NHÂN VẬT TIÊU BIỂU Bản in
 
Phần hai khoa bảng
Tin đăng ngày: 22/6/2020 - Xem: 1726
 

                                                                                                                                     

                                           PHẦN HAI

                                         KHOA BẢNG 

  1. THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
  2. Vương Khắc Mại – Khoa bảng

 

                                                VƯƠNG KHẮC MẠI

                            ĐỆ TAM GIÁP ĐỒNG TIẾN SỸ XUẤT THÂN 

                                                 Lê Chân, Hải Phòng

                                                     Sinh năm 1448

                                      Người xã Yên Nội, huyện Ninh Sơn

                Nay thuộc xã Đông Quang, huyện Quốc Oai, Hà Tây, Hà Nội

                              Ông thi đỗ  Đệ tam Giáp đồng Tiến sỹ xuất thân

                      Ông được bổ làm quan Tả Thị Lang, và từng được cử đi Sứ  

 

  1. THÀN PHỐ HÀ NỘI
  2. 1. Vương Hoành – Khoa Bảng

 

                                                 VƯƠNG HOÀNH

                          TAM  GIÁP ĐỒNG TIẾN SỸ XUẤT THÂN 

                                        Tân Hưng – Sóc Sơn – Hà Nội 

                             Ông thi đỗ Tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân

               Năm Mậu Dần - 1518, niên hiệu Quang Thuận, năm thứ 3 - 1518

                                                 đời vua Lê Thiệu Tông.

                                   Ông là người xã Ngô Đạo, huyện Tân Đức

                      Nay là xã Tân Hưng, xã Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội

                       Sau khi nhà Lê mất ông sang làm quan cho nhà Mạc

                                        Ông được bổ giữ chức Thị Lang

 

  1. Vương Hữu Phùng – Khoa Bảng

 

                                               VƯƠNG HỮU PHÙNG

                                                        THÁM HOA

                                           Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội

                                                     Sinh khoảng năm 1220

                              Ông thi đỗ Thám Hoa khoa thi Bính Ngọ 1246

                                              Đời vua Trần Thái Tông.

                   Khoa thi thứ 6 (khoa Đại tỉ thủ sĩ) vào năm Bính Ngọ (1246)

                                    Niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 15

                                                  Đời vua Trần Thái Tông

     Lần đầu tiên đề ra danh hiệu Tam khôi - Trạng nguyên – Bảng nhãn – Thám hoa

                        Ông Vương Hữu Phùng đỗ đạt cả 3 danh hiệu trên đầu tiên

                                                

  1. Vương Khắc Mai – Khoa Bảng

 

                                                     VƯƠNG KHẮC MAI

                                ĐỆ TAM GIÁP ĐỒNG TIẾN SỸ XUẤT THÂN 

                                           Đồng Quang – Quốc Oai – Hà Nội

                                                    Sinh khoảng năm 1450

                       Năm 31 tuổi ông thi đỗ Đệ tam Giáp đồng Tiến sỹ xuất thân

                       Khoa thi năm Mậu Tuất - 1478, niên hiệu Hồng Đức năm thứ 9

                      đời vua Lê Thánh Tông. Ông từng được vua cử đi Sứ sang Tàu.                         

                           Ông đuọc bổ làm quan đến chức Tả Thị Lang, thọ 70 tuổi.

 

  1. Vương Khắc Thuật – Khoa Bảng

 

                                                  VƯƠNG KHẮC THUẬT

                              ĐỆ NHẤT GIÁP TIẾN SỸ CẬP ĐỆ TAM DANH 

                                             Mai Lâm – Đông Anh – Hà Nội

                                                     Sinh khoảng năm 1450

                         Sinh tại Cối Giang trang phủ Tây Sơn, huyện Đông Ngàn xua,

            Nay thuộc thôn Lai  Đà, xã Đông Hội, Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

                        Ông thi đỗ Đệ Nhất Giáp Tiến Sỹ cập đệ Tam danh (Thám Hoa)

                     Đời vua Lê Thánh Tông năm Nhâm Thìn, ngày 12 tháng 7 năm 1472.

                                  Năm 1474 được bổ chức Lại bộ khoa cấp sự chung

              Ông được cử hai lần đi Sứ : 

                            -     Ngày 15 tháng 10  năm 1476

                            -     Ngày 11 tháng 12  năm 1488, với chức Phó sứ

                         Được vua ban hàm Chánh thất phẩm, chức quan Tham Chính.

                        Câu đối về Thám hoa Vương Khắc Thuật tại đình làng

                              “ Thám hoa biệt nghiệp kim thành tụ

                                 Thượng tướng linh từ cổ hữu danh

                  Phiên âm :  Nghiệp lớn gây dựng tự Thám hoa, nay thành nơi tụ hội

                              Đền thiêng đã thờ ngài Thượng tướng, thuở trước còn lưu danh

                          Câu đối tại nhà thờ:

                               “ Hệ truyền phiệt duyệt Lê tam giáp

                                  Quan tuyệt phong lưu Tấn tứ thần”

                 Phiên âm:    Họ nhà vào đời Lê còn truyền, Thám hoa mở nền phiệt duỵêt

                                     Ngôi cao từng so Tấn triều ví, tứ trụ dựng nếp phong lưu

                                             “ Dòng họ Vương ta thật vẻ vang

                                                Thám hoa danh giá, Cối Giang trang

                                                Lộc Hà tưởng nhớ tôn vinh Thánh

                                                Văn Miếu còn ghi lịch sử vàng

                                                Con cháu ngày nay noi đức cụ

                                                Ông cha thuở trước rạng huy hoàng

                                                Con đường học vấn sao cho giỏi

                                                Rạng rỡ tổ tiên đẹp họ hàng”

 

  1. Vương Thì Trung – Khoa Bảng

 

                                                VƯƠNG THÌ TRUNG

                              ĐỆ TAM GIÁP ĐỒNG TIẾN SỸ XUẤT THÂN 

                                              Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội

                                                         Sinh năm 1537

                                                   Tên hiệu là Chám Trai

                          Năm 53 tuổi, ông thi đỗ Đệ tam Giáp đồng Tiến sỹ xuất thân

               Khoa thi Kỷ Sửu năm thứ 2, niên hiệu Hưng Trị 1589, đời Mạc Hậu Hợp

          Ông được bổ làm quan đến chức Thượng trinh Đại phu, Đô cáo sự trung,

             Thượng chế bộ hình, tước tuyên Lâm Hầu, Thượng Thư, Giám sát Ngự Sử.

 

  1. Vương Tử Xuân – Khoa Bảng

 

                                                 VƯƠNG TỬ XUÂN

                         ĐỆ TAM  GIÁP ĐỒNG TIẾN SỸ XUẤT THÂN 

                                       Bình Minh – Thanh Oai – Hà Nội

                                           Sinh  khoảng năm 1410 - 1415

                              Ông thi đỗ Đệ tam Giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân

                               Khoa thi Ất Dậu 1435, đời vua Lê Thái Tông.

 

  1. Vương Văn Hiệu – Khoa Bảng

 

                                                VƯƠNG VĂN HIỆU

                                                     ĐỆ NHẤT GIÁP

                                              Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Tây

                                             Sinh khoảng năm 1190 - 1193

          Ông thi đỗ thứ hai Đệ Nhất Giáp năm Trịnh Khánh 3, đời Lý Huệ Tông.1210

 

III. HẢI DƯƠNG

  1. Vương Tảo – Khoa Bảng

 

                                                VƯƠNG TẢO

                           HOÀNG GIÁP TIẾN SỸ - TƯỚNG CÔNG

                                  Tân Hưng – Gia Lộc – Hải Dương

                                            Sinh năm Đinh Hợi 1467

 Người xã Hồng Lục, huyện Trường Tân, nay thuộc xã Tân Hưng, huyện Gia Lộc, thành phố Hải Dương, ông sống vào Niên hiệu Quang Thuận dưới triều Lê Thánh Tông, hiếu thuần Hoàng Đế, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490) Canh Tuất khoa.

Khoa bảng đỗ Đệ nhị Giáp Tiến sỹ xuất thân (Hoàng Giáp), sỹ chí làm quan đến chức Lễ bộ Thượng thư kiêm Đô Ngự sử, tước tu Lễ hầu, cụ mất vào ngày 3 tháng 1, mộ táng tại Thạch Khôi xã, xứ Đồng Cồn

 Lớn lên và trưởng thành tại đất Hồng Lục, huyện Trường Tân, tỉnh Hải Dương, nay thuộc địa phận thôn Đông Quang, xã Tân Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Vợ ông không rõ họ tên, được phong hàm Tướng công Phu nhân, mất ngày 20 tháng 1. Ông sinh con trai là Vương Bảo, con gái Vương…hiệu Minh Thọ.

Thuở nhỏ ông Vương Tảo khôi ngô, tuấn tú, tính bẩm thông minh, xuất chúng, danh quán quần nho, khí cao, tính hán, văn võ toàn tài.

 Đặc biệt ông có phúc duyên được sinh ra trong dòng dõi quan lại, phụ thân ông giữ chức Thái y viện trong suốt thập niên đăng khoa,

Ông Vương Tảo đã sớm bước lên sân Trình, cửa Khổng tham dự khoa trường. Năm 23 tuổi 1490 (Canh Tuất khoa) ông đã thi đỗ khoa Đệ nhị Hoàng Giáp tiến sỹ xuất thân, giữ chức Lễ bộ Thượng thư, kiêm đô Ngự Sử tước tu lễ hầu, đứng vào hàng Chánh nhị phẩm, của quan triều thời Lê sơ, tương đương với Phó Thủ tướng hiện đại, nhưng phạm vi điều hành lớn hơn, vì đương thời có 6 bộ.

    Vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497) bấy giờ giao cho Vương Tảo một thanh bảo kiếm, có quyền tiền trảm, hậu tấu, trước trảm hỗn quân, dưới trảm loạn thần. Đến đời vua Tự Đức (1829 – 1883) nhà Nguyễn Bắc tuần qua Văn miếu Quốc Tử Giám, thấy có ghi ở trên bia đá một nhà hai Hoàng Giáp, ba Tiến sỹ liền uỷ cho quan lệnh Doãn huyện Gia Phúc khắc bia đặt trước mộ và qua ông Lê Ngô Cát (Bí thư của Tự Đức) nói về tộc phả Vương Lê nên vua thưởng cho bốn chữ : (Thế, Cập, Tương, Thừa) tức là: Đời đời nối nghiệp gia phong. Ông Vương Tảo mất ngày 3 tháng 1, mộ táng tại Thạch Khôi xã, xứ Đồng Cồn, nay chuyển về xứ đồng Buộm, ngày 6 tháng 11 năm 2008.

Các thế hệ con cháu cụ Vương Tảo đều có học vị cao và giữ phẩm tước địa vị trong xã hội

-   Tiến sỹ Vương Bảo – Quan Tri Phủ Thiên Trường – Nam Định

-   Tiến sỹ Vương Hữu Lễ - Quan Tri Phủ Ninh Giang

-   Cử nhân Vương Đình Trọng – Quan Tri Phủ Hà Đông

-   Vương Kim Phùng – Hiệu đạo uyên đỗ Tam Trường, bản phủ hiệu sinh đường, đứng đầu học trò phủ Ninh Giang

-   Vương Kim Nhuận ( Đức Nhuận) Hiệu đạo Thanh đồ Cử nhân, tướng sỹ lang tham tri điện diễn hưu trong triều

-   Vương Kim Triết (Minh Triết) Hiệu đạo Tế đỗ Cử Nhân khoa Ất Mão 1735, sung vào nho sinh ở siêu văn quán trong triều

                                 “  Khoa Bảng lưu truyền Lê chí Mạc

                                     Tử Tôn kế thế Cổ như Kim”

          “ Khoa Bảng của dòng họ lưu truyền từ đời Nhà Lê đến nhà Mạc

 

  1. Vương Bảo – Khoa Bảng

 

                                                  VƯƠNG BẢO

                                                         Tiến sỹ

                                Quan tri phủ Thiên Trường – Nam Định                                          

                      Quê quán :   Tân Hưng – Gia Lộc – Hải Dương

           Thuộc dòng họ Vương Tân Hưng – Gia Lộc – Hải Dương

    Tiến sỹ Vương Bảo thuộc thế hệ con cháu của Hoàng Giáp - Tiến sỹ Vương Tảo

 

  1. Vương Hữu Lễ –   Khoa Bảng

 

                                                VƯƠNG HỮU LỄ

                                                          Tiến sỹ

                                            Quan tri phủ Ninh Giang

                                              Sinh năm ;

                      Quê quán :   Tân Hưng – Gia Lộc – Hải Dương

           Thuộc dòng họ Vương Tân Hưng – Gia Lộc – Hải Dương

Tiến sỹ Vương Hữu Lễ thuộc thế hệ con cháu của Hoàng Giáp - Tiến sỹ Vương Tảo

 

  1. Vương Đình Trọng – Khoa Bảng

 

                                           VƯƠNG ĐÌNH TRỌNG

                                                           Cử nhân

                                                 Quan trị phủ Hà Đông

                              Quê quán :   Tân Hưng – Gia Lộc – Hải Dương

                     Thuộc dòng họ Vương Tân Hưng – Gia Lộc – Hải Dương

Tiến sỹ Vương Đình Trọng thuộc thế hệ con cháu của Hoàng Giáp - Tiến sỹ Vương Tảo

 

  1. Vương Kim Phùng – Khoa Bảng

 

                                                VƯƠNG KIM PHÙNG

                                                          Tam Trường

                  Hiệu đạo uyên đỗ Tam Trường, bản phủ hiệu sinh đường

                                  Đứng đầu học trò phủ Ninh Giang                                                      

                      Quê quán :   Tân Hưng – Gia Lộc – Hải Dương

           Thuộc dòng họ Vương Tân Hưng – Gia Lộc – Hải Dương

Tiến sỹ Vương Kim Phùng thuộc thế hệ con cháu của Hoàng Giáp - Tiến sỹ Vương Tảo

 

  1. Vương Kim Nhuận – Khoa Bảng

 

                                                   VƯƠNG KIM NHUẬN

                                                             Tam Trường

         Hiệu đạo Thanh đồ Cử nhân, tướng sỹ lang tham tri điện diễn lưu trong triều;                                                              

                                 Quê quán :   Tân Hưng – Gia Lộc – Hải Dương

                      Thuộc dòng họ Vương Tân Hưng – Gia Lộc – Hải Dương

Tiến sỹ Vương Kim Nhuận thuộc thế hệ con cháu của Hoàng Giáp - Tiến sỹ Vương

Tảo

 

  1. Vương Kim Triết – Khoa Bảng

 

                                                    VƯƠNG KIM TRIẾT

                                Hiệu đạo Tế đỗ Cử nhân – Khoa Ất Mão 1735

                                    Sung vào nho sinh ở siêu văn quán trong triều

                                   Quê quán :   Tân Hưng – Gia Lộc – Hải Dương

           Thuộc dòng họ Vương Tân Hưng – Gia Lộc – Hải Dương

Tiến sỹ Vương Kim Triết thuộc thế hệ con cháu của Hoàng Giáp - Tiến sỹ Vương Tảo 

 

  1. Vương Bạt Tụy – Khoa Bảng

 

                                               VƯƠNG BẠT TUỴ

                                                   ĐỆ NHỊ GIÁP
                                    Tân Hưng - Gia Lộc - Hải Hưng

                                           Sinh năm Nhâm Thìn 1532

                       Năm 31 tuổi ông đã thi đỗ Đệ Nhị Giáp (Hoàng Giáp)

                                  Khoa thi Mạc Phúc Nguyên năm 1562

        Khoa thi năm Nhâm Tuất 1562, niên hiệu Quang Bảo năm thứ 7 triều Mạc

 Ông sinh năm Nhâm Thìn 1532, niên hiệu Đại chính, Mạc Đăng Dung

Tại xã Hồng Lục, huyện Gia Phúc, nay là thôn Thanh Liễu, xã Tân Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

Năm 31 tuổi ông thi đỗ Đệ nghị Giáp Tiến sỹ xuất thân (Hoàng Giáp) Sỹ chí khoa Nhâm Tuất  niên hiệu Quang Bảo Thất niên (1562) làm quan đến chức Tả thị lang, Thuận thừa Chánh sứ (Thuận Hoá – Thừa Thiên chánh sứ) vì được hưởng thực ấp tại thôn Đông Xá (nguyên quán) xã Đông Liễu nên con cháu đều ở lại đó.

Khi ông mất phần mộ của ông được an táng tại thôn Đông Xá , xã Đông Liễu địa phận Đống Con Cá.

 Đến đời vua Tự Đức (1829 – 1883) nhà Nguyễn bắc tuần qua Văn miếu Quốc Tử Giám, thấy có ghi ở trên bia đá một nhà hai Hoàng Giáp, ba Tiến sỹ liền uỷ cho quan lệnh Doãn huyện Gia Phúc khắc bia đặt trước mộ và qua ông Lê Ngô Cát (Bí thư của Tự Đức) nói về tộc phả Vương Lê nên vua thưởng cho bốn chữ : (Thế, Cập, Tương, Thừa) tức là: Đời đời nối nghiệp gia phong

 

  1. Vương Duy Thông – Khoa Bảng

 

                                                    VƯƠNG DUY THÔNG

                                 ĐỆ TAM  GIÁP ĐỒNG TIẾN SỸ XUẤT THÂN 

                                           Minh Tân – Nam Sách – Hải Dương

                                    Ông thii đỗ Đệ Tam Giáp đồng Tiến sỹ xuất thân

                                                  Đời nhà Mạc Phúc Nguyên.  1546

                                               Ông làm quan đến chức Hiến Sát Sứ

 

  1. Vương Hiền – Khoa Bảng

 

                                                       VƯƠNG HIỀN

                                     ĐỆ  NHỊ GIÁP TIẾN SỸ XUẤT THÂN

                                          Mạc Khê, Nam Thanh, Hải Đương

                                                      Sinh năm 1452

                          Người xã Mạc Khê, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách

                                  Nay thuộc huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

               Năm 24 tuổi ông đã thi đỗ Đệ nhị Giáp Tiến sỹ xuất thân (Hoàng Giáp)

                           Khoa thi năm Ất Mùi 1475, đời vua Lê Thánh Tông.

                                Ông được bổ làm quan đến chức Hiến Sát Sứ.

 

  1. Vương Đức Tập – Khoa Bảng

 

                                                   VƯƠNG ĐỨC TẬP

                              ĐỆ TAM GIÁP ĐỒNG TIẾN SỸ XUẤT THÂN 

                                      Minh Tân, Nam Sách, Hải Dương

                                                 Sinh năm 1469

                        Ông thi đỗ Đệ Tam Giáp đồng Tiến sỹ xuất thân

                                 Khoa thi năm 1499 đời Lê Thánh Tông.

                           Ông làm quan đến chức Hiến Sát Sứ. Thọ 93 tuổi

                                 Được vua tặng Hành Khiển Đại liêu bang

 

 

  1. Vương Giát – Khoa Bảng

 

                                                  VƯƠNG GIÁT

                                   ĐỆ NHẤT GIÁP THÁI HỌC SINH

                                     Tân Hưng, Gia Lộc, Hải Dương

                                  Ông thi đỗ Đệ nhất Giáp Thái học sinh

                           Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 8, Kỷ Hợi 1239

                                           Khoa thi Trần Thái Tông.

 

  1. Vương Thế Lộc – Khoa Bảng

 

                                                    VƯƠNG THẾ LỘC

                                                      ĐỆ NHẤT GIÁP

                                          Tân Hưng, Gia Lộc, Hải Dương 

                                            Sinh khoảng năm 1210 - 1215                                  

                                            Cháu gọi Vương Giát bằng chú,

             Ông thi đỗ thứ 2 Đệ Nhất Giáp, khoa thi Trần Thánh Tông năm 1239

 

  1. Vương Văn Hội – Khoa Bảng

 

                                                    VƯƠNG VĂN HỘI

                            ĐỆ TAM  GIÁP ĐỒNG TIẾN SỸ XUẤT THÂN 

                                       Minh Tân, Nam Sách, Hải Hưng

                                          Sinh khoảng năm 1540 - 1543

                       Ông thi đỗ Đệ Tam Giáp đồng Tiến sỹ xuất thân. Khoa thi 1568,

              đời vua Mạc Mậu Hợp. Ông được bổ làm quan đến chức Lễ bộ Tả thị lang

 

  1. HƯNG YÊN
  2. Vương Dương – Khoa Bảng

 

                                                           VƯƠNG DƯƠNG

                                   ĐỆ TAM GIÁP ĐỒNG TIẾN SỸ XUẤT THÂN 

                                            Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên

                                     Ông thi đỗ Đệ Tam Giáp đồng Tiến sỹ xuất thân

                                               Đời vua Lê Cung Hoàng năm 1523.

                                    Ông được bổ làm quan đến chức Giám sát Ngự Sử

 

  1. Vương Huy Tăng - Khoa Bảng

 

                                                VƯƠNG HUY TĂNG

                                                            HỘI NGUYÊN

                                                       Bích Khê, Đồng Yên

                                                     Sinh khoảng năm 1500

                                                       Tức Vương Mậu Uyên

                                              Ông thi đỗ Hội Nguyên năm 1523

                                                     Đời vua Lê Cung Hoàng

                                 Đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân khi 28 tuổi,

                               Ông được nhà Mạc bổ làm quan đến chức Hiến Sát Sứ.

 

 

  1. THANH HÓA
  2. Vương Đình Chiếu – Khoa Bảng

 

                                         VƯƠNG ĐÌNH CHIẾU

                       ĐỖ ĐẦU THI HƯƠNG – CỬ NHÂN ÂN KHOA

                         Dương Sơn, Mỹ Hòa, Hoàng Hóa, Thanh Hóa

                                        Sinh khoảng năm 1809 - 1869

    Đỗ đầu thi Hương – Đỗ Cử nhân ân khoa năm Đinh Dậu – Minh Mạng 18 - 1837

    Đỗ đầu giải Nguyên Ân khoa lần 2 Nhâm Dần, Thiệu Trị 2 năm 1842

   Ông được bổ làm quan tới chức tri huyện Vĩnh Tường, Đốc học tỉnh Ninh Bình,

   quan Án Sát tỉnh Hải Dương, khi mất cụ được phong đến chức Hàn Lâm Viên

   Ông là tấm gương sáng về học tập, rèn luyện trong cuộc sống, là tấm dương sáng về  

   đạo hiếu với cha mẹ khi còn sống cũng như khi qua đời.

   Cụ từng bị kỷ luật thời Nguyễn khi cụ còn làm Án Sát tỉnh Hỉa Dương, vì tội khi  

   cha mất cụ đã đưa quân lính về để tang cho cha, trong lúc việc nước đang rất cần 

   đến cụ

   Sau bị miễn chức, làm việc thuộc tội

   Sau khi ông qua đời được ban tặng Hàm kiểm thảo

 

  1. NGHỆ AN
  2. Vương Thúc Mậu - Khoa Bảng

 

VƯƠNG THÚC MẬU

Tú Tài Nho học

Quê quán :    Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Sinh khoảng năm 1810 - 1814

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu Đồng khoa Tú Tài Nho học khoa thi 1830

Nhà yêu nước quê làng Hoàng Trù nay là xã Nam Chung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông đỗ tú tài. Căm thù quân cướp nước ông tổ chức khởi nghĩa chống Pháp nhưng thế cô phải hi sinh. Con trai ông là Vương Thúc Quí, cháu là Vương Thúc Oánh đều có lòng yêu nước tham gia công cuộc cứu nước.

Sách Bài ngoại liệt truyện có ghi bài thơ điếu ông:

"Lăng lăng kì khí tỉ Kì sơn
Bất tử ninh dung nghịch lỗ hoàn.
Tá vấn phần lăng hà xứ tại?
Tả biên Hồng Lĩnh hữu Kim Nhan."

Bản dịch:

Lâng lâng khí lạ sánh tày non,
Chưa chết làm cho giặc mất hồn.
Muốn hỏi mồ ông đâu đó nhỉ?
Tả thì HồngLĩnh, hữu Kim Nhan.

 

  1. Vương Đình Qúy - Phó Bảng

 

                                              VƯƠNG ĐÌNH QUÝ

                                                        PHÓ BẢNG

                                            Vân Diên - Nam Đàn - Nghệ An   

                                                       Sinh năm 1884

                     Lúc 44 tuổi ông thi đỗ Phó Bảng, khoa thi Thành Thái 1892.

                                  Đây là khoa thi lần thứ 2 ông thi đỗ Phó Bảng

Năm 1885 thi Đình ông đỗ Trúng cách, song vì năm đó Triều Đình Huế xẩy biến nên không xướng danh.

 

  1. Vương Thúc Qúy – Cử Nhân – Tứ Hổ

 

                                              VƯƠNG THÚC QUÝ

                                                     CỬ NHÂN – TỨ HỔ

                                               Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An            

                                                 Sinh năm Nhâm Tuất 1862,

Là con trai độc nhất của Tú Tài Vương Thúc Mậu, từ nhỏ đã là người học giỏi, tài hoa. Vùng Nam Đàn có bốn người học giỏi, tài hoa nổi tiếng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được mệnh danh là “ Tứ hổ”

 Làng Kim Liên chiếm tới ba người là Vương Thúc Quý, Nguyễn Sinh Sắc, Trần Văn Lương, chỉ còn Phan Bội Châu là người làng Đan Nhiệm.

              “Uyên bác bất như San

                Thông minh bất như Sắc

                Tài ba bất như Quý

                Cường kỳ bất như Lương”

Tức là:

-  Không ai hiểu biết rộng được như Phan Văn San, tức Phan Bội Châu

-  Không ai thông minh như Nguyễn Sinh Sắc, tức cha Bác Hồ

-  Không ai tài hoa như Vương Thúc Quý

-  Không ai nhớ giỏi nhu Trần Văn Lương

Khoa thi năm Tân Mão 1891, ông thi đậu Cử nhân.

Mang nặng mối thù nhà, nợ nước, ông không ra làm quan, cũng không đi thi Hội, ở nhà dạy học, cùng Phan Bội Châu hoạt động cách mạng, cứu nước.

Cử Nhân Vương Thúc Quý con trai của Tú Tài Vương Thúc Mậu là người dạy chữ cho Bác Hồ tuổi ấu thơ.     

Ngày 14 tháng 7 năm 1901, lợi dụng ngày Quốc khánh nước Pháp có nhiều người đi lại trong thành Nghệ An, Vương Thúc Quý, Trần Hải đã theo Phan Bội Châu chỉ huy khoảng 20 người, bí mật tập trung trong thành Nghệ An định dùng giáo mác để cướp vũ khí giặc rồi đánh úp tỉnh thành Nghệ An. Việc không thành vì tên Nguyễn Điềm phản bội mật báo với thực dân Pháp. Tổng đốc Nghệ An Đào Tấn hết lòng che chở, nên Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Trần Hải và những người tham gia đều thoát nạn.

Năm 1904 Phan Bội Châu thành lập hội Duy tân ở Quảng Nam, năm 1905 phát triển ra Nghệ An, Vương Thúc Quý trở thành người tích cực hoạt động cho hội Duy tân. Ông tổ chức cho nhiều thanh niên Nghệ An xuất dương sang Nhật du học và vận động tài chính cho Hội. Năm 1907, trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập ở Hà Nội, Vương Thúc Quý thành lập phân hiệu Đông Kinh nghĩa thục ở làng Sen xây dựng tủ sách Tân thư.

Giữa năm 1907 Vương Thúc Quý trên đường ra Hải Phòng để sang Nhật. Ông tới Nam Định, bị ốm nặng phải trở về quê nhà. Bệnh tình ngày càng trầm trọng, ngày 19 tháng 7 nãm 1907, Vương Thúc Quý cố gắng ngồi dậy, bảo người bên cạnh đưa giấy, bút, viết mấy chữ : "Phụ thù vị báo, thử si1;" (Nghĩa là: thù cha chưa báo được đời này thật uổng, rồi trút hơi thở cuối cùng.

                                           

  1. Vương Danh Thân – Ngự Sử

 

                                            VƯƠNG DANH THÂN

                                                               NGỰ SỬ

                                              Vân Sơn, Nam Đường, Nghệ An

                                                      Sinh khoảng năm 1840

                                                          Nhiều đời đăng khoa,

                                                     Làm quan tới chức Ngự Sử

Ông là con Vương Đình Điển, anh của Vương Đình Toại, Chú của Phó Bảng Vương Đình Khôi, Vương Danh Chính, cha Phó Bảng Vương Đình Trân

 

  1. Vương Đình Trân – Phó Bảng

 

                                           VƯƠNG ĐÌNH TRÂN

                                                             PHÓ BẢNG

                                               Vân Sơn, Nam Đàn, Nghệ An

                                                   Sinh năm: Tân Mùi 1871

                                          Đỗ Cử nhân khoa thi năm Giáp ngọ 1894

                               Đỗ Phó Bảng năm 25 tuổi, làm quan tới chức Tri Phủ.

Ông là con của Cử nhân Vương Danh Thân, chắt nội của Cử nhân Vương Danh Miễn, cháu họ của Cử nhân Vương Đình Toại, em họ của Phó Bảng Vương Danh Quý, Cử nhân Vương Đình Chính, Phó Bảng Vương Danh Khôi

 

  1. Vương Danh Chính – Tri Huyện

 

                                                    VƯƠNG DANH CHÍNH

                                                               TRI HUYỆN

                                               Vân Sơn, Nam Đường, Nghệ An

                                                       Sinh khoảng năm 1870

                                                          Nhiều đời đăng khoa

                                     Làm quan tới chức Tri Huyện, sau về quê

Ông là em của Vương Đình Khôi, cháu của Vương Danh Thân, Vương Đình Toại

 

  1. Vương Thúc Độ - Tú Tài

 

                                            VƯƠNG THÚC ĐỘ

                TÚ TÀI

                                            Chung Cự, Nam Đàn, Nghệ An

                                                Sinh năm Nhâm Tuất 1862,

                                            Ông thi đỗ Cử nhân năm 43 tuổi

 

  1. Vương Hữu Phùng – Hội Nguyên – Đình Nguyên

 

                                             VƯƠNG HỮU PHÙNG

                                           HỘI NGUYÊN – ĐÌNH NGUYÊN

                                              Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

                                                       Sinh năm 1841

                                          Ông là em họ Vương Đình Quý.

Năm 30 tuổi ông thi đỗ cả Hội Nguyên, Đình Nguyên

Đệ Tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân (Thám hoa) khoa thi Duy Tân 4 – 1910

Ông làm quan đến chức Thừa chỉ Hậu bổ

 

  1. Vương Hữu Phu – Hội Nguyên – Đình Nguyên

 

                                         VƯƠNG HỮU PHU

                                   HỘI NGUYÊN – ĐÌNH NGUYÊN

                                       Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

                                   Tên cũ là Vương Đình Thụỵ, huý Bảy

                             Sắc ban đệ Tam Giáp (Đồng Tiến sỹ xuất thân)

                                  Sinh ngày 5 tháng 12 năm Tân Tỵ 1881

                           Ông thi đỗ đầu cả khoa thị Hội và khoa thi Đình

                           Đỗ Cử nhân khoa thi năm Qúy Mão 1903

                                  Đỗ đồng Tiến sỹ xuất thân năm 30 tuổi

               Ông được bổ làm quan chức Thừa chi, theo học trường Hậu bổ

            Quê quán:  Thôn Long Vân, xã Vân Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống Khoa bảng, cha là Vương Danh Thân, đỗ Cử nhân khoa Giáp Tý (1864) làm quan đến chức Giám sát Ngự Sử, anh ruột là Vương Đình Trân, sau đổi là Vương Đình Trác, đỗ Phó bảng khoa Ất Mùi (1895) làm quan đến chức Tri Phủ.

Từ nhỏ Vương Hữu Phu đã nổi tiếng thông minh, hiếu học, lại được dùi mài kinh sử từ các thầy đồ nổi tiếng trong tỉnh, như cụ đầu xứ Đinh Văn Uyển ở xã Kim Khê, Nghi Lộc, cụ Cử nhân Vĩnh Am, Nguyễn Thế Cát ở làng Đại Đồng, nay thược xã Thanh Tường, huyện Thanh Chương. Năm 23 tuổi cụ thi đỗ Á nguyên (Củ nhân thứ 2) khoa Quý Mão (1903) tại trường thi Hương Nghệ An. Đến khoa thi năm Canh Tuất (1910) cụ đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình, tức song Nguyên (Hội Nguyên và Đình Nguyên). Cụ làm quan đến chức Thừa chỉ hậu bổ, Trước tác xung cơ mật viện.

Cụ đã để lại một sỗ câu đối sáng tác treo ở nhà thờ họ Vương ở Vân Diên, Nam Đàn và ghi trong tài liệu gia đình Phó bảng Đào Phan Duân ở Bình Định.

Bài văn thi đỗ Đình Nguyên của cụ được gia đình và dòng họ Vương ở Vân Diên, Nam Đàn tìm ra, bản văn sách được trích ra từ tập: Hội đình văn tuyển, khoa thi Canh Tuất, Triều Duy Tân (Duy Tân – Canh Tuất khoa)

Đề luận do nhà vua ra, có đặt vấn đề rất thực tế của xã hội nước ta lúc đó.

“ Hiện thời trong dân gian chưa khỏi cảnh ăn xin, ở nơi rừng lớn, đầm sâu còn nghe tiếng trộm cướp, phải chăng đường lối giúp dân làm giàu và giáo hoá dân còn chưa thoả đáng? Quản Tử nói: “ Cơm áo đủ thì biết vinh nhục, kho lẫm đầy thì biết lễ tiết ”. Nay muốn bọn gian quỷ không nổi dậy, công thương được hưng khởi lên, ở vùng ven biển và ven núi, ruộng nương được khai khẩn hết, mọi nhà đều biết, việc giáo hoá được thi hành rộng rãi. Suy nghĩ cho sâu làm sao sửa trị được như thế ? Kẻ sĩ quân tử rộng đường khai thác cổ kim, biết sâu nghĩa vụ, hãy trình bày hết ý của mình, không phù phiếm, không dấu diếm, Trẫm sẽ ban khen, tiếp thu mà thi hành làm vậy”

Đinh Nguyên Vương Hữu Phu không những vận dụng triết học phương Đông như thuyết Ngũ hành để phân tích ưu nhược điểm thể chế chính trị xã hội phong kiến đương triều, lại nhìn thẳng vào thực tế xã hội lúc bấy giờ tìm ra những mặt yếu kém, sự lạc hậu về mọi mặt, đồng thời chắt lọc sự thông minh về kinh tế, văn hoá xã hội phương Tây để lý giải và làm sáng tỏ những non kém trong phương thức sản xuất, trong điều hành lực lượng lao động xã hội và đề xuất cần phải có chính sách cải tổ, tập trung xây dựng, phát triển đất nước ở những mặt đặc thù quan trọng phù hợp với đặc điểm thiên thời, địa lợi, nhân hoà của nước ta lúc bấy giờ.

Bài văn đối sách của Đình Nguyên Vương Hữu Phu.

“ Nay chế sách lấy việc trong dân gian còn cảnh ăn xin, ở nơi đầm lớn rừng sâu còn nghe tiếng trộm cướp ra đề hỏi, thần xin được giải bày. Có người nói đó là do thiên tai thường xuyên xẩy ra, thần cho là không phải thế. Theo thần thì mối lợi nông nghiệp của nước ta chẳng những chưa được mở rộng mà phân bón chưa được tận chế, nghề trồng trọt chưa có phương pháp tốt, cái đạo “ Phù chi ” học giả chưa làm đến cùng, chợt gặp năm hạn hán hay úng ngập, gây mất mùa, đói kém, thì niềm vui và mối lợi chưa khắp đến xóm nghèo. Cũng có người nói ấy là do sự ngộ nhận về tự do (thần) cũng cho không phải thế. Theo thần thì các học giả nước ta chẳng những chưa được mở mang, mà văn minh cũng chưa được đều khắp, nên tập tục lề thói còn chấp nê thủ cựu, cái đạo “Giáo chi ” có chỗ chưa làm hết sức. Bọn thiếu niên thì hiểu sai tự do, không thực hiện được ý nguyện, bền cam chịu sống ngoài vòng giáo hoá. Cái đạo “

Phù chi, Giáo chi” như vậy là chưa được tiến hành thoả đáng, thật đúng như chế sách nói vậy! Thần trộm nghĩ cái cần kíp lúc này không có gì hơn hai việc là hưng dân lợi và khai dân trí. Đức Khổng Tử khi trả lời câu hỏi của Nhiễm Hữu có nói rằng: “ Sau khi làm cho dân giàu có thì phải tiến hành giáo dục họ”  Tây triết nói: “ Muốn làm cho dân có tri thức thì trước hết phải khai thông sự ngu giốt của dân” Như vậy đường lối giúp dân làm giàu và giáo dục dân thường nương tựa vào nhau, việc thi hành không thể rối loạn…Nhưng thần trộm nghĩ, làm cho dân được lợi thì không gì quan trọng hơn nghề nông, mở mang dân trí thì không gì lớn hơn việc giáo hoá. Lại không thể nói công thương không đủ để hưng lợi và mở mang trí tuệ! Thần trộm cho rằng. “ Công” tất phải học máy móc, việc chế tạo do đó mới có phát triển, “ Thương” thì hàng hoá xuất nhập khẩu phải được thông suốt, có thế việc buôn bán mới được mở mang. Thần trộm thấy về công nghệ nước ta, thì nghề thủ công chưa được khéo, việc buôn bán thì hàng hoá xuất ra nước ngoài bị cấm, cả công và thương đều chưa có thể mưu cầu lợi ích một cách nhanh chóng. Vậy, triều đình phải dần dần hướng dẫn, lợi dụng cơ hội để mở rộng ra, ngõ hầu làm cho dân chúng không chịu ở yên trong cảnh tạm bợ, được chăng hay chớ, tạo ra thói quen không chịu bó mình trong cảnh an nhàn, khiến cho công thương có cơ hội hưng thịnh vậy. Thần trộm thấy có điều đáng lo nữa là dân nước ta đông mà đất hoang hoá ở ven biển, ven núi chưa được khai khẩn, vẫn để nguyên như cũ. Bởi vậy, nếu quan ở địa phương bảo trợ họ, cổ vũ họ, thì không cần đợi đốc thúc gắt gao mà dân chúng sẽ nhanh chóng khai hoang vậy. Thần mong ở các địa phuong mỗi nơi xây dựng nông trường, chọn một khoảnh ruộng hoang, tuyển người siêng năng, giỏi giang quản lý công việc, cứ để cho họ đưa lưu dân về cày ruộng khẩn hoang, cung cấp nông cụ, giúp đỡ vốn liếng, đem sách kỹ thuật nông nghiệp dạy cho họ, tham khảo thêm cách cày tuyết của phương Tây. Khuyến khích dùng cày máy và và các hoạt động khác, xác định chương trình học nhằm mang lại hiệu quả. Ruộng của nhà nước như thế thì ruộng của dân sẽ bắt chước làm theo, ruộng đất may ra ngày càng được khai khẩn thêm. Thần lại trộm thấy ở nước ta lâu nay khoán lương cho thầy, dân tuỳ tình hình mà cấp, người dạy học trò thì căn cứ vào đạo đức, chứ chưa dựạ vào chuyên môn mà chọn, nghĩa là vẫn như trước vậy ! Bộ Học nên nắm việc khảo hạch cuối cùng để chọn bằng tốt nghiệp như kiểu học có chương trình của nước Anh gồm 16 môn thi, hay của nước Đức gồm 18 khoá trình vốn có.

Thần muốn bắt chước làm theo, cầu lấy thực chất, không chuộng phù hoa, đòi hỏi về chuyên môn, chứ không chỉ biết qua loa, ngõ hầu văn minh có thể ngày một tiến lên”

          Ông Vương Hữu Phu được Sắc ban đệ Tam Giáp  Đồng Tiến sỹ xuất thân

          Anh em cùng đăng khoa

                           Ông đỗ đầu cả khoa thi Hội và thi Đình

                           Đỗ Cử nhân khoa thi năm Quý Mão 1903

                           Đỗ Đồng Tiến sỹ xuất thân năm 30 tuổi

Làm quan,chức Thùa chỉ theo học trường Hậu bổ, Ông là con của Cử nhân Vương Đình Trân, em họ của Phó Bảng Vương Đình Khôi, Cử nhân Vương Đình Chính

                                        

  1. Vương Tố Hoành – Cử Nhân

                  

                                    VƯƠNG TỐ HÙNG -VƯƠNG TỐ HOÀNH

                    THỦY TỔ HỌ VƯƠNG VĂN – HƯƠNG CỐNG – CỬ NHÂN

                                                 Diễn Cát, Diễn Châu, Nghệ An

                                                  Sinh khoảng năm 1685 – 1690

                   Ông Vương Tố Hùng – Vương Tố Hoành là Thủy tổ dòng họ Vương Văn tại Làng Hà Cát, xã Diễn Cát, huyện Diễn Chau, tỉnh Nghệ An                                                   

Ông cùng ba người con trai thi đậu Hương Cống (Cử nhân) khoa thi năm Qúy Mão 1723

 

 

  1. Vương Tố Định  – Hương Cống – Cử Nhân

 

                                                VƯƠNG TỐ ĐỊNH

                                              HƯƠNG CỐNG – CỬ NHÂN

                                             Diễn Cát, Diễn Châu, Nghệ An

                                             Sinh khoảng năm 1720 – 1722

Ông Vương Tố Định là con trai đầu của ông Vương Tố Hùng, Thủy tổ dòng họ Vương Văn tại Làng Hà Cát, xã Diễn Cát, huyện Diễn Chau, tỉnh Nghệ An

Ông cùng cha và hai người em trai thi đậu Hương Cống (Cử nhân) khoa thi năm Qúy Mão 1723

 

  1. Vương Tố Phú – Hương Cống – Cử Nhân

 

                                            VƯƠNG TỐ PHÚ

                                            HƯƠNG CỐNG – CỬ NHÂN

                                            Diễn Cát – Diễn Châu – Nghệ An

                                            Sinh khoảng năm 1724– 1726

Ông Vương Tố Phú là con trai thứ hai cua ông Vương Tố Hùng, Thủy tổ dòng họ Vương Văn tại Làng Hà Cát, xã Diễn Cát, huyện Diễn Chau, tỉnh Nghệ An

Ông cùng cha, anh trai và em trai thi đậu Hương Cống (Cử nhân) khoa thi năm Qúy Mão 1723

 

  1. Vương Tố Qúy - Hương Cống – Cử Nhân

 

                                            VƯƠNG TỐ QUÝ

                                        HƯƠNG CỐNG – CỬ NHÂN

                                      Diễn Cát – Diễn Châu – Nghệ An

                                          Sinh khoảng năm 1685 – 1690

Ông Vương Tố Qúy là con trai thứ ba của ông Vương Tố Hùng, Thủy tổ dòng họ Vương Văn tại Làng Hà Cát, xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Ông cùng cha và hai anh trai thi đậu Hương Cống (Cử nhân) khoa thi năm Qúy Mão 1723

 

  1. Hoàng Nhật Tôn – Cử Nhân Nho học

 

                                                  HOÀNG NHÂN TỒN

                                                          Cử Nhân Nho học

        Quê quán : Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

                                                    Sinh khoảng năm 1619 - 1621

         Thuộc dòng họ Vương Hoàng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu Cử Nhân Nho học khoa thi 1639.

 

  1. Hoàng Quang Huy

                                            HOÀNG QUANG HUY

Cử Nhân Nho học

                                     Quê quán:  Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Sinh  khoảng năm1622 - 1625

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu Cử Nhân Nho học khoa thi 1642

 

  1. Hoàng Bảy  – Cử Nhân Nho học

 

                                                  HOÀNG BẢY

Cử Nhân Nho học

Quê quán :    Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Sinh khoảng năm1634 - 1637

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu Cử Nhân Nho học khoa thi 1654

 

  1. Hoàng Viết Lương – Cử Nhân Nho học

 

                                            HOÀNG VIẾT LƯỢNG

Cử Nhân Nho học

Quê quán :    Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Sinh khoảng năm 1682 - 1685

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu Cử Nhân Nho học khoa thi 1702

 

  1. Hoàng Viết Đôn  – Cử Nhân Nho học

 

                                             HOÀNG VIẾT ĐÔN

Cử Nhân Nho học

Quê quán :    Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Sinh khoảng năm 1710

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu Cử Nhân Nho học khoa thi 1735

 

  1. Hoàng Công Liêm – Cử Nhân Nho học

 

                                          HOÀNG CÔNG LIÊM

Cử Nhân Nho học:

Quê quán :    Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

 Sinh khoảng năm 1742 - 1745

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu Cử Nhân Nho học khoa thi 1762.

 

  1. Vương Hữu Quyền – Cử Nhân Nho học

 

                                                 VƯƠNG HỮU QUYỀN

Cử Nhân Nho học

Quê quán :    Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Sinh khoảng năm 1720 - 1723

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu Cử Nhân Nho học khoa thi 1726

 

  1. Hoàng Kim Đán – Tú Tài Nho học

 

                                             HOÀNG KIM ĐÁN

                                                      Tú Tài Nho học

Quê quán :    Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Sinh khoảng năm 1810 - 1813

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu Đồng khoa Tú Tài Nho học khoa th

 

  1. Hoàng Đức MậuTú Tài Nho học

 

                                            HOÀNG ĐỨC MẬU

                                                     Tú Tài Nho học

Quê quán :    Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

 Sinh khoảng năm 1810 - 1813

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu Đồng khoa Tú Tài Nho học khoa thi 1830

 

23    Hoàng Công Dinh – Có Trình độ uyên thâm

 

                                            HOÀNG CÔNG DINH

Có trình độ uyên thâm cao

Tục gọi Cố Sầm:

Quê quán :    Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Sinh  khoảng năm1900 - 1903

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

 

  1. Vương Hoàng Trung - Có Trình độ uyên thâm

 

                                       VƯƠNG HOÀNG TRUNG

Có trình độ uyên thâm cao

Tục gọi Cố Bổng – Danh Y

Quê quán :    Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Sinh khoảng năm 1901 - 1903

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

 

25  Vương Thúc Lương  -  Có Trình độ uyên thâm

 

                                          VƯƠNG THÚC LƯƠNG

Có trình độ uyên thâm cao

Tục gọi thầy Nghĩa làng - Danh Y

Quê quán :    Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Sinh  khoảng năm1903 - 1906

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

 

26  Vương Thúc Mặc -  Có Trình độ uyên thâm

 

                                           VƯƠNG THÚC MẶC

Có trình độ uyên thâm cao

Tục gọi Cố quê

Quê quán :    Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Sinh  khoảng năm 1902 - 1905

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

 

27  Vương Thúc Nghị -  Có Trình độ uyên thâm

 

 

                                             VƯƠNG THÚC NGHỊ

Có trình độ uyên thâm cao

Tục gọi là Cụ Bá – Danh Y

Quê quán :    Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Sinh  khoảng năm1902 - 1905

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

 

  1. Vương Thúc Đàm - Có Trình độ uyên thâm

 

                                                 VƯƠNG THÚC ĐÀM

Có trình độ uyên thâm cao

Tục gọi Ông Hoe Thông- Danh Y

Quê quán :    Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Sinh  khoảng năm1904 - 1907

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

 

29   Vương Danh Vọng – Hiệu sinh đồ - Tú Tài

 

                                            VƯƠNG DANH VỌNG

Sinh năm: 1753 - 1755

Hiệu sinh đồ - Tú Tài

Quê quán :   Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thuộc dòng họ Vương Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đỗ Hiệu sinh đồ  - Tú tài – Khoa thi năm Quý Mão 1783

 

  1. Vương Danh Miễn – Hiệu sinh đồ - Tú Tài

 

                                            VƯƠNG DANH MIỄN

Sinh năm: 1755 - 1758

Hiệu sinh đồ - Tú Tài

Quê quán :   Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thuộc dòng họ Vương Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đỗ Hiệu sinh đồ  - Tú tài – Khoa thi năm Quý Mão 1783

 

  1. 31. Vương Danh Liên - Quốc Tử Giám sinh

 

                                             VƯƠNG DANH LIÊN

Sinh năm: 1777 - 1782

                                                 Quốc tử giám giám sinh

Quê quán :   Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thuộc dòng họ Vương Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đỗ Hiệu sinh đồ Quốc tử giám

Được bổ làm Quan Tri huyện, huyện Mỹ Lương, nay là hiyeenj Chương Mỹ Hà Nội

 

  1. Vương Danh Du – Hiệu sinh đồ - Tú Tài

 

                                              VƯƠNG DANH DU

Sinh năm: 1815 - 1818

Hiệu sinh đồ - Tú Tài

 Quê quán :   Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thuộc dòng họ Vương Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đỗ Hiệu sinh đồ  - Tú tài

 

  1. Vương Danh Quỳnh – Cử Nhân

 

                                         VƯƠNG DANH QUỲNH

Sinh năm: 1818- 1821

Cử nhân

                         Quê quán :   Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thuộc dòng họ Vương Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu Cử nhân khoa thi năm Quý Dậu năm 1873

Ông được bổ làm Quan Tỉnh cơ sơ loại.

 

  1. Vương Danh Truyên – Hiệu sinh đồ - Tú Tài

 

                                         VƯƠNG DANH TRUYÊN

Sinh năm: 1821 - 1826

Hiệu sinh đồ - Tú Tài

Quê quán :   Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thuộc dòng họ Vương Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu Tú Tài năm Mậu Ngọ năm 1858

Đậu Cử nhân khoa thi năm Canh ngọ 1870

Ông được bổ làm Quan Sơn phòng tham biện

 

  1. 34. Vương Danh Phổ – Hiệu sinh đồ - Tú Tài

 

                                             VƯƠNG DANH PHỔ

Sinh năm: 1825 - 1830

Hiệu sinh đồ - Tú Tài

Quê quán :   Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thuộc dòng họ Vương Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu Tú Tài năm Mậu Ngọ năm 1858

Ông được bổ làm Quan Chánh cửu phẩm

 

  1. 35. Vương Danh Hào – Hiệu sinh đồ - Tú Tài

VƯƠNG DANH HÀO

Sinh năm: 1833 - 1840

Võ Cử nhân

Quê quán :   Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thuộc dòng họ Vương Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu Võ Cử nhân năm 1788

Ông được bổ làm Quan Thuỷ cơ sinh đội

 

 

  1. Vương Đình Viện.- Tú Tài

 

                                                VƯƠNG ĐÌNH VIỆN

Sinh năm:

Tú Tài

Quê quán :   Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thuộc dòng họ Vương Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu Tú Tài năm Nhâm Tý 1912

Ông được bổ làm Quan Đề lại phủ Anh Sơn

Được phong Hàm Hàn lâm đại chiếu

 

  1. Vương Đình Tương - Tú Tài

 

                                              VƯƠNG ĐÌNH TƯƠNG

Sinh năm:

Tú Tài

Quê quán :   Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thuộc dòng họ Vương Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu Tú Tài năm Ất Mão

 Năm Mậu Ngọ 1918 Ông được bổ làm Quan Thừa phái

Được phong Hàm Hàn lâm đại chiếu

 

  1. Vương Đình Trác – Cử Nhân

 

                                                    VƯƠNG ĐÌNH TRÁC

      Sinh năm: 1867

  Cử nhân

Quê quán :   Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thuộc dòng họ Vương Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu Cử nhân khoa thi năm Giáp Ngọ 1894

Đậu Phó Bnagr năm Át Mùi 1895

                       Ông được bổ làm Quan Tri phủ, phủ Hà Thanh (Hà Tĩnh)

Được phong tặng Phụng thành Đại phu

 

  1. Vương Tử Huề - Tú Tài Triết học

 

                                                     VƯƠNG TỬ HUỀ

Sinh năm: 1914

Tú Tài Triết học

Quê quán :   Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thuộc dòng họ Vương Long Vân, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An

Thi đậu TúTài Triết học khoa thi năm Canh Thìn 1940

 Ông được cử làm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Cách mạng lâm thời

 huyện Nma Đàn, tỉnh Nghệ An

 

 

  1. Vương Thúc Oánh - kỳ cựu đầu tiên của Đảng CS Việt Nam.

                                           VƯƠNG THÚC OÁNH

                                                   Sinh năm: 1911

Quê quán :   Hoàng Trù,  Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Trù, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

                           Là 1 trong 9 kỳ cựu đầu tiên của Đảng CS Việt Nam.

Theo văn bản 5, 6, 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới đây cho biết:

“Nhóm Thanh niên cộng sản đoàn gồm chín thanh niên ưu tú là:

  1. Lê Hồng Sơn, Nam Đàn, Nghệ An.
  2. Lê Hồng Phong, Hưng Nguyên, Nghệ An.
  3. Hồ Tùng Mậu, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
  4. Lê Quảng Đạt, Nam Đàn, Nghệ An.
  5. Vương Thúc Oánh, Nam Đàn, Nghệ An.
  6. Lưu Quốc Long, Thanh Chương, Nghệ An.
  7. Trương Vân Lĩnh, Nghi Lộc, Nghệ An.
  8. Trần Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh.
  9. Lâm Đức Thụ, Kiến Xương, Thái Bình.”

 Bà Phan Thị Cương sinh năm 1902, người con gái duy nhất của cụ Phan, cũng tham gia hoạt động trong các tổ chức cách mạng. Chồng bà là ông Vương Thúc Oánh, đảng viên năm 1930. Bà Cương mất năm 1997. Con trai là Vương Thúc Cương, hiện đang ở Bình Dương.

THÁNG 2-1925

Khi đã trở thành chiến sĩ cộng sản nổi tiếng với những hoạt động xuất sắc trong phong trào cộng sán quốc tế, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) theo sự phân công của Quốc tế Cộng sản. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã gặp gỡ những người yêu nước Việt Nam và các hội viên Tâm tâm xã.

Sau khi tìm hiểu tình hình thực tế, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, tổ chức tuyên truyền giác ngộ họ, trên cơ sở đó lập ra nhóm Thanh niên cộng sản đoàn năm 1925. Nhóm Thanh niên cộng sản đoàn gồm chín thanh niên ưu tú là:

  1. Lê Hồng Sơn, Nam Đàn, Nghệ An.
  2. Lê Hồng Phong, Hưng Nguyên, Nghệ An.
  3. Hồ Tùng Mậu, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
  4. Lê Quảng Đạt, Nam Đàn, Nghệ An.
  5. Vương Thúc Oánh, Nam Đàn, Nghệ An.
  6. Lưu Quốc Long, Thanh Chương, Nghệ An.
  7. Trương Vân Lĩnh, Nghi Lộc, Nghệ An.
  8. Trần Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh.
  9. Lâm Đức Thụ, Kiến Xương, Thái Bình.

Trong số này Người đã kết nạp năm đảng viên cộng sản dự bị, trong đó có Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong. Đây là những hạt nhân nòng cốt ban đầu của cách mạng Việt Nam.

– Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t.l, tr.42-43.

– Tiểu ban Nghiên cứu lịch sử Đảng – Tỉnh uỷ Nghệ An: Nghệ An – những tấm gương cộng sản, Nxb. Nghệ An, 1998, t.1, tr.9-56.

 

  1. Vương Thúc Tình – Chiến sỹ Hồng quân Liên Xô

 

                                           VƯƠNG THÚC TÌNH

                                                   Sinh năm: 1925

Quê quán :   Hoàng Trù,  Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Trù, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Vương Thúc Tình, sinh ở tổng Kim Liên, năm 1925 gia nhập tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội do lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập. Ông còn có tên khác là Vương Thúc Liên và Vương Sĩ.

Theo hãng tin Sputnik, họ nằm trong số những Hồng quân Liên Xô đều bước hùng dũng trong cuộc duyệt binh huyền thoại ngày 7/11/1941 tại Quảng trường Đỏ. Tất cả những chiến sĩ tham gia cuộc duyệt binh lịch sử ấy đã tiến thẳng từ Quảng trường Đỏ ra tiền tuyến, ở cách trung tâm thủ đô Moskva 25 km để viết nên trang sử hào hùng, đánh bật quân phát xít Đức ra khỏi cửa ngõ thủ đô vào mùa Đông năm 1941-1942, mở ra một cục diện mới cho Chiến tranh Thế giới thứ hai.  

Danh tính của những chiến sĩ Hồng quân đặc biệt này đã được xác minh nhờ kết quả cuộc tìm kiếm lâu dài do các chuyên gia sử học Nga, các cựu chiến binh, các thành viên tích cực của Hội Hữu nghị Xô-Việt và các nhà báo Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Moskva (sau đó gọi là “Đài Tiếng nói nước Nga” và bây giờ là “Sputnik”) tiến hành. Họ là Vương Thúc Tình, Lý Anh Tạo, Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất và Lý Phú San.

Từ năm 1985, ở Liên Xô và sau đó trên báo chí Nga xuất hiện hàng trăm bài viết nói về những chiến sĩ Hồng quân người Việt. Các thành viên tham gia xác minh danh tính các anh hùng Việt Nam đã nhiều lần phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam. Công lao đóng góp của nhóm chiến sĩ Hồng quân người Việt trong cuộc phòng thủ và phản công bảo vệ Moskva đã được phản ánh trong bộ phim truyền hình dài do các nhà báo Nga tác nghiệp, qua cầu truyền hình đặc biệt giữa Moskva và Hà Nội, trong cuộc triển lãm tại trường phổ thông Moskva ở không xa Tượng đài Hồ Chí Minh trên quảng trường mang tên Người.

Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại chống phát xít Đức, 350.000 binh sĩ Liên Xô đã được tặng thưởng huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng Nhất. Năm 1985, nhân lễ kỷ niệm 40 năm Chiến thắng phát xít Đức, trong số những người được truy tặng huân chương, có cả 5 người Việt từng tham gia bảo vệ Moskva. Phần thưởng cao quý này được trân trọng lưu giữ trong gia đình họ. Còn từ bây giờ trở đi, tên tuổi của những chiến sĩ Hồng quân người Việt được tôn vinh tại Bảo tàng Trung ương Các lực lượng vũ trang LB Nga, cùng với những hiện vật kể về sự tham gia của các chuyên gia Nga trong cuộc kháng chiến của quân và dân Việt Nam./.

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Và ông đã tìm được tên tuổi của 3 người hi sinh đó?
Nhà báo Aleksei Syunnenberg: Chúng tôi đã tìm thấy một số tài liệu về những người Việt Nam tham gia lữ đoàn đó bảo vệ Mátxcơva. Tôi xin nhấn mạnh rằng, tham gia lữ đoàn này có 6 người Việt Nam, 3 người đã hi sinh ở ngoại ô Mátxcơva. Chúng tôi đã xác định tên của họ: một là đồng chí Lý Nam Thanh, tên do chủ tịch Hồ Chí Minh đặt, thật là Nguyễn Sinh Khang, sinh năm 1908 tại Làng Sen - tổng Kim Liên; hai là Lý Anh Tạo, tên thật là Hoàng Anh Tô, sinh năm 1912 cũng ở tổng Kim Liên; ba là Lý Thúc Chất, tên thật là Vương Thúc Thoại, sinh năm 1911 cũng ở tổng Kim Liên.
Trong chuyến đi Mátxcơva có một người lớn tuổi là Vương Thúc Tình sinh ở tổng Kim Liên. Năm 1925 ông gia nhập Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, còn có tên khác là Vương Thúc Liên và Vương Sỹ. Về cái chết của Vương Thúc Tình, tôi giả thiết rằng cũng giống như hàng loạt các nhà cách mạng của các nước châu Á lúc đó đang bị Nhật chiếm đóng. Theo qui định của ban lãnh đạo Liên Xô, sau khi đánh tan quân địch ở ngoại ô Mátxcơva, Vương Thúc Tình được gửi về nước. Nhiệm vụ được giao là thúc đẩy phát triển phong trào cách mạng trong nước để làm suy yếu quân Nhật. Nhưng trên đường dài trở về Tổ quốc, cuối năm 1942, Vương Thúc Tình đã bị quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch bắn chết.

Ký ức về những liệt sỹ Hồng quân người Việt qua lời thân nhân ở quê nhà.

Chiến sĩ Hồng quân người Việt - Những chuyện chưa bao giờ được kể

Bảo vệ Moscow: Hành trình kỳ lạ của người Việt duy nhất còn sống

Hồng quân người Việt: Vụ biến mất bí ẩn trong ký ức người chép sử

Vẫn còn một người phải xác minh

Trong hành trình tìm lại ký ức về những chiến sĩ Việt Nam từng tham gia chiến đấu bảo vệ Moscow năm 1941, chúng tôi được cụ Hoàng Xuân Đàn, người thầy giáo già chép sử ở xóm Hoàng Trù (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) đưa đến nghĩa trang liệt sỹ địa phương.

Trên tấm bia đá dày đặc tên tuổi các liệt sỹ, vẫn còn đó, ở vị trí trang trọng là tên các chiến sĩ Hồng quân người Việt.

Tuy nhiên, ở đây chỉ có 3 cái tên: Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất, Lý Anh Tạo.

Tên người thứ tư trong danh sách được truy tặng Huân chương Chiến tranh vệ quốc hạng nhất của Liên Xô là Vương Thúc Tình chưa được khắc trên bia.

 

Tên của những chiến sĩ Hồng quân người Việt trên bia đá nghĩa trang liệt sỹ ở Kim Liên

Cụ Đàn giải thích: “Trường hợp của liệt sĩ Vương Thúc Tình còn một số vấn đề chưa thể làm rõ. Do đó lúc lập tấm bia này, chính quyền địa phương tạm thời chỉ khắc tên 3 người”.

Theo thông tin của nhà báo Nga Aleksei Syunnenberg, người từng có 20 năm là Trưởng ban tiếng Đông Nam Á và tiếng Việt của Đài Tiếng nói nước Nga thì ông Vương Thúc Tình, sinh ở tổng Kim Liên, năm 1925 gia nhập tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội do lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập.

Ông còn có tên khác là Vương Thúc Liên và Vương Sĩ.

Về cái chết của Vương Thúc Tình có giả thuyết rằng, cũng giống như hàng loạt những nhà cách mạng của các nước châu Á lúc đó đang bị Nhật chiếm đóng, theo quyết định của ban lãnh đạo Liên Xô, sau khi đánh tan quân Đức ở ngoại ô Moscow, Vương Thúc Tình được cử về nước hoạt động. Nhiệm vụ được giao phó là thúc đẩy phát triển phong trào cách mạng ở nước mình để làm suy yếu quân Nhật.

Nhưng trên đường dài trở về Tổ quốc, hồi cuối năm 1942, Vương Thúc Tình đã bị quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch bắn chết.

Cũng theo lời cụ Đàn, việc làm rõ thân thế của các chiến sĩ này không hề đơn giản, bởi ký ức của những người còn sống đều khá mờ nhạt. Thêm nữa, những người thân thích cũng phần nhiều đi tứ xứ làm ăn.

Dưới cái nắng buổi trưa xứ Nghệ, cụ Đàn đưa chúng tôi đến gặp thân nhân các chiến sĩ Hồng quân người Việt.

Trong ngôi nhà nhỏ ở cuối xóm Hoàng Trù 2, bà Nguyễn Thị Mão (65 tuổi) là người thân trong gia đình liệt sỹ Lý Anh Tạo còn nhớ một số câu chuyện về ông.

Mặc dù chỉ là cháu dâu trong gia đình, thời điểm ông Tạo thoát ly gia đình bà không được chứng kiến cụ thể, nhưng qua lời kể của bố mẹ chồng, bà Mão cũng biết và luôn tự hào về người chú anh hùng.

 

Bà Mão kể lại những gì mình biết về người chú chồng

Ông Lý Anh Tạo tên thật là Hoàng Xuân Tợ (còn theo tài liệu của nhà báo Aleksei Syunnenberg thì là Hoàng Anh Tô). Ông sinh năm 1921, ở Hoàng Trù, Kim Liên, Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An).

Bà Mão kể, khoảng năm lên 13 tuổi, ông Tạo cũng nằm trong số những thiếu niên bỗng mất tích bí ẩn khỏi nơi chôn rau cắt rốn.

Sau này khi mọi việc đã được lịch sử soi rạng, gia đình bà Mão biết rằng ông đã được một chí sỹ cách mạng là ông Vương Thúc Oánh (người trong làng) và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đưa đi làm nhiệm vụ cách mạng.

Năm đó, vì nhiệm vụ quan trọng nên những thanh niên này được đưa đi một cách bí mật tuyệt đối và được đổi tên họ. Ông Tợ được bác Hồ đặt cho một cái tên khác là Lý Anh Tạo.

Tôi nghe bố mẹ chồng kể lại, trong buổi tối một ngày, bất ngờ chú Tợ biến mất trong sự ngỡ ngàng của gia đình. Lo lắng, cả gia đình, người thân huy động lực lượng tỏa ra đi tìm khắp nơi nhưng không thấy.

Mãi đến sau khi có người báo về, gia đình mới biết, chú Tợ được Bác Hồ đưa đi làm nhiệm vụ cách mạng bí mật”, bà Mão nhớ lại.

Thế rồi, trong suốt những năm sau đó, gia đình không hề nhận được bất cứ thông tin nào về ông Tợ nữa.

Sau một thời gian tìm kiếm, gia đình cũng đành nuốt nước mắt vào bên trong, coi như người đi đã ra đi mãi rồi.

Bất ngờ đến năm 1986, có đoàn khách Liên Xô tìm về đến tận nhà ông Tợ để báo tin cho gia đình. Sau đó, gia đình được trao tặng Huân chương “Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại” hạng nhất và Huy chương Vinh danh 40 năm Chiến thắng.

Đối với chúng tôi không có sự phân chia Chiến thắng của mình và của người khác. Chiến thắng đó là của chung đối với các dân tộc thuộc Liên Xô cũ và của nhiều nước khác mà sự đóng góp của họ được chúng tôi đánh giá cao và ghi nhớ. Chúng tôi sẽ không quên, khi vào mùa đông năm 1941, trong các trận đánh khốc liệt ở vùng ngoại ô Matxcơva, trong hàng ngũ Hồng quân cùng các công dân Liên Xô đã có cả các chiến sỹ quốc tế Việt Nam cùng chiến đấu. Năm người trong số đó đã được truy tặng các phần thưởng cao quý của chính phủ.

Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Vnukov Konstantin Vasilievich

Đau đớn, xót xa và tự hào

“Thời đó họ về trao bằng cho chú Tợ thì cả gia đình mới biết chuyện chú đã hy sinh. Bố mẹ tôi ai nấy đều đau đớn xót xa. Nhưng khi nghe họ kể về trận đánh hào hùng đó, cả nhà cảm thấy tự hào bởi sự hy sinh của chú ấy”, bà Mão chia sẻ.

Để minh chứng cho lời mình nói, bà Mão vừa kể chuyện vừa tìm trong tập tài liệu cũ kĩ được gói ghém cẩn thận trong tủ sách rồi đưa ra tấm giấy chứng nhận Bằng Tổ quốc ghi công ghi tên liệt sỹ Lý Anh Tạo.

 

Bản sao bằng Tổ quốc ghi công liệt sỹ Lý Anh Tạo

Người cháu dâu cũng cho hay, tấm bằng gốc hiện hiện đang được cất giữ trên bàn thờ chú Tợ tại nhà thờ họ. Tuy nhiên, do nhiều lý do nên việc thăm viếng vào lúc ấy không thuận lợi nên bà Mão không thể giúp chúng tôi tận mắt thấy tấm bằng gốc dù rất muốn.

Từ biệt gia đình liệt sỹ Lý Anh Tạo, chúng tôi tiếp tục tìm đến gia đình một người liệt sỹ quốc tế khác là ông Lý Thúc Chất.

Khi bước vào căn nhà ngói đơn sơ ở làng Sen 3 (xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An), trước mắt chúng tôi là một hình ảnh xúc động: Ba tấm bằng Tổ quốc ghi công treo trang trọng trên tường.

Có tới ba người trong gia đình này đã ngã xuống ở các mặt trận khác nhau, trong những thời kỳ khác nhau, trong đó có ông Lý Thúc Chất.

Chủ nhà là anh Vương Quốc Toản (SN 1971), niềm nở chào đón chúng tôi, không quên giới thiệu mình là cháu gọi liệt sỹ Lý Thúc Chất bằng bác.

 

Bằng chứng nhận Huân chương Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của liệt sỹ Lý Thúc Chất được treo trang trọng bên cạnh bằng Tổ quốc ghi công của ông và 2 liệt sỹ khác trong gia đình

Trong câu chuyện, anh nhiều lần nhắc lại niềm tự hào về người bác của mình.

Tuy nhiên, vì khoảng cách thời gian quá dài, cũng như khoảng cách thế hệ, nên ký ức của anh về liệt sỹ Lý Thúc Chất không còn nhiều, ngoại trừ những câu chuyện anh được nghe kể về sự biến mất của ông, cũng như "hành trình" trở về trên tấm Huân chương từ Liên Xô.

Còn trong những năm ông Chất xa nhà, điều gì đã xảy ra?

Theo tài liệu mà nhà Việt Nam học A.A.Sokolov cung cấp cho chúng tôi thì ông Lý Thúc Chất - tên thật là Vương Thúc Thoại.

Bố của ông là Vương Thúc Đàm, ủy viên huyện ủy Đảng cộng sản Việt nam, năm 1930 đã bị bắt và bị kết án tù chung thân.

Em trai của Lý Thúc Chất là Vương Thúc Sâm (sinh năm 1920 hoặc 1921) nhớ lại rằng vào năm 1938 hoặc 1939 gia đình họ có nhận được một lá thư của ông.

Không rõ căn cứ vào lá thư hay là bằng cách nào khác, những người thân của ông đã đoán biết được rằng Lý Thúc Chất đang có mặt ở Liên Xô và lá thư được gửi đi từ nơi đó.

Trước đó mọi người trong gia đình đều nói là ông đã chết và được chôn ở Côn Đảo, và thậm chí còn chỉ cho biết phần mộ của ông (trên thực tế, đó là ngôi mộ của chú ruột ông).

Ông Vương Thúc Sâm kể: Có một lần bà mẹ của ông bị gọi đến nhà trưởng thôn.

Tại đó một tên mật thám đã thẩm vấn bà, vì tên này muốn biết con trai cả của bà đi đâu.

Người mẹ ấy trả lời bà không có người con trai nào với cái tên gọi như thế. Đến lúc ấy tên mật thám đưa cho bà xem tấm ảnh và nói người thanh niên trong tấm ảnh đội mũ phớt chính là Lý Thúc Chất.

Theo lời hắn, tấm ảnh này được chụp năm 1929 tại Hồng Kông. Mặc dù bà đã nhận ra người thanh niên ấy là con trai của mình, nhưng bà đã không công nhận điều đó. Ông Sâm nhớ lại, câu chuyện này xảy ra sau khi có phong trào Xô-viết Nghệ - Tĩnh, tức là sau năm 1930.

Sau này bà mẹ của liệt sỹ Chất mới được người ta bảo cho biết rằng con trai của bà đã đi khỏi Việt Nam để hoạt động cách mạng và ông ấy có tên mới là Lý Thúc Chất.

Nhà nước Liên Xô truy tặng các ông Vương Thúc Tình, Lý Thúc Chất, Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo và Lý Phú San Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng nhất và Huy chương vinh danh 40 năm Chiến thắng.

 

42 Vương Thúc Thoại – Chiến sỹ Hồng quân Liên Xô

 

                                           VƯƠNG THÚC THOẠI

                                                   Sinh năm: 1911

Quê quán :   Hoàng Trù,  Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Thuộc dòng họ Vương Hoàng Trù, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Lý Thúc Chất là tên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho ông Vương Thúc Thoại, sinh năm 1911 cũng ở tổng Kim Liên. Cha ông là Vương Thúc Đàm, Huyện ủy viên Nam Đàn, năm 1930 bị thực dân Pháp bắt tù chung thân. Lý Thúc Chất còn em trai út là Vương Thúc Sâm sinh năm 1920. Theo hồi tưởng của ông Sâm, vào khoảng năm 1938 hoặc 1939, gia đình có nhận được một lá thư của Lý Thúc Chất và đoán rằng ông đang ở Nga vì thư được gửi đi từ đó.

Trong số bốn người trên, ba chiến sĩ Hồng quân Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo và Lý Thúc Chất đã anh dũng ngã xuống trong trận đánh chống phát-xít ở cửa ngõ Thủ đô Moscow.Trong khi đó, Vương Thúc Tình được cử về nước hoạt động, thúc đẩy phát triển phong trào cách mạng ở nước mình để làm suy yếu quân Nhật. Nhưng trên đường dài trở về Tổ quốc, cuối năm 1942, Vương Thúc Tình đã bị quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch bắn chết.

Năm 2010, nhà báo Aleksei Syunnenberg sang Việt Nam để tìm kiếm danh tính hai chiến sĩ còn lại với nhiều tư liệu quí báu mà ông sưu tập được. Ban Tiếng Việt của Đài Tiếng nói nước Nga với sự trợ giúp của các cơ quan và người Việt Nam yêu mến nước Nga đã xác định hai chiến sĩ đó là các ông Lý Tự Thông và Lý Văn Minh. Sau khi ba đồng đội kia hy sinh, họ đã tiếp tục cầm súng chiến đấu chống phát xít. Hiện nay chưa có nhiều tài liệu về hai ông.

 

 
Nhân vật tiêu biểu khác:
Phần một thủy tổ - thần tổ (22/6/2020)
Phần hai khoa bảng (22/6/2020)
Phân ba linh mục thương tọa đạo sỹ (22/6/2020)
Phần bốn Giáo Sư – Tiến sỹ (22/6/2020)
Phần Năm Văn chí Sỹ (22/6/2020)
Phần sáu Tướng Lĩnh Quân Đội (22/6/2020)
Các Tiến sĩ họ Vương (9/5/2020)
VIDEO CLIPS
Video
Màn Sử thi nghệ thuật "LINH THIÊNG VƯƠNG TỘC VIỆT NAM"
Lễ khánh thành Nhà thờ họ Vương Đình - Xóm Phong Phú, Hưng Hòa, TP Vinh
Màn sử thi nghệ thuật Linh thiêng Vương tộc Việt Nam
Họ Vương Việt Nam trao quà hỗ trợ Miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt
Đại hội Họ Vương (Phần 2)
Đại hội Họ Vương (Phần 3)
Hội nghị Họ Vương 28 tháng 06 năm 2020
Hoi nghi Ho Vuong VN LẦN THỨ NHẤT THÁNG 11 NĂM 2018
Bài hát Vương Tộc ca Việt Nam
Màn sử thi chào mừng đại hội Họ Vương Việt Nam
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0986.922.434

Ban liên lạc - 0987.516.868
Hôm nay: 5.764 | Tất cả: 123.662

Họ Vương Việt Nam
Ban liên lạc: 
Điện thoại: 0916.039.995 - 0987.516.868
E-mail: [email protected]
Website: http://vuongtocvietnam.com