảnh hưởng của góc dốc vỉa và độ sâu khai thác đến dịch chuyển biến dạng bề mặt trên mô hình địa cơ'' Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất số 58.2017 (kỳ 4), p.66-72. ISSN 1859- 1469.

  Nguyễn Xuân Thụy, Vương Trọng Kha, Nguyễn Quốc Long (3/2015) “Phương pháp xác định các tham số trong mô hình dự báo lún bề mặt bãi thải mỏ lộ thiên theo thời gian”,Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, số 07 trang 12-15, Hà Nội. ISSN 0866-7608.

 Nguyễn Quốc Long, Vương Trọng Kha, Lê Văn Cảnh (2014), “Tự động hóa công tác dự báo dịch chuyển biến dạng theo lý thuyết Bals”, Tạp chí Công nghiệp mỏ số 4, trang  50-52 Hà Nội. ISSN 0868-7052.

 Nguyễn Quốc Long, Vương Trọng Kha (1/2014), “Xây dựng thuật toán tính độ lún bề mặt địa hình do ảnh hưởng của quá trình khai thác hầm lò theo phương pháp dự báo Keinhorst” Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 45 trang 76-80, Hà Nội. ISSN 1859-1469.Trần Xuân Trường, Vương Trọng Kha (2013), “Nghiên cứu xây dựng chương trình giám sát ô nhiễm không khí vùng mỏ từ dữ liệu ảnh”, Tạp chí Công nghiệp mỏ, số 2B trang 48-51, Hà Nội. ISSN 0868-7052.

 Nguyễn Quốc Long, Vương Trọng Kha, Cao Xuân Cường (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác dự báo biến dạng bề mặt do khai thác hầm lò ở bể than Quảng Ninh”, Tạp chí Công nghiệp mỏ số 2B trang 33-35, Hà Nội. ISSN 0868-7052.

 Vương Trọng Kha (2013), “Xây dựng hệ thống phân loại các đứt gãy kiến tạo theo mức độ ảnh hưởng tới biến dạng, dịch chuyển đất đá”, Tạp chí Công nghiệp mỏ, số 2B trang 27-29, Hà Nội. ISSN 0868-7052.

  Phạm Văn Chung, Vương Trọng Kha, (2013) ”Nghiên cứu các phương pháp tính dịch chuyển biến dạng đất đá tại bể than Quảng Ninh”, Tạp chí Công nghiệp mỏ, số 2B trang 20-22, Hà Nội. ISSN 0868-7052.

Vương Trọng Kha, Phạm Văn Chung (7/2012), “Nghiên cứu dịch chuyển biến dạng bề mặt đất do khai thác vỉa dày bằng công nghệ khai thác dọc vỉa phân tầng và thượng (block ngang nghiêng) mỏ than Mạo Khê”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ- Địa chất, số 39 trang 32-36, Hà Nội. ISSN 1859- 1469.

 Vương Trọng Kha, Phùng Mạnh Đắc, Phạm Văn Chung (7/2012), “Nghiên cứu quy luật dịch chuyển đất đá và biến dạng bề mặt trong điều kiện địa chất đặc biệt bể than Quảng Ninh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ- Địa chất, số 39 trang 27-31, Hà Nội. ISSN 1859-1469.

 Nguyễn Đình Bé, Võ Chí Mỹ, Vương Trọng Kha (7/2012), “Bộ môn Trắc địa mỏ 45 năm xây dựng và trưởng thành”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ- Địa chất, số 39 trang 1-4, Hà Nội. ISSN 1859- 1469.

 Phạm Văn Chung, Lê Văn Cảnh, Vương Trọng Kha, (2012) ”Xác định các thông số dịch chuyển và biến dạng đất đá mặt mỏ than Mạo Khê do khai thác hầm lò”, Tạp chí Công nghiệp mỏ, số 3 tra 29-30, Hà Nội. ISSN 0868-7052.

 Phạm Văn Chung, Vương Trọng Kha, (2011)” Nghiên cứu các phương pháp tính dịch chuyển biến dạng đất đá tại bể than Quảng Ninh”, Tạp chí Công nghiệp mỏ, số 1 trang 36, Hà Nội. ISSN 0868-7052.

Vương Trọng Kha, Nguyễn Quốc Long (4/2011),“Nghiên cứu lựa chọn phương pháp tối ưu dự báo các đại lượng dịch chuyển và biến dạng bề mặt do ảnh hưởng quá trình  khai thác than hầm lò, mỏ than Thống Nhất”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ- Địa chất, số 34 trang 41-44, Hà Nội. ISSN 1859- 1469.

 Vương Trọng Kha, Nguyễn Quốc Long, Phạm Văn Chung (2010), “Phần mềm modepro1.0 xử lý số liệu quan trắc và dự báo các tham số dịch chuyển biến dạng” Tạp chí Địa kỹ thuật, số 4 trang 37- Hà Nội. ISSN 0868-279X.

 Võ Chí Mỹ, Vương Trọng Kha và nnk, (2009),”Dự báo mức độ dịch chuyển và biến dạng bề mặt mỏ Than Bình Minh, Khoái Châu khi khai thác ở các độ sâu khác nhau”,Tạp chí công nghiệp mỏ số 3 trang 4, Hà Nội. ISSN 0868-7052.

 Võ Chí Mỹ, Vương Trọng Kha, Nguyễn Quốc Long (07/2007),  “Dự báo các tham số dịch chuyển cho khu mỏ Bình Minh (Khoái Châu, Hưng Yên) – Yếu tố quan trọng bảo đảm khai thác và bảo vệ bề mặt mỏ an toàn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 19 trang 9-14, Hà Nội. ISSN 1859- 1469.

 Võ Chí Mỹ, Đặng Nam Chinh,Vương Trọng Kha và nnk (01/2007),  “Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ GPS động (PPK) trong công tác đo vẽ mỏ lộ thiên khai thác xuống sâu ở Việt Nam”,

Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 17 trang 64-67, Hà Nội. ISSN 1859-1469 Vương Trọng Kha (6/2006), “Hệ thống hoá quy trình quan trắc dịch chuyển đất đá mỏ”, Tuyển tập công trình khoa học, trường Đại học Mỏ- Địa chất, Số chuyên đề kỷ niệm 40 năm thành lập khoa Trắc địa, trang 66-68. Hà Nội.

 Vương Trọng Kha (08/ 2002), “Hệ thống hoá đứt gãy kiến tạo theo mức độ ảnh hưởng định lượng tới quá trình dịch chuyển và biến dạng đất đá”, Tuyển tập công trình khoa học, trường Đại học Mỏ- Địa chất, Tập số 38 trang 53-58. Hà Nội.

 Vương Trọng Kha (08/ 2002), “Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống khai thác và trình tự khấu than ở vỉa bằng hoặc dốc thoải tới dịch chuyển đất đá trong vùng lộ đứt gãy”, Tuyển tập các công trình khoa học, Đại học Mỏ- Địa chất, Tập số 38 trang 45-52. Hà Nội.

 Vương Trọng Kha (2001),  “Điều chỉnh các giá trị ước tính dịch chuyển và biến dạng mặt đất do khai thác hầm lò bằng hệ số dự trữ”, Tuyển tập công trình khoa học, Đại học Mỏ- Địa chất, Tập số 33 trang 165-169, Hà Nội.

 Vương Trọng Kha (1993), “Phương pháp xây dựng trụ bảo vệ công trình nằm trên các nếp uốn có trục nằm nghiêng”, Tuyển tập công trình khoa học, trường Đại học Mỏ- Địa chất, Tập số 18 trang 17-  Hà Nội.

 Vương Trọng Kha (1992), “Xác định khích thước tối ưu trụ bảo vệ các công trình khỏi ảnh hưởng do khai thác ở mỏ than Mông Dương”, Thông tin Kinh tế- Kỹ thuật Than, bộ Năng lượng, Số 2 trang 18-20, Hà Nội.

 Nguyễn Xuân Thụy, Vương Trọng Kha (1991), “ Nghiên cứu ảnh hưởng của bề mặt thành kẽ nứt đến độ ổn định bờ mỏ”, Tuyển tập công trình khoa học Đại học Mỏ- Địa chất, Tập số 17 trang 50-52, Hà Nội.

Và nhiều Hội nghị Quốc tế và trong nước khác

   Hướng nghiên cứu chính

- Dịch chuyển biến dạng đất đá do khai thác mỏ;

- Hình học mỏ;

- Trắc địa mỏ;

- Ứng dụng công nghệ Địa tin học giám sát Tài nguyên và Môi trường;

- Ứng dụng công nghệ mới trong Trắc địa.

 Khen thưởng

  • Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo
  1. Vương Thị Kim Chi - Tiến sỹ Y học Cổ truyền

 

                                        VƯƠNG THỊ KIM CHI

                                      TIẾN SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN

                                         Kim liên, Nam Đàn, Nghệ An

                                                     Sinh năm 1960             

                  Quê quán :   Hoàng Trù, Kim Kiên, Nam Đàn, Nghệ An

            Thuộc dòng họ Vương Hoàng Trù, Kim Kiên, Nam Đàn, Nghệ An

                     Trình độ đào tạo :  Tiến sỹ

                     Chuyên ngành đào tạo : Y học cổ truyền

 

  1. Vương Quốc Thắng  – Tiến sỹ Kinh tế

 

                                          VƯƠNG QUỐC THẮNG

                                                TIẾN SỸ KINH TẾ

                                                          Hà Nội

                                                    Sinh năm 1975             

                                Quê quán :   Đại Thành, Yên Thành, Nghệ An

               Thuộc dòng họ Vương Kim Đại Thành, Yên Thành, Nghệ An

Học sinh chuyên Toán bộ Trường Đại học Vinh; tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, Cử nhân Luật, Tiến sỹ kinh tế; đảng viên, Cao cấp lý luận Chính trị.

- Chức vụ hiện nay: Giám đốc trung tâm chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp - Đại học Quốc gia Hà nội.

 

  1. Vương Đình Quyền - Phó Giáo sư – Nhà Giáo Ưu tú

 

                                            VƯƠNG ĐÌNH QUYỀN

                                  GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

                                   KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

                                       ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

                                Hà Long, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

                                                    Sinh năm 1935

                   Quê quán: Hà Long, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

                    Thuộc dòng họ Vương Hà Long, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

       Đơn vị công tác: Đại học Khoa học Xã  hội Nhân văn – Đại học Quốc Hà Nội

Học vị: Cử nhân

Chức danh: Phó Giáo sư – Nhà Giáo Ưu tú

Thời gian công tác tại trường: từ 1968 – 2001

  1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

Các bài báo khoa học:

  1. Ý nghĩa, mục đích công tác xác định giá trị tài liệu trong xử lý //Công tác lưu trữ, số 4, 1968.
  2. Bàn thêm về bản gốc //VTVT, số 3, 1978.

3.Về “Nguyên tắc xuất xứ” trong lưu trữ học tư sản // Tạp chí Văn thư - Lưu trữ, số 2, 1982

  1. Trao đổi ý kiến về thuật ngữ phân loại tài liệu và hệ thống hoá tài liệu //Tạp chí Văn thư - Lưu trữ , số 1, 1982.
  2. Nhìn lại chặng đường 25 năm của lưu trữ học Việt Nam //Văn thư - Lưu trữ, số 1, 1983.
  3. Vận dụng cơ sở phương pháp luận của Lưu trữ học trong phân loại tài liệu phông chữ quốc gia Việt Nam //Văn thư - Lưu trữ, số 1, 1984.
  4. Mấy vấn đề lý luận về tổ chức mạng lưới ở nước ta //Tạp chí Văn thư - Lưu trữ, số 1 và 2-1987, 1990.
  5. Vấn đề tổ chức bảo quản tài liệu hình thành ở cấp xã //Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 1, 1990.
  6. 45 năm Lưu trữ Việt Nam - Những chặng đường xây dựng và phát triển //Tạp chí khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 6-7, 1990.
  7. Vấn đề thu nhập và nghiên cứu các nguồn tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học lưu trữ //Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, 1994.
  8. Một tiềm năng sử liệu quan trọng - Tài liệu lưu trữ //Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5, 1991.
  9. Cần khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài liệu lưu trữ phản ánh cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh //Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 3-4, 1992.
  10. Thể chế văn bản quản lý giấy tờ trong nền hành chính dưới triều Lê Thánh Tông //Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 3, 1993.
  11. Thể chế về soạn thảo và ban hành văn bản của nhà nước phong kiến triều Nguyễn //Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 3, 1994.
  12. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xác định giá trị tư liệu quản lý của các cơ quan nhà nước địa phương// Kỷ yếu Hội nghị Khoa học xác định giá trị tài liệu. Cục lưu trữ Nhà nước, 1994.
  13. Minh Mệnh - Vị hoàng đế khai sáng nền văn khố triều Nguyễn //Tạp chí Xưa và Nay, số 7, 1995.
  14. Thông tin liên lạc hành chính dưới triều vua Minh Mệnh //Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 4, 1995.

Các giáo trình, chuyên khảo, sách tham khảo:

  1. Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ(Viết chung). Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1981; tái bản có sửa chữa, Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1990.
  2. Công tác lập hồ sơ và danh mục hồ sơ.Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1982.
  3. Công tác lưu trữ Việt Nam(Viết chung). Khoa học Xã hội, 1987.
  4. Từ điển lưu trữ Việt Nam(Viết chung). Cục lưu trữ Nhà nước, 1992.

Văn bản và Lưu trữ học đại cương (Viết chung). Nxb GD, 1996; tái bản: 1997

 

  1. Vương Đức Thắng – Tiến sỹ Tin học

 

                                         VƯƠNG ĐỨC THẮNG

                                             TIÊN SỸ TIN HỌC

                                Hà Long, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

                                               Sinh năm 1956

                   Quê quán: Hà Long, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

                    Thuộc dòng họ Vương Hà Long, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

                    Chỗ ở hiện nay:  Đang sống ở nước ngoài

 

  1. Vương Thu Hiền  - Phó Giáo sư – Tiến sỹ

 

                                           VƯƠNG THỊ HIỀN

                                         PHÓ GIÁO SƯ - TIÊN SỸ

                                Hà Long, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

                                                Sinh năm 1972

                   Quê quán: Hà Long, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

                    Thuộc dòng họ Vương Hà Long, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

         Giảng viên tường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, nay là Học viện Tài chính

 

VII. HÀ TĨNH

  1. Vương Khả Cúc – Đại tá - Giáo sư -Tiến sỹ khoa học

 

                                                  VƯƠNG KHẢ CÚC

                                ĐẠI TÁ – GIÁO SƯ – TIẾN SỸ KHOA HỌC

                                                        Sinh năm 1948

                          Quê quán : xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

                                    Thuộc dòng họ Vương Khả Đại tôn

                     Tại xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ

               Nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

                           Địa chỉ : SN:  75 Vũ Tăng Phần, Hà Nội

                     ĐT: 0903263508 - 0949834225 – 0984744711

                     Gamil:  [email protected]  

     GS.TSKH Vương Khả Cúc sinh năm 1948 tại Hà Tĩnh, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ Hóa – Lý và Kỹ thuật môi trường – Bộ Công an; hiện là Chủ tịch HĐKH kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp Hữu cơ – Sinh học Tây Nguyên. Sau khi khi học tập, nghiên cứu và bảo vệ tốt nghiệp Tiến sỹ khoa học tại Bungari, ông về công tác tại Tổng cục kỹ thuật – Bộ Công An, đến năm 2013, ông được nghỉ hưu.

Sau 37 năm hoạt động nghiên cứu khoa học,  Đại tá - Giáo sư -Tiến sỹ khoa học Vương Khả Cúc đã hoàn thành 8 Đề tài nghiên cứu các cấp, được cấp 5 bằng phát minh sáng chế. Đã chuyển giao 3 công nghệ đưa vào sản xuất, 15 bài viết nghiên cứu khoa học được công bố trong và ngoài nước. Trong đó có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Công nghệ sản xuất sơn phát quang, công nghệ sản xuất phân bón qua lá. Công nghệ trồng cây bằng phương pháp thuỷ canh.

Sau khi nghỉ hưu, ông lấy cảm hứng từ những công trình nghiên cứu khoa học để làm thơ và viết tự truyện. Cuối năm 2014, ông xuất bản tập thơ đầu tay với tên gọi “ Hương tóc” do Hội Nhà văn ấn hành. Sau đó ông viết tự truyện với tựa đề “ Khát vọng sống” gồm 3 tập đó là: Miền đất lửa, Đất nước hoa hồng và Đất mẹ Việt Nam. Hiện tại tập 1 Miền đất lửa đã được xuất bản do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành, các tập còn lại đang tiếp tục hoàn thiện và in ấn xuất bản.

Nguồn cảm hứng từ những công trình khoa học

Ngay trong buổi làm việc đầu tiên ngày 7-11-2016, GS.TSKH Vương Khả Cúc* đã chia sẻ với nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam về nguồn cảm hứng để ông viết cuốn tự truyện mà ông ấp ủ từ năm 1989

 

GS.TSKH Vương Khả Cúc thổ lộ: ý tưởng viết cuốn tự truyện về gia đình, quê hương, về quá trình học tập, công tác và cuộc sống đời thường đã manh nha từ năm 1989, sau khi ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Bungari. Tuy nhiên, theo ông người làm công tác nghiên cứu khoa học thì nguồn tư liệu quan trọng và cảm hứng để viết, chính là từ những công trình nghiên cứu khoa học. Sau 37 năm hoạt động nghiên cứu khoa học, ông đã hoàn thành 8 đề tài nghiên cứu các cấp, được cấp 5 bằng phát minh sáng chế, đã chuyển giao ba công nghệ đưa vào sản xuất và 15 bài viết nghiên cứu được công bố trong và ngoài nước. Trong đó có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: công nghệ sản xuất sơn phát quang, công nghệ sản xuất phân bón qua lá, công nghệ thủy canh…

 

VIII. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  1. Vương Thị Ngọc Lan - Giáo sư – Tiến sỹ

 

                                               VƯƠNG THỊ NGỌC LAN

                                                       TIẾN SỸ Y HỌC

                                                Thành phố Hồ Chí Minh

 

                           Bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan: 'Bà mẹ của nghìn con'

                                                    Sinh năm:   1971

                                   Quê quán:   Thành phố Hồ Chí Minh

                           Thuộc dòng họ Vương Thành phố Hồ Chí Minh

Đơn vị công tác :  Bệnh viện Từ Dũ – Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 284 – Cống Quỳnh – Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, thành phố HCM

Điện thoại:  028 2219 4473 – 028 3321 3138 – Gamil: [email protected]

Địa chỉ làm việc: Số 57/25-27, Lê Thị Hồng Gấm, Phường Nguyễn Thái Bình,

     Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

     Số 227 – Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp HCM

     Số 191, Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp HCM

   . Điện thoại: 0902 312 301 – 0285 4042829

Vương Thị Ngọc Lan là một Bác sĩ y khoa, Tiến sĩ y học và là một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm. Bà là người đã giúp cho ra đời hơn 10.000 đứa trẻ bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Năm 1998 bà đã được vinh danh tại giải thưởng Kovalevskaya vì công trình thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên tại Việt Nam.

Bà xuất thân trong một gia đình có truyền thống Y học, bà là con gái của Giáo sư-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc BV Từ Dũ, người có đóng góp to lớn đối với sự cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản cho người phụ nữ Việt Nam Chồng bà là Thạc sĩ-Bác sĩ Hồ Mạnh Tường hiện là tổng thư ký Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP.HCM (HOSREM), nguyên là Trưởng khoa Hiếm muộn BV Từ Dũ và cũng đồng thời là một Bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực thụ tinh ống nghiệm.

Quá trình nghiên cứu và đóng góp

Học Bác sĩ đa khoa khóa năm 1990 tại Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM (nay là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch).

Học Thạc sĩ y học chuyên ngành Phôi học lâm sàng tại Đại học Quốc gia Singapore.

Bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ y học chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017.

Bà cùng chồng là người đã giúp Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm vào năm 1998. Em bé sinh ra được đặt tên ghép từ vợ chồng bà vì sự đóng góp to lớn này nên bà đã được vinh danh tại giải thưởng Kovalevskaya 

Hỗ trợ phát triển kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm và giúp xây dựng các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm khắp mọi miền đất nước: IVF Từ Dũ, IVF An Sinh, IVF Vạn Hạnh, IVF Mỹ Đức, IVF Huế, IVF Cần Thơ. Cũng nhờ việc phổ biến và phát triển phương pháp này mà đã có gần 10.000 trẻ được ra đời giúp cải thiện tình trạng hiếm muộn và vô sinh cho người Việt Nam.

Bà cùng chồng bà là người đã xây dựng chương trình "Ươm mầm hạnh phúc" giúp điều trị miễn phí cho các trường hợp hiếm muộn nhưng kinh tế khó khăn, đây là chương trình được cả xã hội quan tâm và ủng hộ.

Hiện tại, bà đang là Phó Trưởng Bộ môn Phụ sản - Đại Học Y Dược TP. HCM.

TS-BS Vương Thị Ngọc Lan là con của GS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng,

nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ. Chồng chị là BS Hồ Mạnh Tường, nguyên Trưởng khoa Hiếm muộn vô sinh của Bệnh viện Từ Dũ.Anh cũng là một BS tên tuổi trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản và thụ tinh trong ống nghiệm.BS Lan học tại Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, sau đó nghiên cứu thạc sĩ và tiến sĩ tại Trường ĐH Y Dược TP.HCM. Khi còn làm việc tại Bệnh viện Từ Dũ, BS Lan thường được trìu mến gọi là “người mẹ của nghìn con”.

Chị là người đã giúp cho ra đời hơn 10.000 đứa trẻ bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) với việc hỗ trợ phát triển kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm và giúp xây dựng các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm khắp mọi miền đất nước: Từ Dũ, An Sinh, Vạn Hạnh, Mỹ Đức, Huế, Cần Thơ... Năm 1998 chị đã được vinh danh tại giải thưởng Kovalevskaya vì công trình thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên tại VN. Năm 2017, chị được tạp chí Forbes bình chọn là một  trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất VN.

Có thể nói, sự nghiệp của BS Lan gắn liền với sự phát triển của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại VN. Năm 1997, vừa mới ra trường, chị chỉ hỗ trợ mẹ làm hồ sơ các trường hợp được điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ Pháp ấn tượng về chị và đề nghị đưa vào ê kíp đầu tiên được chuyển giao kỹ thuật làm IVF. Chị trở thành người đầu tiên phía đoàn VN chuyển phôi đậu thai, và bé gái Phạm Tường Lan Thy ra đời trong năm 1998, đánh dấu cột mốc hành trình 20 năm thụ tinh trong ống nghiệm tại VN cho đến nay

Cả tuổi thơ gắn bó với bệnh viện, bài học vỡ lòng với nghề được mẹ truyền dạy, hàng ngày phải chứng kiến nụ cười lẫn nước mắt của các vợ chồng trông có con, tôi thấy những điều mình làm vẫn còn nhỏ bé", bác sĩ .Vương Thị Ngọc Lan, một trong 50 Phụ nữ Ảnh hưởng nhất Việt Nam 2017 do tạp chí Forbes bình chọn tự khái quát về bản thâ

Được nhiều người biết đến với tên gọi “Bà mẹ của nghìn con”, bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan (46 tuổi), giảng viên Bộ môn Phụ sản tại Đại học Y Dược TP HCM, chuyên điều trị hiếm muộn vô sinh, vẫn khiêm tốn cho rằng mình "nhỏ bé, không làm được gì lớn lao".

Hơn 20 năm gắn bó với công việc điều trị hiếm muộn, vô sinh, bác Ngọc Lan tự nhận thấy con đường mình theo đuổi không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Có những giây phút áp lực nghề nghiệp khiến chị muốn buông xuôi.

Theo vị bác sĩ đã giúp hơn 10.000 đứa trẻ ra đời bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm này, hằng ngày tiếp xúc với bệnh nhân, cảm giác của chị vẫn vui như cũ và buồn như cũ. Thời gian đầu thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tỉ lệ thành công chỉ có 15%, đồng nghĩa với 85 người thất bại. “Đó là một cảm giác kinh khủng, dù bệnh nhân không trách móc nhưng bản thân mình thấy áy náy, cảm giác thất bại khiến tôi mệt mỏi, đôi khi muốn buông xuôi”, bác sĩ Lan trải lòng.

Nhưng cũng chính những khó khăn làm động lực cho nữ bác sĩ này khi mới 26 tuổi quyết tâm đi học kỹ thuật điều trị mới ở các nước có nền y học phát triển. Trở về Việt Nam, chị đã góp phần nâng tỉ lệ thành công cho mỗi ca thụ tinh lên cao hơn.

 

Hiện tại, có ngày các ca thụ tinh thành công tới 80% nhưng vẫn còn 20% thất bại. Đây cũng là lý do bác sĩ Ngọc Lan luôn nghĩ nhiều đến những cặp vợ chồng phải đứng bên bờ vực thẳm của hạnh phúc gia đình.

“Bài học đầu tiên trong cuộc đời hành nghề của mình là chuyện gì cũng có thể xảy ra được và đứa con rất quan trọng đối với một gia đình. Bất kể người trí thức, nông dân hay công nhân giá trị một đứa đều con giống nhau, chứ không phải trí thức sẽ bớt nhu cầu có con hơn”, bác sĩ Ngọc Lan nhận định. Khi trưởng thành với nghề chị đã biết giữ nỗi buồn lại trong lòng. Đồng thời, cũng tự nhận ra lúc người bệnh thất bại, họ cần một chỗ dựa, một niềm tin, một câu nói của bác sĩ có thể đẩy người ta đi hay kéo người ta trở lại.

Bác sĩ Ngọc Lan kể, cách đây không lâu có hai vợ chồng ở Vũng Tàu, chuyển phôi 5 - 6 lần vẫn thất bại. Một buổi chiều, người vợ đợi hết giờ làm việc xin gặp riêng. Chị ấy nói, chồng cho điều trị lần cuối nếu không được sẽ ly dị lấy người khác để có con. Nghĩ đến viễn cảnh chia tay sau khi cả hai đã cùng chung sức vượt qua được cuộc sống lúc nghèo khổ đã khiến chị ấy không còn nước mắt để rơi giống như mọi lần.

“Lúc đó, tôi nói muốn được gặp người chồng. Vào gặp tôi, anh chồng hỏi đúng một câu và đi về, “Bác sĩ có bao giờ thấy một người phụ nữ không có con được không”. Trả lời là có chắc cuộc hôn nhân này đổ vỡ, mà chuyện khoa học lại luôn có xác suất thất bại. Tôi nói với người chồng, nếu kiên trì thể nào cũng thành công nhưng anh chị phải đồng lòng. Việc chia tay là dở nhất, muốn có con hai người phải ráp vô với nhau, tôi chưa từng thấy ai kiên trì mà thất bại. May mắn, đến lần thứ 8 người vợ đã có thai.

Bẵng đi thời gian, tôi gặp lại cả hai người trong một hình ảnh rất hạnh phúc, người chồng ngồi đút từng thìa cơm cho vợ ăn trong lúc ngồi chờ khám thai”, bác sĩ Lan xúc động nhớ lại một trong hàng vạn tình huống chị chứng kiến ở các cặp vợ chồng hiếm muộn.Người phụ nữ phải tự giải thoát mình trước

Hỏi bác sĩ Ngọc Lan, với quỹ thời gian như tất cả mọi người 24h/ngày, chị làm thế nào để toàn vẹn cả công việc xã hội và gia đình. Nữ bác sĩ tươi cười nói, trước đây tôi cũng đầu tắt mặt tối, tự áp lực, mặc định việc này việc kia trong nhà phải mình làm, đây là công việc của người phụ nữ. Lúc sinh đứa con thứ hai mới được ba tuần lễ, trong bệnh viện gặp ca đa thai rất khó nên đượcgọi vào làm. Khi ấy, chồng tôi nói: “Không sao đâu, anh có thể thay tã và ẵm con được”, tôi mới yên tâm rời con để làm việc.

Lúc này, tôi nhận ra, phụ nữ phải nghĩ khác đi, phải tự giải thoát cho mình, cần chia sẻ công việc gia đình với chồng nhiều hơn. Và dù bận rộn đến mấy cả gia đình nên cố gắng dành thời gian cho nhau bằng cách cùng đi du lịch ít nhất một lần trong năm. Điều thú vị nhất trong ngôi nhà nhỏ của bác sĩ Ngọc Lan chính là bữa cơm tối luôn được duy trì, tất cả các thành viên cùng ngồi bên nhau trò chuyện sau một ngày lao động, học tập bận rộn. “Phụ nữ một ngày nói mấy ngàn từ nhưng trong nhà tôi hơi ngược lại. Ở ngoài đường tôi đã nói đủ số từ cho bệnh nhân nghe nên về nhà không nói thêm nữa, cũng ít cằn nhằn ông xã”, bác sĩ Lan vui vẻ ví von hạnh phúc của gia đình nhỏ.

  1. BS. Vương Thị Ngọc Lan là một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm. Nữ bác sĩ là người đã giúp cho ra đời hơn 10.000 đứa trẻ bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Năm 1998, bác sĩ Ngọc Lan đã được vinh danh tại giải thưởng Kovalevskaya vì công trình thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên tại Việt Nam.

 

  1. COLUMBIA – HOA KỲ
  1. Vương Thanh Xuyên – Giáo sư – Tiến sỹ

 

                                          VƯƠNG THANH XUYÊN

                                                          TIẾN SỸ                                                   

                                            Tiến sỹ Vương Thanh Xuyên

                                                       Sinh năm 1950

          Phó chủ tịch kiêm Giám đốc khoa học của Công ty Arten.LLC tại Hoa Kỳ

                                         Thuộc dòng họ Vương tại Hoa Kỳ

      Tiến sỹ Vương Thanh Xuên vào Hội trường danh vọng nghành cộng nghiệp vệ tinh thế giới.

       Lần đầu tiên trong ngành công nghiệp vệ tinh thế giới, một người Việt Nam vinh dự được nhận danh hiệu cao quý trong Hội trường danh vọng (Hall Of Fame) do các hiệp hội chuyên gia vệ tinh quốc tế (SSPI- Society Of Satellite Protessxional Intecmatonan) phong tặng, đó là Tiến sỹ Vương Thanh Xuyên, phó chủ tịch kiêm

Giám đốc khoa học của Công ty Arten.LLC tại Hoa Kỳ, khi ông đã 67 tuổi với 40 năm cống hiến trong lĩnh vực khoa hoc vệ tinh quốc tế.

 

  1. Vương Thanh Sơn - Giáo sư – Tiến sỹ

 

                                                VƯƠNG THANH SƠN

                                                       GIÁO SƯ – TIẾN SỸ

                                                   Đại học British Columbia

                                 GS.TS Vương Thanh Sơn, ĐH British Columbia:

Đại học Việt Nam cần liên tục nghiên cứu cải cách theo hướng Đại học 4.0'

Đại học British Columbia (UBC) là cơ sở giáo dục bậc cao lâu đời nhất tại bang British Columbia. Trường được thành lập năm 1908 như là trường cao đẳng trực thuộc đại học McGill, 7 năm sau, tức năm 1915, trường tự chủ và đổi tên theo tên trường hiện nay.

Trường gây ấn tượng với bảng thành tích nổi bật: 7 giải Nobel, 69 học giả Rhodes, 65 huy chương Olympic, 195 học bổng của Hội hoàng gia Canada với 2 cựu sinh viên là thủ tướng của Canada: ông John Turner - thủ tướng thứ 17, bà Kim Campbell - thủ tướng thứ 19 và là nữ thủ tướng đầu tiên của Canada. Theo bảng xếp hạng QS World University Rankings 2015, UBC cán mốc ở vị trí thứ 3 “Top các trường Đại học Canada” và nằm trong top 50 “Các trường Đại học toàn cầu”.

      Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên Internet vạn vật (Internet of Things – IOT) hứa hẹn sẽ tạo ảnh hướng lớn lao đến cuộc sống của mỗi người trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả sản xuất, tiện ích, ăn mặc, ở, giải trí, giao lưu, kinh goanh, văn hóa, nghệ thuật, du lịch, y tế và giáo dục. Internet of Things là động cơ chính đưa đến Cách mạng công nghiêp 4.0, và từ đó đưa đến mô hình mới mẻ cho giáo dục đại học, được gọi là Mô hình đại học 4.0.

     Ngày 16.6, GS.TS Vương Thanh Sơn (Đại học British Columbia, Vancouver, Canada) đã có buổi nói chuyện tại Đại học Hoa Sen về chủ đề: Từ cách mạng công nghiệp 4.0 đến mô hình đại học 4.0: Những cơ hội và thách thức”.

    Ông cũng đã có bài báo cáo chi tiết, gửi tới đông đảo quan khách mà nội dung trình bày khái niệm, định nghĩa và tổng quan hiện đại của cách mạng công nghiêp 4.0, và đại học 4.0. Từ đó, báo cáo đặt ra các câu hỏi để thảo luận, như: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì và tác động như thế nào đến nền giáo dục và đào tạo tại Việt Nam (trên phương diện cải cách, cạnh tranh...)?

     Mô hình đào tạo, nghiên cứu và phương thức tuyển sinh của các trường đại học sẽ bị tác động cụ thể ra sao? Các trường đại học và sinh viên và cần chuẩn bị gì trước thách thức của đại học 4.0? Đại học 4.0 đe dọa đại học truyền thống như thế nào? Cách mạng 4.0 có nguy cơ tạo phá vỡ thị trường lao động, đưa đến khủng hoảng với nhiều người lao động bị dư thừa và thất nghiệp hay không? Kinh nghiệm xây dựng đại học 4.0 của các nước trên thế giới như thế nào và Việt Nam cần học hỏi điều gì? Được sự cho phép của Giáo sư Vương Thanh Sơn, Người Đô Thị Oline giới thiệu tới bạn đọc bài báo cáo nói trên. Tựa bài viết do Người Đô Thị Online đặ

Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Tại sao gọi là 4.0?

Cách mạng công nghiêp 4.0 có thể hiểu đơn giản là công nghiệp thông minh hay nhà máy thông minh.“Thông minh” không chỉ nói khả năng tính toán xử lý nhanh, mà còn bao gồm khả năng kết nối. Nhà máy thông minh là một hệ thống phức tạp gồm nhiều thành phần cá thể thông minh tự động và kết nối với Internet vạn vật.

Nếu hiểu cách mạng công nghiệp 1.0 vào cuối thế kỷ 18 là cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy điện và hơi nước, cách mạng công nghiệp 2.0 vào đầu thế kỷ 20 là sản xuất hàng loạt qua động cơ điện và dây chuyền sản xuất, và cách mạng công nghiệp 3.0 vào đầu thập niên 1970 là tự động hóa qua máy tính,  cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay là Internet vạn vật (Internet of Things – IOT) hay còn gọi là Hệ thống Thực Ảo  (Cyber Physical Systems – CPS).

Trong Internet vạn vật, mọi vật (trên 10 tỷ vật hiện nay và tiếp tục gia tăng theo số mũ) đều có thể kết nối mạng qua thiết bị cảm ứng (với con “chip”); do đó số dữ liệu thu thập rất lớn (big data), cần những giải thuật trí tuệ nhân tạo để phân tích, học hỏi, hiểu, dự đoán, tối ưu hóa và cuối cùng tạo sự thay đổi hiệu quả toàn diện cho hệ thống. Tiến trình của mỗi hệ thống thông minh theo mô hình 4.0, dựa trên Internet vạn vật (IOT), gồm 4 công đoạn (Hình 1).

Hệ thống 4.0 (dựa trên Internet vạn vật): tiến trình với 4 công đoạn

Cho mỗi công đoạn, những công cụ cứng như robots và công cụ mềm dựa trên trí tuệ nhân tạo như đặc vụ ảo nói chuyện qua mạng (“chatbots”) sẽ thay thế con người như nhân công, nhân viên bán hàng, có thể làm việc và phục vụ tốt hơn con người mà không bị giới hạn thời gian, không gian môi trường độc hại và ranh giới quốc gia.

Mặt khác, hiểu rộng hơn, thông minh còn bao gồm liên kết hiệu quả nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khí, công nghệ di động; công nghệ môi trường; công nghệ xây dựng; công nghệ vi sinh; công nghệ vật liệu nano; khoa học về não, triết  học và tâm lý học hiện đại, khoa học sáng tạo; công nghệ giáo dục, kinh tế xã hội và hệ sinh thái cân bằng; khoa học lượng tử và cả khoa học phi vật thể.

Internet vạn vật (IOT) hay hệ thống thực ảo (CPS) không chỉ là nhân tố trung tâm cho cách  mạng công nghiêp 4.0 hay nhà máy thông minh, mà còn cho nhiều lĩnh vực khác như:

  • Thành phố thông minh(xe không người lái, các cột đèn thông minh kết nối với Internet để giám sát và quản lý luồng xe cộ tránh ùn tắc, thiết bị du lịch thông minh có định vị...);
  • Ngôi nhà thông minh(các thiết bị, vật dụng trong nhà như máy lạnh, máy giặt, bếp, thiết bị vệ sinh, máy hút bụi, sọt rác, TV, salon, đèn, tường, khung ảnh, màn cửa sổ, máy điều hòa nhiệt độ, đồng hồ nước… đều cũng được kết nối với Internet, có thể được giám sát và điều khiển từ xa qua điện thoại di động, thực hiện nhiều việc giúp đời sống hằng ngày thuận tiện hơn);
  • Y tế thông minh(bệnh nhân mang những thiết bị cảm ứng thật nhỏ trong người để đo những dấu hiệu quan trọng và gửi cảnh báo đến bệnh nhân, bác sĩ và người thân khi có dấu hiệu khẩn cấp, hồ sơ bệnh lý chỉ số tự động cập nhật;
  • Mua sắm thông minh(khách hàng vừa bước vào là cửa hàng đã biết khách là ai, cần gì, sở thích ra sao về các mặt hàng, có thể xem và thử mặt hàng với kính 3D thông minh cùng tham khảo ý kiến với người thân từ xa, trả tiền tự động trừ vào thẻ hay ví điện tử, hàng tồn kho cũng được giám sát và lấp đầy một cách tự động);
  • Y phục thông minh(y phục có thể đổi màu, đổi mẫu mã, lưu trữ và xử lý dữ liệu như máy chủ con cho đám mây cá thể (local cloud), đo những dấu hiệu quan trọng về sức khỏe và tâm thái cùng kết nối với Internet);
  • Nông thôn thông minh(bao gồm canh tác thông minh dựa vào thông tin thời tiết cập nhật và thiết bị cảm ứng nhiệt độ, độ ẩm, độ mặn của đất, của nước cùng phân bón thông minh, hệ thống tưới nước và xịt thuốc tự động thông minh, thu hoạch thông minh, phân phối thông minh).

Và nhất là đại học thông minh hay Đại học theo mô hình cách mạng công nghiêp 4.0, hay ngắn gọn là Đại học 4.0 mà chúng ta được nghe rất phổ biến gần đây. Vậy hãy tìm hiểu Đại học 4.0 là gì và tác động của cách mạng công nghiêp 4.0 lên giáo dục đại học như thế nào? 

 

 

 

 

 
Nhân vật tiêu biểu khác:
Phần một thủy tổ - thần tổ (22/6/2020)
Phần hai khoa bảng (22/6/2020)
Phân ba linh mục thương tọa đạo sỹ (22/6/2020)
Phần bốn Giáo Sư – Tiến sỹ (22/6/2020)
Phần Năm Văn chí Sỹ (22/6/2020)
Phần sáu Tướng Lĩnh Quân Đội (22/6/2020)
Các Tiến sĩ họ Vương (9/5/2020)
VIDEO CLIPS
Video
Màn Sử thi nghệ thuật "LINH THIÊNG VƯƠNG TỘC VIỆT NAM"
Lễ khánh thành Nhà thờ họ Vương Đình - Xóm Phong Phú, Hưng Hòa, TP Vinh
Màn sử thi nghệ thuật Linh thiêng Vương tộc Việt Nam
Họ Vương Việt Nam trao quà hỗ trợ Miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt
Đại hội Họ Vương (Phần 2)
Đại hội Họ Vương (Phần 3)
Hội nghị Họ Vương 28 tháng 06 năm 2020
Hoi nghi Ho Vuong VN LẦN THỨ NHẤT THÁNG 11 NĂM 2018
Bài hát Vương Tộc ca Việt Nam
Màn sử thi chào mừng đại hội Họ Vương Việt Nam
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0986.922.434

Ban liên lạc - 0987.516.868
Hôm nay: 5.953 | Tất cả: 123.851

Họ Vương Việt Nam
Ban liên lạc: 
Điện thoại: 0916.039.995 - 0987.516.868
E-mail: [email protected]
Website: http://vuongtocvietnam.com