NHÂN VẬT TIÊU BIỂU Bản in
 
Phần một thủy tổ - thần tổ
Tin đăng ngày: 22/6/2020 - Xem: 2142
 

PHẦN MỘT THỦY TỔ - THẦN TỔ

I. VIỆT NAM
1. Vương Qúy Nguyên – Thủy Tổ Vương Tộc Việt Nam

VƯƠNG QUÝ NGUYÊN
THUỶ TỔ VƯƠNG TỘC VIỆT NAM
ANH HÙNG DÂN TỘC – THỦ LĨNH KHỞI NGHĨA
Sinh khoảng năm 768 – 770
Vương Quý Nguyên (803) một Thủ lĩnh người Việt yêu nước đứng lên đánh đưổi ách thống trị nhà Đường (618 – 907). Cuộc khởi nghĩa đã thành công, viên quan đô hộ nhà Đường là Bùi Thái đã phải bỏ chạy về nước.
Nhằm lập lại chế độ đô hộ , nhà Đường cử Triệu Xương sang tiếp tục làm đô hộ An Nam, đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở Hoan Châu và Ái Châu. Sau một thời gian, cuộc binh biến của binh lính yêu nước người Việt chống lại chính quyền nhà Đường do Vương Qúy Nguyên lãnh đạo bị đàn áp. Tuy vậy, sự bất biến trong hàng ngũ binh lính người Việt phục vụ cho sự thống trị của nhà Đường vẫn rất lớn.
Vương Quý Nguyên vị anh hùng khởi nghĩa, một vị tướng tài ba, một thủ lĩnh táo bạo, đã thiết lập một chính quyền của người Việt trên đất nước ta thời bấy giờ. Tuy ông không xưng Đế, xưng Vương nhưng chính quyền của ông là chủ thể của người Việt mang ý chí tự cường và lòng tự tôn dân tộc
Đại Việt sử ký toàn thư viết “ Quý Mùi năm 803 (Đường Trinh Nguyên năm thứ 19) Đô đốc Bùi Thái sai lấp bỏ những hào rãnh ở trong thành hợp làm một thành, tướng ở châu là Vương Quý Nguyên đuổi Bùi Thái đi.
Sách tự trị thông giám chép “ Năm Trinh Nguyên thứ 19 (803) tháng 2 Đinh Hợi An Nam nha tướng Vương Quý Nguyên (Trực) quan Sát sử Bùi Thái, Thái chạy đến Chu Diên (Chu Diên là đơn vị hành chính do Nhà Hán thành lập nằm dọc sông Đáy, nam sông Hồng, trên đất Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Hải Hưng ngày nay. Từ Châu Hoan (Vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Ấp, Bắc Trường Sơn, một phần Trung Lào) Nghĩa quân của Vưng Quý Nguyên đã đánh đuổi Đô Hộ Sử Bùi Thái chạy ra tận phía Bắc. Điều này chứng tỏ cuộc khởi nghĩa đã được nhân dân hai châu, châu Hoan và châu Ái nhiệt liệt hưởng ứng. Bùi Thái chạy đến đâu cũng bị nhân dân các xã, huyện đánh đuổi rồi cùng tháng tả binh mã triệu giết Quý Nguyễn cùng đồng đảng đón Thái về châu.
Cuộc khởi nghĩa của Vương Quý Nguyên đã đưa ông lên hàng các vị tướng tài ba của đất nước (Nguyễn Khắc Thuần) tuy ông không xưng Đế, xưng Vương, nhưng Vương Quý Nguyên là một thủ lĩnh khởi nghĩa, là danh nhân anh hùng dân tộc, để lại dấu ấn vẻ vang của lịch sử đất nước. Ông đã cùng nhân dân viết nên trang sử chói lọi, hào hùng trong hàng trăm năm đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Hiện bài vị của Anh hùng dân tộc, Thủ lĩnh khởi nghĩa Vương Quý Nguyên đang dược thờ tự tại Đền thờ Danh nhân Dương Thanh, xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
Năm Tân Tỵ 803, Đường Đức Trung cử Lang Trung binh bộ Bùi Thái sang Giao chỉ làm An Nam Đô hộ sử. Bùi Thái là tên tướng trẻ nên hiếu thắng. Hai năm đầu hắn ổn định tình hình chính trị ở Bắc Giao chỉ, đánh dẹp các cuộc nổi dậy các vùng cát cứ của Phùng Hưng, Phùng An.(Năm 802 mới tan rã, theo lịch sử các Triều đại của Quỳnh cư và Đỗ Đức Hùng). Năm 802 hắn mới mò vào vùng Châu Ái và Châu Hoan, bắt dân ta đào hào rãnh đề đắp đường, xây thành trì kiên cố để bảo vệ quyền thống trị của nhà
Đường. Hắn không biết rằng các châu trên từ lâu đã là lãnh địa tự chủ của người Việt, do các thủ lĩnh Phùng An, Đỗ Anh Hào, Đỗ Minh Sách ,Vương Quý Nguyên và ai đó
mà sử sách Tàu và ta không biết mà ghi chép. Sẵn có tinh thần dân tộc và tự chủ, không để cho bọn thống trị xây thành đắp luỹ, đàn áp nhân dân. Thủ lĩnh Vương Quý Nguyên cùng với các Hào trưởng, bộ tộc trong châu lãnh đạo nhân dân hai châu, châu Hoan và châu Ái, nổi lên khởi nghĩa đánh đuổi Đô hộ Sử Bùi Thái. Đại Việt Sử ký toàn thư chép ”
Anh hùng dân tộc, Thủ lĩnh khởi nghĩa nghĩa Vương Quý Nguyên là Thuỷ tổ của dòng tộc họ Vương Việt Nam.
Văn tế Tế Tổ Thủ lĩnh khởi nghĩa nghĩa Vương Quý Nguyên là Thuỷ tổ của dòng tộc họ Vương Việt Nam, do Nghệ Nhân, Nghệ Sỹ Vương Ngọc Vinh, hậu duệ đời thứ 10, Vương tộc Đại tôn Vương Khả, Thạch Liên, Thạch Hà, Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực – Tổng Thư ký Hội đồng Vương Tộc Việt Nam, phụng soạn tế Lễ Anh hùng dân tộc, Thủ lĩnh khởi nghĩa Vương Qúy Nguyên năm 803, Thủy tổ Vương Tộc Việt Nam, ngày 18 tháng 2 năm Kỷ Hợi, tại Đền thờ các Danh Nhân xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An viết :
“ Đất Đại Việt hùng thiêng vạn thuở, trời An Nam chiếu tỏ vừng dương
Chốn Hoan Chau linh tú Việt Thường, cõi Chu Diên, Lâm Ấp, địa trường huyết chiến
Ngàn Hồng Lĩnh chín chín ngọn cao vời linh hiển
Dòng Lam Giang sóng quyện mây trời
Ngàn hai trăm năm lẻ, nước Việt muôn đời ghi tạc,
Đấng Anh hùng dân tộc lừng danh
Thủ Lĩnh khởi nghĩa Vương Qúy Nguyên, liệt oanh khí tiết
Thủ lĩnh người Việt, năm tám trăm linh ba, can trường trung liệt
Ghi dấu ấn tên mình thời chiến quốc Bắc thuộc thứ ba Tùy – Đường
Sẵn có tinh thần dân tộc tự chủ, tự cường
Không thể để bọn thống trị xây tường, xây thành đàn áp dân thường khổ ải
Thủ lĩnh Vương Qúy Nguyên đã cùng Hào trưởng, Bộ tộc trong Châu
Lãnh đạo nhân dân Châu Hoan, Châu Ái
Nổi dậy đuổi quân Bùi Thái, tàn lui
Công Thủ Lĩnh Sử ký Toàn thư, Qúy Mùi, Đường Trinh Nguyên mười chín viết:
“ Đô đốc Bùi Thái sai lấp những hào rãnh trong thành
Tướng trong Châu Vương Qúy Nguyên nổi chí bất bình
Đuổi Bùi Thái bỏ thành, tháo thân chạy trốn”
Sách Tự Trị Thông Giám, Trinh Nguyên mười chín, tháng hai, Đinh Hợi
Chép rằng:
“ An Nam Nha trưởng Vương Qúy Nguyên, Quan sát sử Bùi Thái
Thái bỏ chạy tới Chu Diên, rồi tháo thân về nước”
Thật xứng Đấng Anh hùng dân tộc, Thủ Lĩnh khởi nghĩa của dân tộc lừng danh
Vương Qúy Ngyên
Thủy Tổ, Tiên Linh Vương Tộc Việt Nam ngàn đời linh hiển.
“ Lòng dân Việt, con cháu nối đời Vương tộc
Tự hào thay Thủ lĩnh người Việt yêu nước Vương Quý Nguyên
Khí tiết oai hùng, đứng lên đánh đưổi ách thống trị nhà Đường
Cuộc khởi nghĩa đã thành công, viên quan Đô hộ nhà Đường Bùi Thái
Phải bỏ chạy, tàn lui tìm phương, tháo thân về nước.
Vương Quý Nguyên vị anh hùng khởi nghĩa
Một vị tướng tài ba, một thủ lĩnh táo bạo, ngoan cường
Đã thiết lập một chính quyền của người Việt trên đất nước ta thuở bấy giờ
Tuy ông không xưng Đế, xưng Vương
Nhưng chính quyền của ông là chủ thể của người Việt
Mang ý chí tự lực, tự cường và lòng tự tôn dân tộc
Cuộc khởi nghĩa của Thủ lĩnh Vương Quý Nguyên
Đã đưa ông lên hàng các vị tướng tài ba đất nước
Tuy ông không xưng Đế, xưng Vương
Nhưng Vương Quý Nguyên là một thủ lĩnh khởi nghĩa
Là danh nhân, anh hùng dân tộc, để lại dấu ấn vẻ vang cho lịch sử đất nước
Việt Nam ta.
Ông đã cùng dân Việt Nam ta, viết nên trang sử muôn đời chói lọi
Tỏa chí khí hào hùng hàng trăm năm đánh giặc giữ nước của dân
tộc Việt Nam ta.
Ôi, Vinh quang thay, tự hào thay Anh hùng dân tộc, Thủ lĩnh khởi nghĩa
Muôn đời các dòng tộc Vương tộc Việt Nam tôn xưng Thủy tổ,
Tiên Linh Vương Tộc Việt Nam, Vương Qúy Nguyên Tiên Linh Thủy Tổ ”
Tại Hội nghị Hội đồng Vương tộc Việt Nam lần thứ nhất ngày 18 tháng 11 năm 2017, tại Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, với sự có mặt và tâm nguyện của 50 dòng tộc họ Vương cả nước đã nhất tâm, đồng dạ, tôn xưng Thủ Lính khởi nghĩa, Anh hùng dân tộc Vương Qúy Nguyên là Thủy Tổ Vương tộc Việt Nam
Ngày 18 tháng 2 âm lịch hàng năm là ngày giỗ của ông.
Hiện bài vị của Anh hùng dân tộc, Thủ lĩnh khởi nghĩa Vương Quý Nguyên, Thuỷ tổ của dòng tộc họ Vương Việt Nam đang được thờ tự tại Đền thờ các Danh Nhân tại xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

II. HÀ GIANG
1. Vương Chính Đức - Thủy Tổ

VƯƠNG CHÍNH ĐỨC
VUA MÈO
Cao Nguyên – Đồng Văn – Hà Giang
Sinh năm : 1865
Quê quán: Sà Phìn, Đồng Văn, Hà Giang
Thuộc dòng họ Vương Sà Phìn, Đồng Văn, Hà Giang

Vua Mèo hay Vua H'Mông là một chức vụ thủ lĩnh tinh thần
Hoặc "lãnh chúa", của cộng đồng người H'Mông
Tại Việt Nam chức này có trước Cách mạng tháng 8, với các lãnh chúa như Vương Chính Đức ở Đồng Văn, Hà Giang, Hoàng A Tưởng ở Bắc Hà, Lào Cai. Sau Cách mạng chính quyền mới không công nhận chức này trong nước. Trước đây Vua H'Mông lãnh đạo cộng đồng theo hướng tự trị, trong đó kinh tế chủ yếu dựa vào việc trồng cây anh túc và chế xuất buôn bán thuốc phiện. Ngày nay vua H'Mông là một từ của huyền thoại, quá khứ của người dân tộc H'Mông.
Trước Cách Mạng tháng 8, Vương Chính Đức (1865 - 1947) (là vua H'Mông (hay còn gọi là Vua Mèo) với vương quốc của ông ở huyện Đồng Văn. Vương triều có sức mạnh, thao túng toàn bộ khu vực cực Bắc cũng như toàn bộ vùng Đông và Tây Bắc, lúc đó có 7 vạn dân, dân số đa phần trồng cây anh túc.
Vương Chí Sình (1886 - 1962) con trai thứ hai của Vương Chính Đức, là người được coi là kế nghiệp vua H'Mông. Trước năm 1945, tuy bị sức ép từ nhiều phía, các bên ép làm thân nhưng Vương Chí Sình muốn xây dựng Đồng Văn thành một vương quốc tự trị của người Mông, không theo Pháp cũng không theo Tưởng Giới Thạch. Các phe đối lập cũng không dám lật đổ Vương, bởi chỉ có Vương mới quy phục được cư dân ở vùng này.
Sau đó, 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Vương Chính Đức lên Hà Nội gặp mặt nhưng do tuổi đã cao nên ông cử Vương Chí Sình đi thay. Sau đó Vương Chí Sình làm việc cho chính phủ Hồ Chí Minh, thành đại biểu quốc hội khóa I và khóa II. Trước khi về hưu, Vương Chí Sình còn giữ chức chủ tịch huyện Đồng Văn. Vai trò vua H'Mông yếu dần, vì cùng hòa hợp với cả nước xây dựng một nhà nước thống nhất. Vương Chí Sình mất năm 1962 ở Hà Nội và linh cữu được đưa về Hà Giang, an táng tại Phó Bảng sau đó được cải táng về khu di tích nhà họ Vương như hiện nay.
Vua Mèo hay Vua H'Mông là một chức vụ thủ lĩnh tinh thần, hoặc "lãnh chúa", của cộng đồng người H'Mông tại các vùng nhất định ở Việt Nam và Lào [a].
Tại Việt Nam chức này có trước Cách mạng tháng 8, với các lãnh chúa như Vương Chính Đức ở Đồng Văn, Hà Giang, Hoàng A Tưởng ở Bắc Hà, Lào Cai. Sau Cách mạng chính quyền mới không công nhận chức này trong nước. Trước đây Vua H'Mông lãnh đạo cộng đồng theo hướng tự trị, trong đó kinh tế chủ yếu dựa vào việc trồng cây anh túc và chế xuất buôn bán thuốc phiện. Ngày nay vua H'Mông là một từ của huyền thoại, quá khứ của người dân tộc H'Mông.
Trước Cách Mạng tháng 8, Vương Chính Đức (1865 - 1947) là vua H'Mông (hay còn gọi là Vua Mèo) với vương quốc của ông ở huyện Đồng Văn. Vương triều có sức
mạnh, thao túng toàn bộ khu vực cực Bắc cũng như toàn bộ vùng Đông và Tây Bắc, lúc đó có 7 vạn dân, dân số đa phần trồng cây anh túc. Vương Chí Sình (1886 - 1962) con trai thứ hai của Vương Chính Đức, là người được coi là kế nghiệp vua H'Mông
Trước năm 1945, tuy bị sức ép từ nhiều phía, các bên ép làm thân nhưng Vương Chí Sình muốn xây dựng Đồng Văn thành một vương quốc tự trị của người Mông, không theo Pháp cũng không theo Tưởng Giới Thạch. Các phe đối lập cũng không dám lật đổ Vương, bởi chỉ có Vương mới quy phục được cư dân ở vùng này. Sau đó, 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Vương Chính Đức lên Hà Nội gặp mặt nhưng do tuổi đã cao nên ông cử Vương Chí Sình đi thay. Sau đó Vương Chí Sình làm việc cho chính phủ Hồ Chí Minh, thành đại biểu quốc hội khóa I và khóa II. Trước khi về hưu, Vương Chí Sình còn giữ chức chủ tịch huyện Đồng Văn. Vai trò vua H'Mông yếu dần, vì cùng hòa hợp với cả nước xây dựng một nhà nước thống nhất. Vương Chí Sình mất năm 1962 ở Hà Nội và linh cữu được đưa về Hà Giang, an táng tại Phó Bảng sau đó được cải táng về khu di tích nhà họ Vương như hiện nay.
Do buôn bán thuốc phiện với người Pháp nên Vương Chính Đức giàu có rất nhanh, có tài liệu nói rằng 1/3 số thuốc phiện Pháp mua ở Đông Dương bán ra ngoài thế giới là do “Vua Mèo” cung cấp...
Lâu đài của cha con nhà họ Vương ở mảnh đất Sà Phìn trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) mảnh đất tận cùng của đất nước đến bây giờ vẫn còn lấp lánh ánh hào quang của hai cha con ông “vua” Vương Chính Đức, Vương Chí Sình đã theo Cụ Hồ chống Pháp giữ vững vùng biên ải…
Lần đầu tiên tôi lên Đồng Văn vào khoảng tháng 4/1998, khi chạm chân tới dốc Cán Tỷ thì bắt đầu cảm nhận thấy sự hùng vĩ và hiểm trở của vùng đất cực Bắc nơi này. Mảnh đất in đậm dấu ấn của cha con họ Vương là Vương Chính Đức, Vương Chí Sình.
Qua rất nhiều tài liệu, tôi được biết các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc Việt Nam, phần lớn đã di cư từ phía Nam Trung Quốc nhằm trốn tránh các cuộc chiến tranh sắc tộc do người Hán phát động nhằm tiêu diệt các sắc tộc nhỏ để chiếm đất đai ruộng nương.
Trong số các dân tộc trốn chạy người Hán có dân tộc Mông. Trước đây họ sống ở bình nguyên Hoàng Hà phì nhiêu, mặc dù là dân tộc thiểu số nhưng họ không chịu khuất phục người Hán. Chiến tranh diễn ra liên miên, họ phiêu dạt khắp nơi, cuối cùng họ tụ lại trên vùng núi phía Bắc Việt Nam. Bởi thế, mối thù của dân tộc Mông đối với người Hán là mối thù truyền kiếp từ đời này sang đời khác.
Người Mông di cư tới Đồng Văn vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, Vương Chính Đức với tên là Vàng Dúng Lùng sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cha mất khi ông còn nhỏ. Vốn thông minh lại gan dạ và có máu giang hồ. Lên 10 tuổi ông đã đặt chân khắp mảnh đất Đồng Văn, có lần bỏ nhà vài tháng trời, có lần khi trở về nhà mẹ ông suýt không còn nhận ra ông nữa.
Nhà Thanh lúc bấy giờ lo ngại người Mông ở Đồng Văn câu kết với nhóm người nổi dậy ở phía Nam Trung Quốc nên cho quân tiến đánh. Thủ lĩnh người Mông ở Đồng Văn khi đó là Vừ Phán Lùng đã lãnh đạo nghĩa quân chống lại quân Thanh và quân Pháp đang tiến hành bình định các dân tộc miền núi phía Bắc. Vừ Phán Lùng do bị phản bội nên bị quân phiến loạn Trung Quốc giết, Vàng Dí Tủa lên thay lãnh đạo nghĩa quân một thời gian thì bị bệnh mất. Do mưu trí và dũng cảm nên Vàng Dúng Lùng được suy tôn làm thủ lĩnh để lãnh đạo cộng đồng người Mông trên cao nguyên Đồng Văn.
Dưới sự lãnh đạo của Vàng Dúng Lùng, nghĩa quân biết dựa vào núi rừng hiểm trở đánh bại các phiến quân từ bên kia biên giới tràn sang, đồng thời chặn đứng các cuộc xâm lấn của giặc Pháp từ Cao Bằng sang và từ Hà Giang lên. Năm 1990, Pháp đã huy động một đội quân hùng hậu kết hợp với binh lính địa phương là các dân tộc Tày, Thái thông thuộc địa hình từ Cao Bằng đánh sang. Quân của Vàng Dúng Lùng với vũ khí thô sơ không chống cự nổi đành để mất Đồng Văn cho quân Pháp chiếm đóng. Vàng Dúng Lùng lãnh đạo nghĩa quân rút vào rừng sâu chiến đấu ròng rã mấy năm trời khiến cho quân Pháp nhiều lần thất bại thảm hại, có nguy cơ không giữ nổi Đồng Văn.
Pháp nhận thấy cần phải dùng người Mông để trị người Mông nên Hiệp ước Pháp- Mèo được ký kết tháng 10/1913 với nhiều điều khoản, trong đó có điều khoản Phát rút khỏi Đồng Văn, trả Đồng Văn cho Vàng Dúng Lùng cai quản theo hình thức tự trị, cho phép Vàng Dúng Lùng thu mua và bán thuốc phiện cho Pháp. Triều đình nhà Nguyễn đã phong cho Vàng Dúng Lùng chức quan Bang Cơ, được cấp mũ áo quan của triều Nguyễn, thay mặt triều đình cai trị vùng đất Đồng Văn. Bắt đầu từ đó Vàng Dúng Lùng sử dụng tên Vương Chính Đức. Từ “Vua Mèo” được người dân gọi đối với Vương Chính Đức.
Do buôn bán thuốc phiện với người Pháp nên Vương Chính Đức giàu có rất nhanh, có tài liệu nói rằng 1/3 số thuốc phiện Pháp mua ở Đông Dương bán ra ngoài thế giới là do “Vua Mèo” cung cấp. Sản lượng thuốc phiện có năm Đồng Văn đạt 20 tấn/năm, chất lượng thuốc phiện của Đồng Văn cũng ngon nhất, nên được các lái buôn người Pháp rất mê.
Tiền thu được từ buôn bán thuốc phiện, Vương Chính Đức tiến hành xây dựng lâu đài của mình để khẳng định vị thế của “Vua Mèo” trên đất Đồng Văn. Ông đã chọn mảnh đất hình mai rùa trên đất Sà Phìn quê hương ông đế xây dựng lâu đài. Mảnh đất nằm trong thung lũng Sà Phìn bốn bề núi đá bao bọc, đó chính là thành lũy bảo vệ cho lâu đài. Với vị trí hiểm yếu như vậy, những người từ bên ngoài muốn vào được Sà Phìn phải vượt qua những vách đá tai mèo dựng đứng sắc lẹm, chỉ cần một động tĩnh nhỏ quân lính của Vương Chính Đức đã phát hiện ra.
Theo nhiều người dân kể lại, Vương Chính Đức thuê thợ xây dựng là người Tàu ròng rã mấy năm trời. Sau khi hoàn thành, “Vua Mèo” tổ chức một bữa tiệc linh đình để chiêu đãi thợ, các thợ ăn uống no say và được ông trả công một túi bạc trắng lớn cùng nhiều quà cáp có giá trị. Sáng hôm sau đoàn thợ ra về, nhưng tới biên giới thì bị một toán cướp chặn lại cướp hết của cải rồi bị giết sạch(?).
Lâu đài họ Vương được xây dựng theo kiến trúc của vua chúa Trung Quốc, có ba lớp nhà: Tiền dinh, trung dinh và hậu dinh. Nối ba lớp nhà hai tầng bằng gỗ, tường đất nện (kiến trúc của dân tộc Mông Dao, Pa Dí, Hà Nhì…vùng núi cao) là khoảng sân lát đá. Vợ chồng Vương Chính Đức ở lớp nhà trong cùng tường xây bằng đá xanh, có một đường hầm thoát hiểm khi có biến, phía sau lâu đài có một kho đựng tiền được xây dựng khá kiên cố. Xung quanh lâu đài là hàng rào xếp bằng đá xanh dày 0,8m, cao trên 2m, người bên ngoài khó vượt qua hàng rào đó để xâm nhập lâu đài.
Nằm trên vùng núi đá hiểm trở, lại là vùng biên ải các triều đại phong kiến Trung Quốc đều nhòm ngó đất Đồng Văn. Trước ngày Cách mạng tháng 8/1945 bùng nổ, Cụ Hồ nhận thấy vai trò của “Vua Mèo” Vương Chính Đức nên cử cán bộ thuyết phục Vương Chính Đức cùng Việt Minh kháng Pháp, đuổi Nhật, chống bọn Tàu Tưởng.Sau khi Vương Chính Đức mất, quyền được trao lại cho người con thứ tên là Vương Chí Sình tiếp tục sự nghiệp đánh đuổi giặc Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời Vương Chí Sình tham gia Quốc hội khoá I và kết nghĩa làm anh em, đổi tên cho ông là Vương Chí Thành, tặng ông thanh bảo kiếm, ngoài vỏ khắc 8 chữ: "Tận trung báo quốc/ Bất thụ nô lệ".Chuyện hậu duệ vua Mèo
Vua Mèo Vương Chính Đức có 3 người vợ và 4 người con trai. Vợ cả sinh được 2 người con trai là Vương Chí Tinh và Vương Chí Sình cùng 3 người con gái. Bà vợ hai sinh cho ông toàn con gái, còn bà ba có 2 con trai là Vương Chí Chư và Vương Chí Châu.
Trong 4 người con trai chỉ có người con thứ hai Vương Chí Sình là có vai trò nổi bật hơn cả trong việc kế tục sự nghiệp của vua Mèo đệ nhất. Và có lẽ đây cũng chính là người duy nhất ứng với câu sấm “vinh hiển đời sau” của thầy địa lý người Tàu khi chọn đất xây dinh thự nhà Vương.
Ông Vương Chí Sình sinh năm 1885. Khi đến tuổi trưởng thành ông mở một cửa hàng buôn bán tạp hóa, dầu hỏa, vải vóc và thuốc phiện ở Phó Bảng. Từ Đồng Văn, Vương Chí Sình đem thuốc phiện và các loại lâm thổ sản về Hà Nội, rồi sau đó chuyển xuống Hải Phòng để bán và mua các loại vải vóc, dầu hỏa, đá lửa… cùng các đồ dùng sinh hoạt khác đem ngược về Hà Giang. Khi Vương Chính Đức già yếu và bị Pháp bắt,
III. BĂC GIANG
1. Tự Phúc Huề - Thủy Tổ

VƯƠNG QUÝ CÔNG TỰ PHÚC HUỀ
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG HỮU
- Yên Tập, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Sinh khoảng năm : 1799
Ông Vương Qúy Công Tự Phúc Huề là Thủy Tổ
Dòng họ Vương Yên Tập, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

IV. BĂC NINH
1. Vương Qúy Công Tự Minh Dũng – Thủy tổ

VƯƠNG QUÝ CÔNG TỰ MINH DŨNG
THUỶ TỔ DÒNG HỌ VƯƠNG HỮU
Á Lữ, Đại Đồng Thành,Thuận Thành, Bắc Ninh
Thuỷ Tổ Khảo Vương Quý Công Tự Minh Dũng
Sinh khoảng năm : 1650 - Mất ngày 6 tháng 2
Phần mộ an táng tại Cửa Đình của Làng,
Hiện nay đã được dòng họ xây lại thành lăng mộ Thuỷ Tổ họ
Vợ Thuỷ Tổ Khảo Vương Quý Công Tự Minh Dũng là bà Nguyễn Quý Thị hiệu Từ Hảo, mất ngày 6 tháng 6, phần mộ an táng tại Cửa Đình của Làng.
Hiện nay dòng tộc họ Vương ở làng Á Lữ cúng giỗ Tổ cũng chính là cúng giỗ Tổ các cụ Thuỷ Tổ Khảo ngày 6 tháng 2, và Thuỷ Tổ họ ngày 6 tháng 6.
Thuỷ Tổ Khảo Vương Quý Công Tự Minh Dũng chỉ sinh được một người con trai là Vương Quý Công Tự Phúc Toản, là cụ Tổ đời thứ 2 của dòng họ.

2. Vương Hữu Vạn – Chánh Tổng
VƯƠNG HỮU VẠN
CHÁNH TỔNG
THẦY THUỐC
Á Lư, Đại Đồng Thành, Thuận Thành, Bắc Ninh
Sinh khoảng năm 1610
Quê quán :Á Lữ, Đại Đồng Thành, Thuận Thành, Bắc Ninh
Thuộc dòng họ Vương: Á Lữ, Đại Đồng Thành, Thuận Thành, Bắc Ninh
Là thấy thuốc chuyên chữa bệnh cho nhân dân trong vùng và Điền thổ

3.Vương Hữu Doan – Chánh Tổng
VƯƠNG HỮU ĐOAN
CHÁNH TỔNG – ĐIỀN CHỦ
Á Lữ, Đại Đồng Thành, Thuận Thành, Bắc Ninh
Sinh khoảng năm 1615
Quê quán :Á Lữ, Đại Đồng Thành, Thuận Thành, Bắc Ninh

V. HẢI PHÒNG
1. Vương Công Song – Thủy Tổ
VƯƠNG CÔNG SONG
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG CÔNG
Xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
Sinh khoảng năm : 1799
Ông Vương Công Song là Thủy Tổ dòng họ Vương
Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

VI. HÀ NỘI
1. Vương Thì Trung - Thủy tổ
VƯƠNG THÌ TRUNG
THỦY TỔ DÒNG HỌ VƯƠNG BÁT TRÀNG
ĐỆ TAM GIÁP ĐỒNG TIẾN SỸ XUẤT THÂN
Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội
Sinh năm 1537
Tên hiệu là Chám Trai
Đệ tam Giáp đồng Tiến sỹ xuất thân Vương Thì Trung
Là Thủy Tổ dòng họ Vương Bát Tràng Hà Nội
Xuất xứ từ dòng họ Vương Yên Mô, Ninh Bình
Năm 53 tuổi, ông thi đỗ Đệ tam Giáp đồng Tiến sỹ xuất thân
Khoa thi Kỷ Sửu năm thứ 2, niên hiệu Hưng Trị 1589, đời Mạc Hậu Hợp
Ông được bổ làm quan đến chức Thượng trinh Đại phu, Đô cáo sự trung,
Thượng chế bộ hình, tước tuyên Lâm Hầu, Thượng Thư, Giám sát Ngự Sử.

2.Vương Lệnh Công – Thủy tổ

VƯƠNG LỆNH CÔNG
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG DUY
Hương Ngãi, Thạch Thất, Hà Nội
Sinh khoảng năm : 1769
Ông Vương Lệnh Công là Thủy Tổ
Dòng họ Vương Hương Ngãi, Thạch Thất, Hà Nội


3.Vương Duy Hưởng – Thủy tổ

VƯƠNG DUY HƯỞNG
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG DUY
Đông Quang, huyện Quốc Oai, T. phố Hà Nội
Sinh khoảng năm : 1720
Ông Vương Duy Hưởng là Thủy Tổ
Dòng họ Vương Thôn Đồng Lư, xã Đông Quang
Huyện Quốc Oai, T. phố Hà Nội

4.Vương Công Đại – Thủy tổ

VƯƠNG CÔNG ĐẠI
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG CÔNG
Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Sinh khoảng năm : 1769
Ông Vương Công Đại là Thủy Tổ
dòng họ Vương Tổ dân phố Phúc Lý, phường Minh Khai,
Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

5.Vương Qúy Công – Thủy tổ

VƯƠNG QUÝ CÔNG
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG
: Làng Quan Trâm, Xã Phú Nghiã, huyện Chương Mỹ, Hà Nôi
Sinh khoảng năm : 1869
Ông Vương Qúy Công là Thủy Tổ
dòng họ Vương Làng Quan Trâm, Xã Phú Nghiã, huyện Chương Mỹ, Hà Nô

6.Vương Đức Thuận – Thủy tổ

VƯƠNG ĐỨC THUẬN
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG ĐẠI MẠCH 3
Mai Châu, Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội
Sinh khoảng năm : 1340 - 1343
Ông Vương Đức Thuận là Thủy Tổ dòng họ Vương 3
Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội

7.Tự Phúc Nguyên – Thủy tổ

TỰ PHÚC NGUYÊN
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG TRANG SƠN LỘ
Trang Sơn Lộ, Quốc Oai , Hà Nội
Sinh khoảng năm : 1844
Ông Vương Phúc Nguyên là Thủy Tổ dòng họ Vương Đắc
Trang Sơn Lộ, Quốc Oai, Hà Nội

8.Vương Công Đài – Thủy tổ

VƯƠNG CÔNG ĐÀI
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG PHÚ XUYÊN
Đông Đoài, Phú Xuyên, Hà Nội
Sinh khoảng năm : 1819 – 1820
Ông Vương Công Đại là Thủy Tổ dòng họ Vương
Đông Đoài, Phú Xuyên, Hà Nội

9.Vương Công Phúc – Thủy tổ

VƯƠNG CÔNG PHÚC
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG ĐẠI MẠCH 1
Mạch Lũng, Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội
Sinh khoảng năm : 1039 ( 1339 )
Ông Vương Công Phúc là Thủy Tổ dòng họ Vương 1
Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội

10.Vương Qúy Công – Thủy tổ

VƯƠNG QUÝ CÔNG
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG ĐẠI MẠCH 2
Đại Đồng, Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội
Sinh khoảng năm : 1339 - 1342
Ông Vương Qúy Công là Thủy Tổ dòng họ Vương 2
Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội

VII. HẢI DƯƠNG
1.Vương Qúy Công Tự Phúc Chính – Thủy tổ

VƯƠNG QUÝ CÔNG TỰ PHÚC CHÍNH
THUỶ TỔ VƯƠNG LÊ
Khuê Liễu, Tân Hưng, Thành phố Hải Dương
Thủy Tổ Lương y Vương Qúy Công - tên tự Phúc Chính
Sinh khoảng năm 1390 - 1400
Vương tộc khởi nghiệp đời nhà Minh 1407
Thủy Tổ Lương y Vương Qúy Công - tên tự Phúc chính, sống vào thời Lê Triều.làm chức Thái Y Viện, sau khi mất mộ táng tại Tổng Thạch Khê, huyện Gia Phúc,Xã Đông Liễu, thôn Đông Xá, xứ Đông Định (Gọi là xương rồng) hình thế đất như chim Phượng Hoàng bay về tổ ( tọa càn hướng tốn) đầu Tây Băc, mặt Đông Nam, lấy sông Trường Giang trước mặt làm án ( trước mặt là sông do đó con cháu Đinh tài đều vượng)
Tuy không rõ Thủy Tổ Lương y Vương Qúy Công - tên tự Phúc Chính sinh và mất vào năm nào. Nhưng theo Vương tộc Thế phả dòng họ Vương tại thôn Khuê Liễu, xã Tân Hưng, Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Cụ Thuỷ tổ Vương Quý Công Tự Phúc Chính, (Khoảng năm 1380 – 1385) ở vùng núi Ngự Bình thuộc Bắc Trung bộ, vốn là một dòng lệch tộc, có nghề nho, y, lý, số, nghề dạy học và làm nghề thưốc bắc. Cư trú tại xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nơi có núi Nùng. Ông có đức lớn, có lòng thương dân, nối đời dạy học và làm thuốc bắc. Đến đời cụ là đời thứ bao nhiêu, sinh hạ năm nào, và từ các đời trước làm gì không rõ, nhưng có 4 câu thơ để lại:
“ Mờ mịt mây che núi Ngự Bình
Ngậm ngùi phong cảnh chốn Thần kinh
Ba trăm năm lẻ ? cơ đồ ấy?
Gánh vác giang sơn có một mình ”
Theo Gia phả của dòng tộc họ Vương Làng Xuân Đào, xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và dòng họ Vương Thôn Khuê Liễu, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, cũng như nghiên cứu của các vị Tộc trưởng, các vị thủ chỉ, các hậu duệ hiểu biết của các dòng họ thì Ông Vương Nhất Lang (Hà Tĩnh)
Ông Vương Phúc Tâm (Yên Thành) và Vương Quý Công Tự Phúc Chính (Hải Dương) chính là một người. Có ngườn gốc từ dòng tộc Vương tộc Đại tôn Vương Khả tại xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Theo Vương Tộc thế phả của dòng họ Vương Thôn Khuê Liễu, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương viết:
“ Đến cuối đởi Trần khi Bình Định Vương Lê Lợi (1416) dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh
“ Trần mất (1388) giặc Minh Sang (1407)
Sông núi người chủ trương
Non xanh nổi áo vàng …”
Khoảng năm Ất Tỵ 1425 khi nghĩa quân theo kế của Nguyễn Chích, một vị tướng của Lê Lợi kéo quân vào khai khẩn vùng Nghệ An, Hà Tĩnh mở rộng căn cứ chống Minh.
Cụ Vương Quý Công Tự Phúc Chính 1380 - 1385 (Khoảng 40 tuổi) cùng mấy người bạn tâm huyết (Họ Đinh, Lê, Vũ) ra đầu quân dưới trướng tướng Nguyễn Chích. Nhờ cụ có nghề làm thuốc nên được giữ lại trong trướng để chữa thuốc cho quân lính.
Tới năm Mậu Thân 1428 cuộc kháng chiến chống quân Minh thành công, vua Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế (Lê Thái Tổ) ban thưởng cho các công thần. Cụ Vương Quý Công Tự Phúc Chính vừa có công chữa thuốc trong trướng, vừa có con gái tên gọi là
Vương Thị hiệu Từ Thục được xung vào Cung phi nên cụ Vương Quý Công Tự Phúc Chính được đặc ân ban chức: Thái Y- Tứ tính Lê Thị (Theo họ Quốc thích) được thực ấp ở Hải Dương và Hà Nội (Vì khi năm Ất Tỵ 1425 khi nghĩa quân theo kế của Nguyễn Chích, một vị tướng của Lê Lợi kéo quân vào khai khẩn vùng Nghệ An, Hà Tĩnh mở rộng căn cứ chống Minh, cụ Vương Quý Công Tự Phúc Chính đầu quân tướng Nguyễn Chích ra Bắc (1425) cụ ra đưa cả gia quyến từ xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ra vùng Gia Lộc, Hải Dương cư trú.
Theo chỉ dụ của Lê Triều thì các con cháu họ Vương:
- Hà Nội giả tòng vi Lê Thị (Ở Hà Nội theo họ Lê)
- Hải Dương giả tòng vi Vương Thị (Ở Hải Dương theo họ Vương).
Theo Gia phả của dòng tộc họ Vương Làng Xuân Đào, xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và dòng họ Vương Thôn Khuê Liễu, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương, thì Ông Vương Nhất Lang, Vương Phúc Tâm và Vương Quý Công Tự Phúc Chính, chính là một người. Có ngưồn gốc từ dòng tộc Vương tộc Đại tôn Vương Khả tại xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Và theo Gia phả dòng ghọ Vương Hữu Thuận Thành Bắc Ninh thì Ông Vương Quý công Tự Minh Dũng, Vương Quý công Tự Phúc Toản, Vương Quý công Tự Trung Trần, Vương Quý công Tự Phúc Hiệu với ông Vương Nhất Lang, Vương Phúc Tâm và Vương Quý Công Tự Phúc Chính, có liên quan ngưồn gốc từ dòng tộc họ Vương Hữu Thuận Thành Bắc Ninh hay không? có liên quan ngưồn gốc từ dòng tộc họ Vương Khả Đại tôn tại thôn Nguyên xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, họ Vương làng Xuân Đào, xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và dòng
họ Vương Thôn Khuê Liễu, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương, với họ Vương Hữu
Thuận Thành Bắc Ninh hay không?

2. Cung Phi Từ Thục – Ai Phi
CUNG PHI TỪ THỤC – VƯƠNG LÊ ÁI PHI TỪ THỤC
ÁI PHI LÊ TRIỀU
Khuê Liễu, Tân Hưng, Thành phố Hải Dương
Sinh khoảng năm 1415 -1420
Quê quán: Khuê Liễu, Tân Hưng– tỉnh Hải Dương
Là con gái Thái y Vương Qúy Công Tựu Phúc Chính
Thuộc dòng họ Vương Khuê Liễu, Tân Hưng – tỉnh Hải Dương
Theo thuyết truyển lại: Bà tên không rõ, chỉ gọi là Bà Phi Từ Thục, bà là con gái út của cụ Vương Thái Y Tự Phúc Chính. Là phận gái có nhan sắc, bà cùng hai anh trai theo học văn chương. Khi Triều đình mở khóa thi đầu thời Lê, bà đóng giả trai cùng hai anh trai vào ứng thí. Kỳ xướng danh bà có tên trong bảng hổ Cống sinh (Đậu Cử nhân) Bà và hai anh trai sợ quá liền cáo với cụ Thái Y Tự Phúc Chính, cụ Thái Y bàn với các quan đồng liêu làm tờ biểu tâu với vua Lê, Với Lời tâu rằng: “Là phận nữ có theo đòi nghiên bút, nay trót phạm tội khi quân (Gỉa trai ứng thí) tâu lạy vua xin chịu trói nhận tội, Thái Y Viện là cha xin thoái chức, hai anh em xin không nhận mũ áo, bản thân xứng tội xin Triều đình chiếu tội”
Nhận biểu của cụ Thái Y nhà vua và Triều thần đều thấy làm lạ, truyền cho cụ Thái Y và ba anh em vào bệ kiến. Cụ Thái Y và ba con tự trói mình lê gối vào trước sân rồng. Vua Lê thấy sự lạ và cảm công lao của cụ Thái Y và nhận thấy tài trí của ba anh em, cùng với các triều thần tâu xin giảm tội. Nhà vua truyền cho cởi trói và cho bà Từ Thục lên trước điện để nhà vua xem mặt. Khi nhà vua truyền cho quay lưng lại để quan sát thì bà liền nằm phủ phục xuống trước sân rồng. Tá cả Triều thẩn đều tỏ ý khen bà là người có lễ và xin nhà vua thu phục. Nhà vua ưng thuận và phong cho bà là Ái Phi Từ Thục và cho chính thức lập án Quốc thích họ Lê, từ đó về sau con cháu họ Vương “ Hà Nội giả tòng vi Lê thị
Hải Dương giả tồng vi Vương thị “.

3.Vương Thị Đào – Thần tổ
VƯƠNG THỊ ĐÀO
ĐÀO HOA TRINH THUÂN CÔNG CHÚA
An Lạc- huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Sinh khoảng năm 956 - 965
Quê quán: An Lạc- huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Thuộc dòng họ Vương: An Lạc- huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Là con gái Ông Vương Tĩnh Trang Thanh Tuyền, huyện Nga Sơn
phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Khu di tích Đền Cao có 5 ngôi đền.
Thờ 5 chị em họ Vương
Toạ lạc tại xã An Lạc- huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
- Đền Cả thờ Vương Phụ, Vương Mẫu
- Thờ Thượng đẳng phúc thần Vương thị Đào
Đào hoa trinh thuân Công chúa

4.Vương Thị Liễu – Thần tổ

VƯƠNG THỊ LIỄU
LIỄU HOA LINH ỨNG CÔNG CHÚA
An Lạc- huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Sinh khoảng năm 965 - 968
Quê quán: An Lạc - huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Thuộc dòng họ Vương: An Lạc - huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Là con gái thứ hai Ông Vương Tĩnh Trang Thanh Tuyền, huyện Nga Sơn
phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Khu di tích Đền Cao có 5 ngôi đền.
Thờ 5 chị em họ Vương
Toạ lạc tại xã An Lạc - huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
- Đền Cả thờ Vương Phụ, Vương Mẫu
- Thờ Thượng đẳng phúc thần Vương Thị Liễu
Liễu hoa linh ứng Công chúa

5. Vương Đức Minh – Thần tổ

VƯƠNG ĐÚC MINH
THƯỢNG ĐẲNG PHÚC THẦN
THIÊN BỒNG ĐẠI VƯƠNG TƯỚNG QUÂN
An Lạc- huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Sinh khoảng năm 968 - 970
Quê quán: An Lạc - huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Thuộc dòng họ Vương: An Lạc- huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Là con trai đầu Ông Vương Tĩnh Trang Thanh Tuyền, huyện Nga Sơn
phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Khu di tích Đền Cao có 5 ngôi đền.
Thờ 5 chị em họ Vương
Toạ lạc tại xã An Lạc- huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
- Đền Cao thờ trưởng nam Vương Đức Minh
Thượng đẳng phúc thần
Thiên Bồng Đại tướng quân Đại vương

6. Vương Đức Xuân – Thần tổ

VƯƠNG ĐỨC XUÂN
THƯỢNG ĐẲNG PHÚC THẦN
DỰC THÁNH LINH ỨNG ĐẠI VƯƠNG
An Lạc- huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Sinh khoảng năm 970 - 973
Quê quán: An Lạc - huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Thuộc dòng họ Vương: An Lạc- huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Là con trai thứ hai Ông Vương Tĩnh Trang Thanh Tuyền, huyện Nga Sơn
phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Khu di tích Đền Cao có 5 ngôi đền.
Thờ 5 chị em họ Vương
Toạ lạc tại xã An Lạc- huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Đền Bến Tràng thờ Vương Đức Xuân
Thượng đẳng phúc thần
Dực thánh linh ứng đại vương

7. Vương Đức Hồng – Thần tổ

VƯƠNG ĐỨC HỒNG
THƯỢNG ĐẲNG PHÚC THÂN
ANH VŨ DŨNG LƯỢC ĐẠI VƯƠNG
An Lạc- huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Sinh khoảng năm 973 - 975
Quê quán: An Lạc- huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Thuộc dòng họ Vương: An Lạc- huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Là con trai thứ ba Ông Vương Tĩnh Trang Thanh Tuyền, huyện Nga Sơn
phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Khu di tích Đền Cao có 5 ngôi
Thờ 5 chị em họ Vương
Toạ lạc tại xã An Lạc- huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Đền Bến Cả thờ Vương Đức Hồng
Thượng đẳng phúc thần
Anh vũ dũng lược đại vương

VIII. HƯNG YÊN
1. Vương Qúy Công Tự Phúc Minh - Thủy tổ

VƯƠNG QUÝ CÔNG TỰ PHÚC MINH
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG ĐÌNH
An Vĩ, huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên
Sinh khoảng năm : 1720
Ông Vương Qúy Công Tự Phúc Minh là Thủy Tổ
Dòng họ Vương An Vĩ, huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên

2. Vương Gia Hiền - Thủy Tổ

VƯƠNG GIA HIỀN
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG NHUẾ DƯƠNG
Nhuế Dương, Khoái Châu, Hưng Yên
Sinh khoảng năm : 1769 - 1772
Ông Vương Gia Hiền là Thủy Tổ dòng họ Vương
Nhuế Dương, Khoái Châu, Hưng Yên

IX. THÁI BÌNH
1. Vương Hữu Bằng – Thủy tổ

VƯƠNG HỮU BẰNG
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG HỮU
- Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
Sinh khoảng năm : 1670
Ông Vương Hữu Bằng là Thủy Tổ dòng họ
Vương Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

X. NAM ĐỊNH
1. Vương Phúc Khánh – Thủy tổ

VƯƠNG PHÚC KHÁNH
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG VĂN
Nguyệt Mại, Xã Đại Thắng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
Sinh khoảng năm : 1819
Ông Vương Phúc Khánh là Thủy Tổ dòng họ Vương
Nguyệt Mại, Xã Đại Thắng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

XI. NINH BÌNH
1. Vương Khôi - Thủy tổ

VƯƠNG KHÔI
THÂN PHỤ CÔNG CHÚA NGỌC QUANG
Cự Lai, Sơn Dược, Hoa Lư, Trường Yên, Ninh Bình

Quê quán: Thôn Cự Lai, thuộc động Hoa Lư, phủ Trường Yên, Ninh Bình.
Thuộc dòng họ Vương Cự Lai, thuộc động Hoa Lư, phủ Trường Yên, Ninh Bình.
Dưới thời thuộc Hán (Năm 200 TCN) ở Thôn Cự Lai, thuộc động Hoa Lư, phủ Trường Yên, Ninh Bình, vợ chồng ông Vương Khôi hiền lành, nhân đức, chăm làm việc thiện nhưng đứng tuổi rồi mà vẫn chua có con. Hai ông bà thường cầu khấn khắp nơi, mong trời phật phù hộ độ trì để có con.
Một hôm bà Vương nằm bỗng thấy người lâng lâng như đang bay bỗng lên không trung, rồi thấy mình được dẫn vào một cung điện, Vị Tiên chủ ra đón tiếp rất nồng hậu và ân cần nói “ Đây là điện Ngọc Quang, lượng trời vốn chẳng hẹp gì, lòng thành của hai ông bà đã được soi tỏ, nên ngài đã cho một Tiên nữ trong điện này xuống đầu thai làm con của ông bà. Nói xong Tiên chủ cho gọi Tiên nữ ra bà Vương mừng quá vội vàng đứng dậy thi lễ.

2. Vương Thị Tiên – Công Chúa

VƯƠNG THỊ TIÊN
VƯƠNG NGỌC QUANG
CÔNG CHÚA
Cự Lai, Sơn Dược, Hoa Lư, Trường Yên, Ninh Bình
(1993 năm)
(Có thể sinh năm 10 hoặc 15 SCN) ?
Có miếu thờ ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Quê quán: Thôn Cự Lai, thuộc động Hoa Lư, phủ Trường Yên, Ninh Bình.
Dưới thời thuộc Hán, con gái ông Vương Khôi.
Thuộc dòng họ Vương Cự Lai, thuộc động Hoa Lư, phủ Trường Yên, Ninh Bình
Sau chín tháng mười ngày bà Vương trở dạ, sinh được một bế gái mặt hoa, da phấn, cực kỳ xinh đẹp, đặt tên cho con là Vương Thị Tiên,Càng lớn lên nàng Tiên mỗi ngày càng thêm xinh đẹp lộng lẫy, nết na và thông tuệ khác thường.
Dưới ách thống trị của người Hán (Năm 200 TCN), lòng muôn dân đều căm giận, khắp nơi đều mở lò luyện võ và chờ thời cơ đúng dậy khởi nghĩa. Nàng Tiên cùng muôn dân đêm ngày luyện tập.
Sau một thời gian tất cả muôn người đều nhất tề tôn phù nàng Tiên làm chủ tướng. Nàng Tiên dẫn quân đi chiếm phủ Trường Yên và các vùng xung quanh, quân giặc chống cự yếu ớt rồi bỏ chạy.
Thanh thế nàng Tiên lừng lẫy khắp các miền.Đúng thời gian Hai Bà Trưng
( Năm 40 – 43 SCN) dựng cờ khởi nghĩa. Thấy uy lực uy vũ của nàng Tiên, Hai Bà Trưng phong ngay cho nàng Tiên là Ngọc Quang công chúa. Khi đuổi xong Tô Định, Hai Bà Trưng xưng Vương, Ngọc Quang công chúa được cấp thực ấp ở Trường Yên và cai quản một vùng Châu Ái.
Khi Mã Viện kéo quân sang, Ngọc Quang cùng Hai Bà Trưng xung trận, nhưng do lực lượng quân giặc qua lớn lại trong đêm tối, thế trận đường cùng, tất cả quân lính đều bỏ mạng. Khấn trời đất xong Ngọc Quang phi ngựa xuống sông tự vẫn, đó là rạng ngày 12 tháng 12 âm lịch. Với công lao to lớn của bà Vương Thị Tiên, được nhân dân lập đền thờ, tôn hiệu vẫn giữ là “ Ngọc Quang công chúa ”.

Vương Thị Tiên, tức Ngọc Quang Công chúa, nữ tướng thời Hai Bà Trưng. Được Trưng Nữ Vương phong Ngọc Quang công chúa. Bà được xem là vị nữ thần Việt Nam vì được cho là đã có công giúp dân cấy lúa vào thời Lý.
Từ đó Ngọc Quang công chúa vẫn thường hiển linh, phù hộ độ trì cho dân cho nước.
Đời Lý Thái Tông, nước ta có hạn hán lớn. Nhà vua sai lập đ àn tràng cầu mưa. Đêm hôm ấy, Lý Thái Tông (Năm 1000 – 1054) vừa chợp mắt, trông thấy một nàng công chúa từ xa tiến lại. Nhà vua bèn ngồi dậy hỏi chuyện. Công chúa cho biết mình đang ngự tại thôn Cự Lai, vâng mệnh Ngọc Hoàng đã làm mưa theo lời cầu khẩn của nhà vua. Lý Thái Tông tỉnh dậy, nhìn ra ngoài, quả nhiên lúc ấy trời đang đổ nước xuống nhu trút. Hôm sau thiết triều, nhà vua truyền cho Quốc sử quán và bộ Lễ tra cứu lai lịch các vị thần Khi được biết thần thành hoàng thôn Cự Lai là Vương Thị Tiên tức Ngọc Quang Công chúa, nhà vua bèn gia phong thêm hai chữ nữa, gọi đầy đủ là: "Ngọc Quang Thiên Lương Công chúa".Kỷ niệm 1979 năm (2019)
3. Vương Văn Huynh – Thủy Tổ

VƯƠNG VĂN HUYNH
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG GIA VIỄN
Gia Lạc, Gia Viễn, Ninh Bình
Sinh khoảng năm : 1839 - 1842
Ông Vương Gia Huynh là Thủy Tổ dòng họ Vương
Gia Lạc, Gia Viễn, Ninh Bình

XII. THANH HÓA
1. Vương Công Chính - Thủy tổ

VƯƠNG CÔNG CHÍNH
THỦY TỔ DÒNG HỌ VƯƠNG
Văn Nham - Quảng Văn – Quảng Xương – Thanh Hoá
Sinh khoảng năm 1690
Gia phả : Có bản gốc bằng chữ Hán và bản dịch Quốc ngữ của dòng họ Vương tại làng Văn Nham đã thất lạc, hiện còn lưu trữ là gia phả của cành 2 chi 2. Hiện nay, dòng họ Vương tại làng Văn Nham, xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương đã, đang kết nối với dòng họ Vương tại thôn Khuê Liễu, xã Tân Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương để biên chép và lập lại gia phả của cả dòng họ Vương tại làng Văn Nham
Sau khi krrts nối Gia phả đã xác định Chi họ Vuong tại làng Văn Nham, xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hõa thuộc đời thứ 13 ông Vuong Huy Lịch xuất tổ từ họ Vuong tại thôn Khuê Liễu, xã Tân Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương về làng Văn Nham, xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hõa

2. Vương Tĩnh – Thủy tổ

VƯƠNG TĨNH
THÂN PHỤ NĂM CHỊ EM HỌ VƯƠNG ĐỀN CAO
Trang Thanh Tuyền, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Sinh khoảng năm 925 - 931
Là thân phụ sinh hạ năm anh em Thượng Đẳng phúc thần họ Vương tại Đền Cao huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương là Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu, Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng
Đền Cao An Lạc tọa lạc trên đỉnh núi Thiên Bồng ở độ cao 30 mét, thuộc thôn Đại. Xa xưa, thôn Đại có tên là Dược Đậu trang, đến thời Hậu Lê, Dược Đậu trang phát triển thành một xã, có tên là Lạc Đạo, thuộc tổng Kim Đôi. Xã có 3 thôn gồm: Đại, Trung và An Bài. Sau năm 1945, Lạc Đạo trở thành một thôn của xã An Lạc, thị xã Chí Linh- Hải Dương.
Theo thần tích do Nguyễn Bính phụng soạn vào năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) lưu tại đền Cao: tại trang Thanh Tuyền, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung, Thanh Hóa có vợ chồng ông Vương Tĩnh và bà Đào Thị Thanh, lấy nhau đã lâu mà muộn đường con cái. Trong cảnh buồn phiền ấy, ông bà đã chu du thiên hạ và đã dừng chân ở Dược Đậu trang.Thấy nơi đây con người thuần hậu, đất đai trù phú, ông bà đã dừng lại, sinh sống cùng với dân bản trang. tại quê hương mới, gia đình họ Vương làm ăn phát đạt và sinh được 5 người con, 3 trai, 2 gái. Con trai cả có tên là Minh, thứ hai là Xuân, thứ ba là Hồng. Hai con gái có tên là Đào và Liễu. Năm anh em họ Vương học hành chăm chỉ và được giáo dục đến nơi đến chốn. Một lần về thăm phần mộ tổ tiên ở Thanh Hóa, vợ chồng Vương công đã gặp bão, đắm thuyền và qua đời, để lại muôn vàn đau thương cho anh em họ Vương.
Năm 981 quân Tống xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua truyền hịch đi khắp nơi tìm người hiền tài ra phò vua giúp nước. Lúc này năm người con họ Vương đang có tang cha mẹ nên không dám về triều ứng thí. Đến khi nhà Vua đem quân đi đánh giặc qua Dược Đậu Trang (An Lạc hiện nay) nhận thấy dân cư ở đây thuần hậu, địa thế hiểm yếu, nhà Vua liền cho lập đồn trại đóng quân tại đây. Hàng ngày thấy những người con họ Vương đi ngang qua cửa doanh đồn, Vua nhận thấy họ đều là người tài năng liền cho thử tài và chiêu dụng..Nhà Vua liền phong chức cho ba anh em trai là Quyền chưởng Trung hoa tể đại tướng và phong cho hai chị em gái là Mẫu nghi chí tôn thiên hạ. Sau khi nhận tước phong các ngài cùng xin phép nhà Vua cho được thay thánh giá cầm quân ra đánh giặc. Khi ấy 5 vị tướng cầm quân tiến đánh theo đường bộ tiến quân, giáp chiến một trận cực kì ác liệt. Quân giặc thua to, bỏ cả đồn tháo chạy về nước. Bờ cõi Đại Việt được giữ vững. Ngay ngày hôm đó Vua cho mở tiệc khao thưởng quân sĩ và nhân dân. Sau đó nhà vua dẫn quân trở về kinh đô, còn 5 ngai xin ở lại mãn tang cha mẹ sẽ về triều bái yết. Không ngờ ý trời linh hoá, đêm hôm đó trời đất tối tăm mờ mịt, mưa gió ầm ầm, 5 ngài đều thăng hoá về trời (đêm 24 tháng giêng). Sáng hôm sau trời đất lại trong sáng trở lại. Nhân dân kéo đến xem thì đã thấy mối đất đùn thành những ngôi mộ lớn rồi. Nhân dân liền lập biểu dâng lên triều đình. Nhà vua nghe tin vô cùng thương xót bậc quân thần có công lao với đất nước, liền sai quan triều đình về tận nơi làm lễ phúng viếng và phong mĩ tự cho 5 ngài:
- Vương Thị Đào là “ Đào hoa trinh thuận công chúa”
- Vương Thị Liễu là “ Liễu hoa linh ứng công chúa”.
- Vương Đức Minh là “ Thiên Bồng Đại tướng quân đại Vương
- Vương Đức Xuân là “Dực thánh linh ứng đại vương”
- Vương Đức Hồng là “ Anh vũ dũng lược đại vương”.
Năm vị được nhân dân tôn làm “ Thượng đẳng phúc thần” và đã xây dựng đền thờ phụng tại quê hương An Lạc.
Trong cuốn “Hải Dương di tích và danh thắng” các tác giả viết rằng: Khu di tích đền Cao thờ năm anh em họ Vương. Tuy nhiên qua tìm hiểu tư liệu điền dã và cách bố trí thờ phụng và lễ nghi nơi đây thì không phải là năm anh em họ Vương mà là năm chị em họ Vương. Như vậy khi so sánh giữa tư liệu đã được nghiên cứu với tư liệu điền dã luôn đặt cho chúng ta một dấu hỏi mà chúng ta cần cùng nhau giải đáp Vì tương truyền lại có thuyết:
.Quá trình chiến đấu, năm anh em đã lập công lớn. Kháng chiến thắng lợi, anh em họ Vương được mời về kinh đô Hoa Lư mừng chiến thắng, nhận ban thưởng công huân.Vương Minh công được phong Đại tướng quân, bốn anh em đều được phong chức tước và mỹ tự. Trong ngày vui chiến thắng, Vương Minh công đã qua đời đột ngột. Còn lại 4 anh em trở về Dược Đậu trang sinh sống. Sau khi qua đời, năm anh em họ vương đều được triều đình cho xây miếu thờ và đời sau đã được tôn thành Thành hoàng, đời đời phụng sự.
Đền thờ Vương Minh tướng công xây dựng thời Tiền Lê, tọa lạc trên đỉnh núi, giữa một rừng lim xanh tốt quanh năm. Thời Hậu Lê, năm Vĩnh Hựu thứ hai (1736) trùng tu. Đầu thế kỷ 20, đền được tái tạo theo kiến trúc chữ tam, bằng gỗ lim, lợp ngói. Công trình hiện còn vào hậu cung sâu 16,5 mét. Đồ tế tự ở đây còn khá đầy đủ và nhiều cổ vật có giá trị như: Bia ký, long đao, bát bửu, ngai ỷ, đòn bát cống… Đặc biệt là hệ thống đại tự, câu đối ca ngợi công đức của năm anh em họ Vương và cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi của dân tộc. Cùng với đền Cao, đền Bến Tràng, đền Bến Cả thờ 5 anh em họ Vương tạo thành một quần thể di tích.
Theo phong tục, hàng năm nhân dân địa phương tổ chức lễ sinh nhật Vương Minh tướng công (20/10), lễ mừng chiến thắng (24/10) và kỷ niệm ngày mất (24/1 âm lịch). Đây là những ngày hội lớn, hàng năm thu hút đông đảo du khách thập phương về dự. Tương truyền 5 vị tướng tài họ Vương, sinh ra ở An Lạc, là những người có công phò giúp vua Lê Đại Hành đánh tan quân xâm lược Tống, góp phần giữ yên bờ cõi. 5 ngài cùng đột ngột thăng hoá về trời (vào đêm 24 tháng Giêng ). Triều đình tiếc thương về tận nơi phúng viếng, phong mĩ tự và tôn 5 ngài là “Thượng đẳng phúc thần”, cho xây dựng đền ở Dược Đậu Trang (tức An Lạc) để phụng thờ. Sự sinh hóa của 5 vị tướng đã ra đời Lễ hội đền Cao, được mở từ 22 đến 25 tháng Giêng âm lịch hàng năm. An Lạc còn là nơi có sự tích ra đời của 12 dòng họ Giao Chỉ và là đại bản doanh của vua Lê Đại Hành trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống…
3. Vương Qúy Công Tự Phúc Hậu
VƯƠNG QUÝ CÔNG TỤ PHÚC HẬU
THỦY TỔ
HỌ VƯƠNG CỔ ĐỊNH – TRIỆU SƠN – THANH HÓA
Cổ Định – Triệu Sơn – Thanh Hóa
Sinh khoảng năm 1710 – 1715
Năm Khải Định (1916) thứ 7 - Tức năm 1923 – ngày 16 tháng 10
Cụ Vương Đức Hiển (tức Võng) lập VƯƠNG TỘC THẾ PHỔ
NGUYÊN TỰ - Nguồn gốc giả phả họ Vương ( Khải Định thất niên
(năm thứ 7). Tộc tôn Vương Đức Hiển phụ tả
Như vậy Họ Vương làng Cổ Định là một họ có từ thời khai sinh ra đất Cá Na ngụ ở xóm Cu Kê, làng Ất, phía sau, bên phải cạnh đình làng Thượng và nh thờ TS. Lê Nhân Kiệt, nay là sau nhà Thờ Chi 3 xóm Ất. Vì thất truyền nên không biết được thủy tổ mà chỉ ghi lại Tổ đời thứ nhất tự là PHÚC HẬU. Các đời kế tiếp đều tự là Phúc hoặc Trung làm tên đệm.
Ông Tổ đời thứ nhất tự là PHÚC HẬU,
Ông Tổ đời thứ 2 tự là PHÚC THIỆN
Ông Tổ đời thứ 3 tự là PHÚC THỰC
Ông Tổ đời thứ 4 tự là PHÚC THẬN
Ông Tổ đời thứ 5 tự là TRUNG CHÂN con trai trưởng Phúc Thận
Trung chân công sinh con Trai trưởng Vương Tiến Nghị tự PHÚC NGHỊ, tổ
đời thứ 6 là Ông Tổ đời thứ 6 tự là PHÚC NGHỊ.
Ông Tổ đời thứ 7 tự là PHÚC NGẠCH
Ông Tổ đời thứ 8 là VƯƠNG TIẾN ĐÀN tự là PHÚC ĐÀN
Ông Tổ đời thứ 9 là VƯƠNG TIẾN MẠO không có tự
Ông Tổ đời thứ 10 (hiện tại) là VƯƠNG TIẾN TÂN không có tự

4. Phúc Tướng Công - Vương Tiến Tước – Thủy Tổ

PHÚC TƯỚC CÔNG – VƯƠNG TIẾN TƯỚC
TRƯỞNG TỘC ĐỜI THỨ 9 - 10
HỌ VƯƠNG CỔ ĐỊNH – TRIỆU SƠN – THANH HÓA
Cổ Định – Triệu Sơn – Thanh Hóa
Sinh khoảng năm 1810 - 1812
Phúc Tước Công – Vương Tiến Tước là Trưởng tộc đời thứ 9 và thứ 10 hiện nay của dong tộc họ Vương Cổ Định – Triệu Sơn – Thanh Hóa
Phúc Tước là con trai thứ tư (quý nam) của Trung Chân Công theo dòng hệ
sinh ra từ ông tổ 5 đời là Trung Chân Công. Mẹ là Hứa Thị Từ Lương hiệu là
Lê Thị Khải. Vợ là Lê Thị Từ Linh.
Sinh hạ : Trưởng nam : Vương Tiến Lộng
Thứ nam : Vương Tiến Cam.
Thứ nam (út) : Vương Tiến Võng. Sau đổi là Vương Đức Hiền.
Phúc Tước sinh ra trong gia đình quý phái. Trước ở nhà dạy học, học trò độ 5
- 6 người. Nhân lúc trong làng tuyển lính, ông trúng tuyển nhập ngũ. Chuyển
thành giáo thụ trong 3 năm, dậy con lớn của Tuyên Võ Vệ và một số học trò.
Sau bản thân và học trò đều thành đạt cả. Lúc này ở tỉnh Quảng Yên xứ Bắc
Kỳ có giặc phỉ. Ông cùng suất đội kỵ binh xuất chinh. Bị vây thành 3 năm.
Triều vua Tự Đức (1829 - 1883) Thống tướng Trương Quốc Dũng (1797 - 1864) vâng mệnh xuất trận đánh giặc. Lúc đó chức vụ của ông Tước (1882) là ngũ trưởng (tương đương tiểu đoàn trưởng). Ông mở cửa thành rước vương sư vào cùng giác chiến phá giặc giải vây.
Mười năm sau (1892) mãn khoá trở về làng, dân xã bầu làm phó lý trưởng. Thời gian
3 năm siu thuế ổn thoả. Sau vì cao tuổi sung làm Văn Trưởng Hội. (Hội
trưởng làng văn), ở nhà vui thú gia đình, tiêu giao năm tháng.
Tướng ông to lớn, dùng gươm lớn múa tựa lông hồng. Về tư tưởng uyên thâm
như rồng hoá, hoa nở. Mộng bút văn chương
Tỷ (bà vợ ông Tước) người Hạ Ngũ Thôn bà là con ông Lê Văn May. Con gái
nhà nho, gửi làm con nuôi ông Lê Vân Xuân ở thôn Thanh Trì. Tính cần kiệm,
siêng năng, đảm đang việc nhà, nền nếp phòng the, đoan chính cũng do gia
phong sẵn có. Sớm tối trải qua thời gian, con trai cho học hành nối nghiệp,
con gái vừa làm ruộng vừa dệt vải.
Khi ông trở về làng lúc này gia đình sung túc. Cùng thầy dạy học người cùng
xã là Tổng giáo Lê tiên sinh, huý Ngọc Trăn. Ở nhà 3 năm dạy học, số học
sinh khoảng hơn 30 người, có nề nếp. Người trong làng đến sau vẫn khen ngợi
và quý trọng (6 gái 3 trai).
Ông Phúc Tước sinh năm Giáp Ngọ ngày l5 tháng 1 giờ Tuất thọ 75 tuổi. Mất
năm Mậu Ngọ ngày 17 tháng 5 (nhuần). Táng tại chợ Chế, ruộng bằng. Nhìn
huớng hoả tinh. Gối núi Quý, hướng Đinh, Rồng gối đầu (Càn Long).
Bà (tỷ) sinh 20 tháng 2 giờ Tý năm Giáp Thìn thọ 83 tuổi. Mất ngày 20 tháng
2 giờ Hợi năm Bính Dần, táng tại mã bà Công Xứ. Ruộng bằng, giáp sơn.
Đinh hướng. Khôn long nhập thủ. Sơ đồ mộ chí ghi ở trang 20 gia phả bản
chính - Chữ Hán

5. Vương Qúy Công Tự Bảo Lạc – Cao Cao Tổ

VƯƠNG QUÝ CÔNG TỰ BẢO LẠC
CAO CAO TỔ
CHI TỘC VƯƠNG ĐÌNH
Làng Cổ Bản, Hoằng Sơn, Hoằng Hoá, Thanh Hóa
Sinh khoảng năm 1650 – 1655
Vương Quý Công Tự Bảo Lạc (Nghiệp nho) mất ngày 7 tháng 4
Vợ là bà Thụ họ Lê, mất ngày 11 tháng 12
Ông Vương Quý công Tự Bảo Lạc, sinh ra vào đời vua Lê Chân Tông (Năm 1650 – 1655) Đây là thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh. Đằng trong lúc này có Chúa Hiền, là Hiền Vương con thứ 2 của Chúa Thượng. Đằng ngoài Chúa Trịnh, lúc đó là Trịnh Tráng. Hai Cụ Vương Quý công Tự Bảo Lạc sinh ông Cao Tổ Vương Bi Lỗ.

XIII. NGHỆ AN
1. Vương Mẫu - Thủy tổ

VƯƠNG MẪU
MẸ VUA
PHAN VI NGỌC CHÂU (PHAN THỊ DUNG)
Sinh khoảng năm 1315 - 1320
Truyền thuyết truyền lại đời vua Trần Duệ Tôn sinh vua Trần Dực Tông ( 1337-1377) không có sữa. Vua đưa bà Phan Vị Ngọc Châu về làm vợ thứ nuôi Trần Dực Tông.( 1341) Đời sau bà không có con, xin về quê sinh sống.(1350 – 1355)
Bắt nguồn từ tâm đức của một nhũ mẫu Hoàng Đế Trần Duệ Tông là bà Vương Mẫu, tên thật của bà là : Phan Thị Dung. Bà sinh ra và lớn lên tại tổng Đồng Vợi, làng Ngô Xá, huyên Châu Phúc, tức xã Hưng Hoà, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ngày nay.Thời nhà Trần, vua Trần Minh Tông có hai người vợ mang họ Hồ, một bà sinh ra Trần Nghệ Tông được phong là Minh từ Hoàng Thái Hậu, một bà sinh ra Trần Duệ Tông được phong là Đôn từ Hoàng Thái Phi.
Đôn từ Hoàng Thái Phi mất khi vua Trần Duệ Tông còn nhỏ, Thái thượng Hoàng Trần Minh Tông cho các cận thần đi tìm người phụ nữ có sức khỏe, nhan sắc, có tài, có đức và có đủ các điều kiện để làm vú nuôi cho Trần Duệ Tông. Cận thần nhà vua đi khắp nơi tìm kiếm và được các sứ giả giới thiệu tại thông Đồng Vợi, xã Ngô Xá, huyện Châu Phúc tức xã Hưng Hoà, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ngày nay, có bà Phan Thị Dung là gười con gái thôn quê, khoẻ mạnh, phúc hậu, chất phác, có nhan sắc nên được tiến cử vào cung thay Đôn Từ Hoàng Thái Phi nuôi Trần Duệ Tông khôn lớn.
Triều đình và nhà vua xem xét thấy bà có công nuôi con vua khôn lớn nên phong cho bà là Vương Mẫu ( Mẹ Vua) bà được Nhà Trần phong cho đạo sắc: “ Trần Triều Thánh Mẫu Phan Thị Phu Nhân” tức là triều đình thời nhà Trần phong tặng bà Phan Thị Dung là Thánh Mẫu.
Khi bà về quê, triều đình lúc bấy giờ cấp chiếu chỉ cho bà có quyền đi về đâu được khai dân, lập ấp, lập đồn điền, doanh trại sinh sống. và cho một đạo quân và sáu vị tướng tùy tòng đi cùng bà về quê.
Bà về vùng đồng chua nước mặn phù sa xưa nay gọi là đất Quảng ( sau gọi là xã Đức Quang). Có ba thôn, là thôn Cự phú, Thôn Nha Phong, Thôn Kiều Thái.( xưa có lậm kho lúa của Bà để ở điệu trung, dân gian thường gọi là làng Lậm). Nha Phong xưa nơi đội phòng vệ của Bà ở gọi là Nha Phòng sau này gọi là Nha Phong. Thôn Kiều Mộc đầy phù sa nổi hai cồn sau gọi là xã Hải Côn thôn Kiều Thái.
Bà Vương Mậu có công chiêu mộ dân lập ấp khai phá ruộng đồng khắp nơi trong và ngoài tỉnh và các nới khác không kể hết. Riêng vùng gần đây từ xã Đức Quang cũ cho đến xã Hải Côn, xã Phượng Côn cũ, nay là xã Hưng Hòa (ở Vinh), Xã Nghi Thái( Nghi Lộc), xã Nghi Phong( Nghi Lộc) đều là ruộng đồng của Bà quản lý.
Vùng đất thịt có 350 mẫu, vùng đất cát có khoảng 400 mậu thuộc là đất công điền. Cứ ba năm chia lại cho dân một lần.
Thời kỳ đó bà chiêu mộ dân chúng đến bất kỳ họ nào cũng xưng là họ Vương Đình (Triều đình công nhận họ nhà Vua).
Thời kỳ đó bà Cô Tổ đầu tiên xưng là Vương Thị Thân sinh ra Đức Tổ Vương Đình Vạng (có hiệu ghi phía sau, đầu tiên).
Ngày 25 tháng 9 năm 1895 vua Thành Thái ban sắc phong cho xã Đức Quang, huyện Châu Phúc, nay là xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
“ Đang thờ phụng Trần triều Thánh Nương Phan Thị Phu Nhân chi thần, thiêng liêng linh ứng, trước nay chưa sắc phong, đến nay Trẫm đảm nhận mệnh lớn nhớ công ơn thần sắc phong là : Tường báo trung hưng linh phù chi thần, cho phép vẫn phụng thờ như cũ”
Hai chữ Đức Quang soi sáng công đức của Thánh Nương Phan Thị Phu Nhân được lưu giữ và ghi ơn từ đôi câu đối
“ Đức quản Triều Trung thiên khải thánh
Quang khai Vương thổ địa chung limh"
Ngày 11 tháng 8 năm 1910, triều vua Duy Tân ban sắc phong.
“ Trước nay đang phụng thờ Tường bảo trung hưng linh phù trần triều thánh nương chi thần, đã từng được ban cấp sắc phong phê chuẩn việc phụng thờ. Năm Duy Tân nguyên niên 1907, đại lễ tấn Quang đã có lễ long trọng ban báo chiếu ghi nhớ công ơn, đăng trật. Đồng thời cho phép phụng thờ như cũ, để nhớ lễ nước và phép tắc thờ tự. Kính vậy”
Ngày rằm tháng 7 năm 1924 triều vua Khải Định ban sắc phong, gửi xã Đức Quang, huyện Chấu Phúc (Xã Nghi Thái, Nghi Lộc)
“ Trước nay đang phụng thờ Tường bảo trung hưng trần triều thánh Hưng Phan Thị Phu Nhân tôn thần hộ Quốc bảo dân, thiêng liêng linh ứng. Đã từng được ban cấp sắc phong, phê chuẩn việc phụng thờ. Đến nay nhân dịp lễ thọ nhà vua tuổi 40, có lễ long trọng ghi nhớ công ơn thần và đăng trật, gia tặng là trinh uyên tôn thần. Đặc biệt là phê chuẩn phụng thờ, đặng ghi nhớ ngày lễ nước và phép tắc thờ phụng. Kính vậy”
Trong 6 viên quan Triều Trần được nhà vua cử đi theo bà Vương Mẫu về xây dựng quê hương, lúc đầu mang 6 họ khác nhau (Uông, Chu, Hoàng, Hứa, Đậu) nhưng với lòng tin và tình cảm sâu nặng như con một nhà của bà Vương Mẫu, nên sau khi bà qua đời thì các viên quan của đòan tùy tùng đã lấy họ Vương mà Triều đình nhà Trần đã phong cho bà làm chính họ của mình. Một trong 6 viên quan đó có ông Vương Đình Nghi (Húy hiệu Vương Lĩnh Nghi) bây giờ là thần tổ của họ Vương Đình Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An. Thời bấy giờ anh em chung trong một nhà và cùng một bố mẹ sinh ra, nhưng với tên lót, tên đệm lại khác nhau: Mạnh, Linh, Trọng..nhưng cùng chung một tên lót, tên đệm là Đình. Từ đây họ Vương Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An mang tên đệm, tên lót là Vương Đình.
Sau khi bà Vương Mậu và hai tướng qua đời. Xã Đức Quang cũ lập đền thờ Bà ở thôn Cự Phú, tại đền nhà thờ họ Dương Xuân bây giờ. Mộ của Bà mai táng tại đất a Cam( ổ Ga) thuộc Xã Hải Côn nay là Nghi Thái Nghi Lộc, đời sau dân Kiều Thái rước Bà về lập đền thờ bên mộ đất a Cam ( ổ Ga) xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

2. Vương Lĩnh Nghi - Thủy Tổ

VƯƠNG ĐÌNH NGHI
VƯƠNG LĨNH NGHI
THUỶ TỔ DÒNG TỘC VƯƠNG ĐÌNH
Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Sinh khoảng năm 1330 - 1335
Trong sáu viên quan nhà Trần được nhà vua cử đi theo bà Vương Mẫu về xã Đức Quang, huyện Châu Phúc, nay là xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, ban đầu sáu vị mang sáu họ khác nhau (Uông, Dương, Chu, Hoàng, Hứa, Đậu) nhưng với lòng tin và tình cảm sâu nặng như con một nhà của bà Vương Mẫu mà triều đình nhà Trần đã phong cho bà, và lấy họ Vương làm chính họ của mình. Một trong sáu vị quan có Vương Đình Nghi (Huý hiệu Vương Lĩnh Nghi) và bây giờ là Thuỷ tổ của họ Vương Đình, tại thôn Kiều Mộc, Kiều Thái, xã Đức Quang, tổng Hải Côn, nay là xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Thời bấy giờ tất cả anh em như trong một nhà và cùng một bố mẹ sinh ra, nhưng với tên lót, tên đệm cho họ lại khác nhau như: Vương Mạnh, Vương Lĩnh, Vương Trọng
....nhưng vẫn giữ nguyên tên đệm gốc là Vương Đình.
Ông Vương Đình Nghi ( Vương Lĩnh Nghi) sinh hạ 4 người con trai và 1 người con gái.
- Ông Vương Đình Thảo (Vương Lĩnh Thảo) Ngự Sử tại Nghệ An
- Ông Vương Đình Tự ( Vương Trọng Tự) Hy sinh lúc ra trận
- Ông Vương Đình Thuần (Vương Lĩnh Thuần) Đô chỉ huy sứ, ngũ đội tướng quân
- Ông Vương Đình Giao (Vương Lĩnh Giao) Đô chỉ huy sứ đại tướng quân
- Bà Vương Thị Ký – Phu nhân Nguyễn Văn Bích

3. Vương Đình Thỏa - Ngự Sử

VƯƠNG ĐÌNH THỎA – VƯƠNG LĨNH THỎA
NGỰ SỬ NGHỆ AN
Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An
Sinh khoảng năm : 1355 - 1358
Quê quán : Kiều Mộc, Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An
Thuộc dòng họ Vương Đình Kiều Mộc, Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An
Là Quan Ngự Sử thuộc tỉnh Nghệ An

4. Vương Đình Tự - Đô chỉ huy Sứ

VƯƠNG ĐÌNH TỰ – VƯƠNG TRỌNG TỤ
HY SINH LÚC RA TRẬN
Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An
Sinh khoảng năm : 1358 - 1361
Quê quán : Kiều Mộc, Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An
Thuộc dòng họ Vương Đình Kiều Mộc, Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An

5. Vương Đình Thuận – Đô chỉ huy Sứ

VƯƠNG ĐÌNH THUẦN - VƯƠNG LĨNH THUẦN
ĐÔ CHỈ HUY SỨ - NGŨ ĐỘI TƯỚNG QUÂN
Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An
Sinh khoảng năm : 1361 - 1363
Quê quán : Kiều Mộc, Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An
Thuộc dòng họ Vương Đình Kiều Mộc, Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An
Ông được bổ chức : Đô chỉ huy sứ, Ngũ đội tướng quân

6. Vương Đình Giao - Đô chỉ huy Sứ

VƯƠNG ĐÌNH GIAO - VƯƠNG LĨNH GIAO
ĐÔ CHỈ HUY SỨ - ĐẠI TƯỚNG QUÂN
Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An
Sinh khoảng năm : 1363 - 1366
Quê quán : Kiều Mộc, Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An
Thuộc dòng họ Vương Đình Kiều Mộc, Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An
Ông được bổ chức : Đô chỉ huy sứ, Đại tướng quân

7. Vương Đình Kiên - Thủy Tổ

VƯƠNG ĐÌNH KIÊN
THỦY TỔ DÒNG HỌ VƯƠNG DIỄN XUÂN – DIỄN CHÂU- NGHỆ AN
Diễn Xuân, Diễn Châu, Nghệ An
Sinh khoảng 1607
Ông Vương Đình Kiên là con trai đầu của ông Vương Đạo An và bà Cao Thị Quang thuộc dòng họ Vương xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông Vương Đạo An, là một Chánh Tổng, có vợ là bà Cao Thị Quang.
Ông là Thân phụ Ông Vương Đình Kiên và Ông Vương Chính Pháp, Ông xuất thân từ xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1653, ông Vương Đạo An cùng hai con trai là Vương Đình Kiên và Vương Chính Pháp từ Thôn Đà Bến, xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ra cư ngụ tại Tổng Vạn Phần, phủ Diễn Châu, nay là Xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Sau khi ông Vương Đạo An mất, người anh cả Vương Đình Kiên ở lại Tổng Vạn Phần, phủ Diễn Châu, nay là Xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. hương khói cho cha. Ông Vương Chính Pháp xin phép người anh, di dân lên Trang Nương lập nên họ Vương và ông là Thuỷ tổ họ Vương ở đó, tức họ Vương Làng Xuân Đào, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An ngày nay.
Ông Vương Đình Kiên ở lại.Tổng Vạn Phần, phủ Diễn Châu, nay là Xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, và ông là Thủy Tổ của dòng họ Vương Văn tại đây

8. Vương Chính Pháp – Triệu Cơ Thần Tổ

VƯƠNG CHÍNH PHÁP
TRIỆU CƠ THẦN TỔ
Hồng Thành - Yên Thành – Nghệ An
Sinh ngày 9 tháng 8 năm 1610
Triệu Cơ Thần tổ Vương Chính Pháp,
Vợ là bà Bùi Thị Khoan,
Ông sinh ra tại xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Là con trai thứ hai của Chánh Tổng Vương Đạo An và bà Cao Thị Quang. Ông là Thuỷ tổ họ Vương làng Xuân Đào, xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Từ nhỏ ông đã được cha dạy giỗ chu đáo, cho ăn học với mong ước con được vinh danh trên con đường khoa bảng, nối dõi tổ tiên, rạng danh dòng tộc. Mẹ ông là người phụ nữ sắc xảo, giỏi giang lại rất nhân từ, độ lượng. Bà đã truyền cho con cái đức, cái tài và gửi gắm ở con nhiều niềm hy vọng lớn.Vương Chính Pháp lớn lên khi triều Lê đã suy vong, các phe phái phong kiến tranh giành bè phái, quyền bính, gây ra nhiều nội chiến và dẫn đến thảm hoạ bị phân chia. Trước tình hình trên Vương Chính Pháp đã bỏ dở việc học hành, không theo sự nghiệp quan trường để vinh danh cho bản thân và gia đình, mà tự mình đi tìm những vùng đất mới nhằm cứu độ dân nghèo đang trong cảnh đói khổ, tha phương, cầu thực. Điều đó chứng tỏ tấm lòng nhân hậu, yêu thương dân nghèo của ông đã vượt lên tầm nhìn của một nhà nho có ông cha làm quanNăm 1653 (Vương Chính Pháp 1610 đã 43 tuổi) tìm thấy một vùng đất mới ở xứ “ Cồn Hoàng Nương, phía Đông núi Mộng Sơn, phía Tây suối Bồng Khe” cỏ cây xum xuê, đất nhiều mà thoáng rộng. Ông cho rằng đây là vùng đất tốt, có thể làm nơi ăn ở vững bền. Ông đã dìu dắt những người trong họ và những người dân vô gia cư đến đây an cư lập nghiệp.Sau thời gian khai khẩn, cải tạo, tiềm năng đất đai và sự sống được đánh thức. Cụ tổ họ Vương là một thầy thuốc giỏi của cả vùng, đã cho ông nghề bốc thuốc gia truyền nên ông Vương Chính Pháp vừa chữa bệnh cho dân, vùa hướng dẫn truyền nghề cho một số người có khả năng. Những bài thuốc của ông ngày nay vẫn còn truyền lại cho con cháu lưu giữ.Ngày 6 tháng 10 năm 1695 Ông Vương Chính Pháp qua đời, Hưởng thọ 85 tuổi, dòng họ và dân làng an táng phần mộ của ông tại cồn Nam Đá, nay thuộc xã Hồng Thành, huyện Yên thành, tỉnh Nghệ An. Ông được nhân dân tôn là Thành Hoàng làng và thờ ở Đình làng Xuân Đào.
Ông được ban tặng các sắc phon
Thành Thái lục niên, cửu nguyệt, nhị thập ngũ nhật
“ Sắc ban cho thôn Xuân Đào, xã Cát Xuyên, huyên Đông Thành, tỉnh Nghệ An Phụng thờ vị: Triệu cơ Vương công chi thần, ngài tỏ rõ linh ứng, từ trước tới nay chưa được gia phong. Nay Trẫm kế thừa mệnh lớn nhớ tới công lao của thần xúng đáng phong cho là: “ Dực bảo trung hưng linh phù chi thần” vẫn cho phép dân xã được phụng thờ như cũ. Thần hãy giúp đỡ, che chở cho dân của Trẫm. Hãy kính lấy”
Sắc mệnh
Ngày 23 tháng 9 năm Thành Thái thứ 6- 1894
Khải Định cửu niên, thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật.
“ Sắc chỉ ban cho làng Xuân Đào, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, phụng thờ vị trước
phong tặng là: Dực bảo trung hưng linh phù chi thần tổ Triệu cơ Vương công tôn thần. Thần giúp nước thương dân, tỏ rõ linh ứng. Từng được ban cấp sắc phong, cho phép được phụng thờ. Nay nhân dịp đại lễ sinh nhật mừng Trẫm thọ 40 tuổi, đã ban chiếu báu tỏ rõ ân sâu, theo lễ thăng bậc xúng đáng được phong là: Đoan túc tôn
thần. Thần giúp nước thương dân, tỏ rõ linh ứng, từng được ban cấp sắc phong, cho phép được phụng thờ. Nay nhân dịp đại lễ sinh nhật mừng Trẫm 40 tuổi, đã ban chiếu báu tỏ rõ ân sâu, theo lễ thăng bậc xứng đáng được phong là: Đoan túc tôn thần.
Đặc chuẩn cho được phụng thờ như cũ, để ghi nhớ ngày vui của nước và coi trọng điển lệ thờ cúng.
Hãy kính theo
Ngày 18 tháng 01 năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định
số 178/ QĐ- UBND – VX, công nhận Nhà thờ họ Vương tại xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh.

9. Tín Vạn Công - Thủy Tổ

TÍN VẠN CÔNG
THUỶ TỔ VƯƠNG ĐÌNH
Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An
Sinh năm 1688
Mất 25 thàng 9, tại Mục Nam Quan
Vợ mất ngày 25 tháng 9 mộ an táng tại xứ Vũ Tài
Cuối Nhà Minh ( 1644), đầu Nhà Thanh (1644), ông Nghĩa, Hà, Thái, Công, sinh năm 1627, lịch nam là năm thứ 9 vua Lê Thần Tôn (1607 - 1662), quê ở Quảng Đông, lên Phúc Kiến tránh loạn ở làng Tiên Khê, Quảng Đông, lấy vợ tên là Thuấn Đức Hứa, sinh được 4 con trai, ông con trai thứ tư là Đinh Nhuận hiệu là Ngọc Tuấn, sinh ra Thế Tổ, bà vợ Thái Thi sinh hạ 5 con trai
- Trưởng nam : Tín Vạn Công
- Danh sinh hiệu Nhậm Vạn Công, tại làng Long Hoa, xã Quảng Phẩm, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh
- Danh trinh hiệu Hạnh Vạn Công, tại làng Tô Xá, tổng Lư Phong, huyện Bình Chánh, Quảng Bình, sinh hạ hai con trai tại làng Phong Du, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh
- Danh y qua Đông Kinh làm ăn
- Danh dung qua Đông Kinh
Ông Tổ tám đời Tín Vạn Công tên tẩu, tên chữ là Triệu Xung, sinh năm 1688, hiệu vua Khang Hy nhà Thanh, lịch Nam ngàn năm chính hiệu Chánh hoa vua Lê Hiến Tông, tức năm 1688. Ông chạy loạn sang Việt Nam cùng với hai con là Nhậm Vạn Công và Hạnh Vạn Công. Ông Tín Vạn Công qua ở xã Vân Đồn, huyện Nam Đàn, tức làng Long Vân, xã Vạn Sơn. Ông lấy vợ họ Nguyễn ở Thổ Hào, Thanh Chương, sịnh ông Thuỷ Tổ Phúc Trí Công.
Tương truyền sau một thời gian ở Việt Nam, hai ông Tín Vạn Công và Hạnh Vạn Công cũng về tàu. Đến phủ Nam Hiến ngày 29 tháng 9, ông Tín Vạn Công bị bệnh mất đi, ông Hạnh Vạn Công an táng anh tại giáp ải, rồi trở lại bảo cháu Phúc Trí Công
làm lễ chiêu hồn ông Tín Vạn Công tại xứ Đội Lộc

10. Vương Tuấn Đức – Thủy Tổ

VƯƠNG TUẤN ĐỨC
THUỶ TỔ VƯƠNG ĐÌNH
Diễn Cát, Diễn Châu, Nghệ An
Sinh khoảng năm 1693 - 1695
Thi đậu Sinh Đồ năm Quý Mão 1723
Ông mất ngày 15 tháng 7
Ông Vương Tuấn Đức ra Hà Cát dạy học rồi lấy bà Đặng Thị Kha
Sinh ra Ông Vương Trung Lương. Ông mất lúc 33 tuổi
Tướng Vương Trung Lương hy sinh tại trận mạc thời Lê, nên có thơ
Thời Lê nhớ mãi họ Vương
Tướng quân đã mất, tiếng thơm muôn đời
Theo Gia phả hiệu Tiên sinh “ Cao cao Tằng Tổ khỏa tiền Lê bản phụ hiệu sinh đồ (Tú tài) Vương Qúy công tự danh vọng húy Tuấn Đức Tiên Sinh ( Sinh đồ thời Lê năm Qúy Mão 1723 ”

11.Vương Trung Lương – Tướng Quân

VƯƠNG TRUNG LƯƠNG
TƯỚNG QUÂN
Diễn Cát, Diễn Châu, Nghệ An
Sinh năm 1754
Tướng quân thời Lê Kim Ngô vệ Đô huý chỉ huy sứ Phong nghĩa Bá hầu
Là con trai ông Vương Tuấn Đức
Thuỷ tổ họ Vương Đình Diễn Cát, Diễn Châu, Nghệ An
Ông mất ngày 15 tháng 7
Theo Gia phả húy hiệu “ Cao cao Tăng Tổ khảo tiền Lê triều minh, hiệu tướng quân, kim ngô vệ đệ úy, Tư đồ chỉ huy sứ phong nghĩa bá hầu Vương Tướng Công tự Trung Lương tiên công”
Được phong Bá tước hầu “ Tướng quân Lê Triều danh bất hũ
Sinh đồ Đức tổ hạn lưu phương”
‘ Thời Lê nhớ mãi họ Vương
Tướng quân đã mất tiếng thơm muôn đời”

12.Vương Đại Định - Thủy Tổ

VƯƠNG ĐẠI ĐỊNH
THỦY TỔ DÒNG HỌ VƯƠNG HOÀNG
Hoàng Trù - Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An
Sinh khoảng năm 1305 - 1310:
Vương Đại Định là con của Ông Vương Đại Thống và Bà Đậu Thị Cảnh
Quê quán ở nước Trung Hoa, Châu Kiến Bình, Phủ Long Khang, Huyện Y Kỳ xã Vĩnh Thống, làng Lạc Khê
Năm Giáp Tuất 1334 Đời Vua Quang Huy thứ 23 trên đường buôn bán vui chân đi về Nam Phương. Lúc đầu không có ý định ở lại lâu dài. Tháng 3 năm Bính tý nhân đà phấn khởi đi đến Phủ Anh Đô (nay là huyện Đô Lương) Huyện Nam Đường ( nay là huyện Nam Đàn). Tổng Lâm Thịnh (một đơn vị hành chính nhỏ thời xưa gồm 1đến 4 hay 5 xã (Tổng có Chánh Tổng và Phó Chánh Tổng), và đến Hữu Biệt xã ( nay là xã Nam Giang). Hai Ông ở lại đó chơi mấy ngày thấy phong cảnh khả quan quyết định sinh cơ lập nghiệp lâu dài, rồi dựng nhà đào giếng (Giếng có ghép đá xung quanh gọi là giếng đá) Giếng đó nay vẫn còn dấu tích ở ấp Đồng Đốc ( ấp này sau cắt chuyển về xã Chung Cự nay là xã Kim Liên thuộc địa bàn HTX nông nghiệp Kim Liên 3 ) Năm Kỷ Mão 1339 (Khoảng 35 tuổi) Ông Vương Đại Định cưới Bà Lương Thị Tình con gái đầu lòng của Ông Lương Văn Quý ở xã Bào Khê (nay thuộc xã Hưng Tây huyện Hưng Nguyên) Đến năm Giáp Thân 1344 có con trai đầu lòng, Cùng năm ấy (1344) Ông Vương Đại Độc cưới Bà Lê Thị Thái con gái út của Ông Lê Huyến ở xã Thái Lão huyện Hưng Nguyên.
Cả hai anh em đều có con trai đầu lòng, ở chung một nhà làm ăn phát đạt gia cảnh rất vui vẻ. Đến năm Giáp Ngọ 1354 bị thiên tai hoành hành Bà Lê Thị Thái tạ thế vào tháng 4. Cùng thời điểm ấy con trai Ông Định và Ông Độc đều mất, gia đình lúc bấy giờ vô cùng khốn đốn , khó bề giải quyết .
Buồn vui cảnh nhà, ông Vương Đại Độc bỏ đi chơi nơi này, nơi khác không mấy khi về nhà. Ông Đại Định thầm nghĩ, không thể bó tay ngồi nhìn mà phải tìm nơi an cư lạc nghiệp. Trên đường đi Ông có ngâm bài thơ:
“ Kim phùng thái như bị bị thái quá phục lai
Nhất nhất thường tâm quán, phúc lộc khổng nhiên giai
Tử tôn lưu vĩnh viễn, lại có đắc anh tài”
Tạm dịch: Đương may sao lại rủi rồi, rủi qua may lại có thời phục lai
Lòng ta luống những quen hoài. Mong sao con cháu đời đời vinh hoa
Ông qua làng Hoàng Trù xã Chung Cự (sau đổi xã Kim Liên) Thấy phong cảnh đẹp , Ông lại ngâm hai câu thơ:
“ Phong quang như thế hải, vạn cổ chấn gia thanh”
Tạm dịch: “ Phong quang như thế là vui, gia thanh sẻ được vẻ vang”
Thế là Ông quyết định dời nhà về làng Hoàng Trù (tục gọi là Làng Chùa), năm Mậu Tuất 1358 Ông Định lại có con trai , gia cảnh trở lại vui vẻ, làm ăn phát đạt
Năm Nhâm Dần 1362 Ông Độc mất. Tiếp đó năm Bính Ngọ 1336 Bà Lương Thị Tình vợ Ông Định mất ngày 15/01. Năm Canh Tuất 1370 Ông Đại Định cũng qua đời. Theo tộc phổ để lại thị họ Vương từ Ông Thị Tổ Vương Đại Định đến Ông Hoàng Vĩnh Vũ đời thứ 14 đều độc đinh và cho đến nay đã có :.....đời.
Đến Ông Hoàng Vĩnh Vũ mới sinh được hai người con trai là Hoàng Kim Dung và Hoàng Kim Đạc (xem sơ đồ sau).
Đọc tộc phổ đến đây, chắc người sau sẽ thắc mắc tại sao Ông Thứ Tổ thủy Họ Vương mà sao lại Họ Hoàng. Vậy xin nói rõ lý do.
Đến đời Ông Vương Đại Hưng cháu đích tôn Ông Vương Đại Định làm ăn phát đạt, gia thế thì hùng hậu, có công dẹp giặc yên dân, uy tín lẫy lừng bốn phương. Vua Trung Quốc (xin gọi là Thiên Triều), phong thưởng BÌNH - NAM - SÚY Vua Việt Nam phong BÌNH - NGHUYÊN - LĨNH và buộc Vương Đại Hưng không được dùng chử Vương ( ) làm họ mà phải dùng ( ) chữ Hoàng làm họ. Vì rằng các Triều Vua Việt Nam trước kia đều phải chịu sự tấn phong của Thiên Triều và Tước phong cao nhất cũng chỉ để tước Vương. Nếu không buộc Vương Đại Hưng đổi thành Hoàng Đại Hưng thì chẳng phải là nhất quốc lưỡng Vương hay sao? Uy thế Họ Vương đã lững lầy bốn phương sẻ có nguy cơ Vương Tộc át Vương Triều. Từ đó các đời về sau đều dùng chữ Hoàng làm họ
Vương Đại Hưng đổi thành Hoàng Đại Hưng, rồi đến đời nhà Lý, Lý Chiêu Hoàng mặc dầu còn bị ràng buộc của Thiên Triều nhưng đã tự xưng là Hoàng Đế, cũng như trên thời Vương Đại Hưng, Ông Hoàng Văn Quán bị một số người xấu tâu nịnh với nhà Vua Ông Quán bị nhà Vua Lý Chiêu Hoàng triệu về Triều hỏi tung tích Họ hàng. Ông Quán cứ thực sự tâu khai, theo lời khai của Ông Quán Lý Chiêu Hoàng buộc Ông Quán không được dùng chữ Hoàng làm họ mà phải dùng chữ Hoàng ( ) có nghĩa là sắc vàng, Như thế Hoàng Văn Quán đổi thành Hoàng Văn Quán , lần này cũng như trước Hoàng Triều sợ Hoàng Tộc lấn át vì thực tế lúc bấy giờ,Ông Hoàng Văn Quán là một nhà Hào Phú có uy tín trong dân. Từ đó về sau Họ ta là Họ Hoàng, cho mãi đến Triều nhà Nguyễn sau này .
Năm Vua Tự Đức thứ 36 Họ ta mới được Triều đình cho lấy lại Họ Vương tức là năm 1830 canh tuất Họ ta là Họ ''Vương Hoàng''
*Hệ thống thế hệ trong họ từ Thủy Tổ Vương Đại Định đến nay;
VƯƠNG ĐẠI THỐNG VÀ BÀ ĐẬU THỊ CẢNH
1- Vương Đại Định
2- Vương Đại Tài
3- Vương Đại Hưng
4- Hoàng Hữu Khải
5- Hoàng Hữu Quang
6- Hoàng Hữu Sỹ
7- Hoàng Văn Quán
8- Hoàng Hữu Diệu
9- Hoàng Hữu Lộc
10- Hoàng Hữu Thanh
11- Hoàng Hữu Liêu
12- Hoàng Hữu Bài
13- Hoàng Vĩnh Lại
14- Hoàng Vĩnh Vũ

13.Vương Đại Hưng – Thủy Tổ

VƯƠNG ĐẠI HƯNG
BÌNH NAM SÚY – BÌNH NGUYÊN LĨNH
Hoàng Trù - Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An
Sinh khoảng năm 1375 - 1380:
Đến đời Ông Vương Đại Hưng cháu đích tôn Ông Vương Đại Định làm ăn phát đạt, gia thế thì hùng hậu, có công dẹp giặc yên dân, uy tín lẫy lừng bốn phương. Vua Trung Quốc (xin gọi là Thiên Triều), phong thưởng BÌNH - NAM - SÚY Vua Việt Nam phong BÌNH - NGHUYÊN - LĨNH và buộc Vương Đại Hưng không được dùng chử Vương ( ) làm họ mà phải dùng ( ) chữ Hoàng làm họ. Vì rằng các Triều Vua Việt Nam trước kia đều phải chịu sự tấn phong của Thiên Triều và Tước phong cao nhất cũng chỉ để tước Vương. Nếu không buộc Vương Đại Hưng đổi thành Hoàng Đại Hưng thì chẳng phải là nhất quốc lưỡng Vương hay sao? Uy thế Họ Vương đã lững lầy bốn phương sẻ có nguy cơ Vương Tộc át Vương Triều. Từ đó các đời về sau đều dùng chữ Hoàng làm họ
Vương Đại Hưng đổi thành Hoàng Đại Hưng, rồi đến đời nhà Lý, Lý Chiêu Hoàng mặc dầu còn bị ràng buộc của Thiên Triều nhưng đã tự xưng là Hoàng Đế, cũng như trên thời Vương Đại Hưng

14. Hoàng Văn Quán - Hào Phú

HOÀNG VĂN QUÁN
HÀO PHÚ
Hoàng Trù - Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An
Sinh khoảng năm 1375 - 1380:
Ông Hoàng Văn Quán bị một số người xấu tâu nịnh với nhà Vua Ông Quán bị nhà Vua Lý Chiêu Hoàng triệu về Triều hỏi tung tích Họ hàng. Ông Quán cứ thực sự tâu khai, theo lời khai của Ông Quán Lý Chiêu Hoàng buộc Ông Quán không được dùng chữ Hoàng làm họ mà phải dùng chữ Hoàng ( ) có nghĩa là sắc vàng, Như thế Hoàng Văn Quán đổi thành Hoàng Văn Quán , lần này cũng như trước Hoàng Triều sợ Hoàng Tộc lấn át vì thực tế lúc bấy giờ,Ông Hoàng Văn Quán là một nhà Hào Phú có uy tín trong dân. Từ đó về sau Họ Vương trở thành Họ Hoàng, cho mãi đến Triều nhà Nguyễn sau này .
Năm Vua Tự Đức thứ 36 Họ Hoàng mới được Triều đình cho lấy lại Họ Vương tức là năm 1830 canh tuất Họ Vương là Họ ''Vương Hoàng''

15.Vương Đình Lai - Thủy Tổ

VƯƠNG ĐÌNH LAI
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG ĐÌNH
Hưng Hòa , Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
Sinh khoảng năm : 1350
Ông Vương Đình Lai là Thủy Tổ
Dòng họ Vương Hưng Hòa, Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

16.Vương Tố Hoành – Vương Tố Hùng – Thủy Tổ

VƯƠNG TỐ HÙNG -VƯƠNG TỐ HOÀNH
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG VĂN – HƯƠNG CỐNG – CỬ NHÂN
Diễn Cát – Diễn Chấu – Nghệ An
Sinh khoảng năm 1685 – 1690
Ông Vương Tố Hùng – Vương Tố Hoành là Thủy tổ dòng họ Vương Văn tại Làng Hà Cát, xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Ông cùng ba người con trai thi đậu Hương Cống (Cử nhân) khoa thi năm Qúy Mão 1723

17.Vương Viết Nhãn – Thủy Tổ

VƯƠNG VIẾT NHÃN
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG ĐÌNH
Đông Bích, Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An
Sinh năm 1760
Ông Vương Viết Nhãn là Thủy tổ, đời thứ nhất của dòng họ Vương Đình Đông Bích, Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An, sau 2 cụ gọi là Thủy tổ người TQ là Tiến sĩ-Thượng thư Vương Văn Dực và Cử nhân Khâm sai Vương Văn Khải. Ngài là con trai đầu của Cử nhân Khâm sai Thương thuỷ đạo Vương Văn Khải, người Trung Quốc và bà Trương Thị Sàm người Kim Bồng, Quảng Nam.
Năm sinh : 1760
Năm mất : 1841 Hưởng thọ 82 tuổi ( Thủ chỉ làng )
Ngày giỗ : 12-6
Mộ táng ở : Nghĩa trang Mộ tổ, xứ Khe Hương, Rú Cuồi.
Theo Lời tựa Gia phả do chính Đức Thượng Tổ viết thì Ngài được sinh ra nơi gốc nhãn (do thân mẫu đi chợ Kim Bồng về trở dạ sinh ra ) nên được đặt tên là Vương Viết Nhãn. Gặp phải năm loạn Tây Sơn ( khoảng cuối năm 1775 ) , Ngài theo ông Chánh Vệ uý Nguyễn Khắc Bàn ( còn gọi là Can Sầng, người họ Nguyễn Khắc nay là Nguyễn Văn ở Đông Bích ) về làng, định cư, khai sinh ra dòng họ Vương Đại tôn Đông Bích. Ngài trở thành Đức Thượng Tổ, Tộc trưởng đầu tiên của dòng họ Vương-Việt Nam – làng Đông Bích .

18.Vương Đình Dực – Thủy Tổ

VƯƠNG ĐÌNH DỰC
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG ĐÌNH
Thanh Hà, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Sinh khoảng năm : 1819
Ông Vương Đình Dực là Thủy Tổ
Dòng họ Vương xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

19.Vương Viết Dự - Thần Tổ

VƯƠNG VIẾT DỰ
ĐỜI THỨ BA HỌ VƯƠNG ĐÌNH
Đông Bích, Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An
Sinh năm : 1824
Mất năm: 1911
Ông Vương Viết Dự là đời thứ ba của dòng họ Vương Đình Đông Bích, Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An
Tên gọi khác : Vương Đình Thành, Can Bang
Ngài là cháu nội cụ Tổ Vương Viết Nhãn, nổi tiếng thông minh học giỏi từ nhỏ. Mười chín tuổi ứng thi và đỗ ngay Tú tài khoa thi Quý Mão 1843, đỗ liền 5 khoa (Tú tài liên ngũ trúng ) được sung làm bang biện Phủ Anh. Có nhiều đóng góp cho phủ , huyện, xã trong việc khai phá mở mang điền thổ, xây dựng các công trình giao thông , thủy lợi , đền đài, miếu mạo, văn hóa khoa cử... còn được ghi lại trong Thuần trung xã bi ký ( văn bia xã Thuần Trung, Bia đá nguyên văn chữ Hán hiện được lưu tại di tích Nhà Thánh của xã ở làng Mỹ Trung, bản dịch in trong lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Trung Sơn ) và bài Điếu văn của Hội Văn ( chữ Hán, in lụa ) còn lưu tại nhà thờ của Ngài.
Năm ngài mất, huyện tổ chức lễ tang. Sự kiện này còn được ghi lại :
Đồn rằng đám mở làng Đông
Trăm tư cờ gậy trắng đồng Trùng Quang
Phú quý giàu sang
Ai hơn ngài nữa
Kiệu thì sơn đỏ
Đầu rồng đuôi ly
Chín chục cờ thi
Mở ra ngao ngán.....
(Trích Đám dẫn ông Bang Thành. Kho tàng vè Nghệ Tĩnh, Tập 7, trang 76, NXB Nghệ An 1996)
Sau khi mất, Ngài được đưa vào thờ tại Miếu Đông Sơn, Miếu thờ Thành hoàng làng ( Theo Bản thôn lịch đại văn giai tiên hiền ký, bản khắc gỗ chữ Hán, lưu tại Miếu Đông Sơn

20.Vương Kim Đậu - Thủy Tổ

VƯƠNG KIM ĐẬU
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG KIM
Đại Thành, Yên Thành, Nghệ An
Sinh năm 1789
Ông Vương Kim Đậu thuộc đời thứ hai của dòng họ Vương Đình Đông Bích,
Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An (Con trai trưởng Ông Vương Viết Nhãn và Bà
Hoàng Thị Nựu)
Vào khoảng tháng 9 năm 1810, Ông Vương Viết Nguyên lúc này mới 22 tuổi,
để lại con trai Vương Viết Phổ cho cụ Tổ nuôi, rời làng ra khai cơ lập ấp tại Cây Thị
xóm (Thanh Nam), Đại Thành xã, Yên Thành huyện và đổi tên thành Vương Kim
Đậu khai sinh ra Họ Vương Kim nối tiếp nhau đến nay là đời thứ 14 (nếu tính từ Cụ
Tiên Thủy tổ có nguồn gốc ở Phúc Kiến Trung Quốc là đời thứ 16).
Sinh năm: 1789 (Kỷ Dậu). Năm mất: 1854, thọ 65 tuổi.
- Chức vụ: Tiên chỉ thụ lý trung xã trưởng, thăng kỳ lão
- Ngày húy: 8/8 hàng năm
- Mộ tại cồn nhà Nghiệp, Tiên cảnh, xã Đại Thành, huyện Yên Thành
- Vợ:
* Ở Đông Bích, Đô Lương:
+ Chính thất: Bà Nguyễn Thị Cải ở làng Đông Bích (sau đó Bà tái giá với cố
Đồ Kham người làng Bột Đà, sinh hạ 2 con trai)
+ Con: Vương Viết Phổ (Đông Bích, Trung Sơn, Đô Lương thờ)
* Ở Thanh Nam, Yên Thành:
2 vợ, mộ tại Lổ lổ xứ, ngày húy theo Ông
+ Á thất: Bà Nguyễn Thị Chàng
+ Kế thất: Bà Nguyễn Thị Mén
Cụ Vương Kim Đậu trở thành Thủy Tổ họ Vương Kim ở xóm Thanh Nam,
xã Đại Thành, huyện yên Thành.

21.Vương Tam Công – Thủy Tổ

VƯƠNG TAM CÔNG HIỆU CHÂN LỘC
THUỶ TỔ VƯƠNG ĐÌNH
Thạch Đông, Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu, Nghệ An
Sinh khoảng năm 1768 - 1770
Phần mộ an táng tai: Thạch Đông, Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu, Nghệ An
Ông Vương Tam Công hiệu Chân lộc (khoảng 250 năm), xuất xứ từ dòng tộc họ Vương Đình làng Mai Chân Lộc, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An .
Ông Vương Tam Công là Thuỷ Tổ của Chi tộc Vương Đình tại làng Thạch Đông, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

22.Vương Thế - Phấn Lực Tướng quân

VƯƠNG THẾ
PHẤN LỰC TƯỚNG QUÂN
Hồng Thành - Yên Thành – Nghệ An
Sinh khoảng năm 1650 - 1655
Phấn lực Tướng quân Vương Đôn Mận (Tức Vương Thế)
Sắc phong của vua Lê Hiến Tông Cảnh Hưng 17 – 1756 ban cho ông Vương Đôn Mận (Tức Vương Thế).
Sắc ghi:
“ Sắc cho Vương Thế người Nội Nương, xã Cát Xuyên, huyện Đông Thành là Thị hầu Đội trưởng Ưu binh đội. Nhưng hữu, bản thân hầu hạ, hộ giá bình Tây, chịu nhiều vất vả, đã chuẩn y ban cho chức “ Bá Hộ” nay xứng đáng ban cho chức:
“Phấn lực tướng quân, Hiệu lệnh ti tráng sỹ, Bá hộ”
Nay ban sắc
Ngày 17 tháng 11 nhuận, năm Cảnh Hưng 17 – 1756

23.Vương Phúc Huề - Phấn Lực Tướng quân

VƯƠNG PHÚC HUỀ
PHẤN LỰC TƯỚNG QUÂN
Hồng Thành - Yên Thành – Nghệ An
Sinh khoảng năm 1660 - 1665
Phấn lực tướng quân Vương Phúc Huề
(Sắc phong của vua Lê Hiến Tông, niên hiệu Cảnh Hưng 17 năm 1740 - 1786), ban cho cụ nay đã mất)


24.Vương Như Chương - Phó Chiến

VƯƠNG NHƯ CHƯƠNG
PHÓ CHIẾN
Hồng Thành - Yên Thành – Nghệ An
Sinh khoảng năm 1670 - 1675
Vua Quang Trung ( 1753 – 1792) phong Sắc chống Thanh
Ông Vương Như Tương (Tên thường gọi là Vương Như Chương) được vua Quang Trung cấp sắc ghi công vào ngày 09 tháng 01 năm 1791.
Ông Vương Như Chương đã tham gia vào đội quân của Hoàng Đế Quang Trung, sau khi lên ngôi vua ngày 22/2/1
Hoàng Đế Quang Trung kéo đại quân ra Bắc đánh giặc Thanh và dừng chân nghỉ tại Nghệ An ngày 26/12/1788 (Nghỉ tại Lam Thành Sơn 10 ngày) ông Vương Như Chương đã tổ chức hội kiến với Nguyễn Thiếp để lập kế sung cho lực lượng.
Sau khi đánh tan 29 vạn quân Thanh mà không hao tổn binh lực. Đoàn quân chiến thắng kéo quân trở về Phú Xuân (Huế) Vua Quang Trung sắm lễ vật đến cảm ơn Nguyễn Thiếp và tặng thưởng ghi công cho những người lập công xuất sắc. Ông Vương Như Chương được vua Quang Trung cấp sắc ghi công vào ngày 9 tháng 1 năm 1791.
Sắc 1.
“ Sắc cho phó chiến Vương Như Chương, vệ quân Vũ Cự Hùng Anh người xã Cát Xuyên, huyện Đông Thành. Vốn là người can đảm, mưu trí, từng tham dự nhiều trận đánh cũng khá gian lao được tặng phong thêm chức Vệ uý, Tước Thế tài hầu. Ngươi hãy đem đội quân của người theo sai phái. Nếu chần chừ, sợ hãi, lười biếng không cần mẫn, sẽ có quân pháp trừng trị. Hãy kính theo.
Vì vậy ban sắc.
Quang Trung Tam niên chính nguyệt cửu nhật
Sắc 2.
Quan Nội hầu, Đại đề điểm, Quận công ra tờ sai
“(Nay) sai Vương (Như) Chương Chỉ huy sứ Thế (Trạch hầu) người thôn Nội Nương, xã Cát Xuyên, tổng Vạn Phấn, huyện Đông Thành. Có phong thái oai hùng, khí chất mạnh mẽ…sao có thể biết chim hồng hộc Vô tâm.
Từng được theo hầu việc bàn bạc kế sách nơi trướng hổ, mới biết được người có chí tang bồng. Quân công tỏ rõ, lệnh cho Hộ quan sử, tước Thế trạch hầu, mang đội quân của mình đi làm việc công đánh dẹp giặc. Nếu như dũng cảm, lập nhiều công lao, sẽ có bẩm tấu để thưởng thêm chức, thưởng công trạng. Nếu làm việc không siêng năng, chần chừ sợ hãi, sẽ có quân pháp trừng tri”
Nay tờ sai
Ngày 1 tháng 12 niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 4 -1796
Sắc3.
Quan Nội hầu Đại đề điểm, Quận công ra tờ sai
“ Giao cho Thị nội Tả quân đạo, Hộ quân sứ, tước Thế trạch hầu, về việc liên quan đến 10 tên lính. Những tên này vốn từ trước đến nay từng theo việc quân khá chuyên cần vất vả, cũng đã lâu ngày. Vậy giao cho viên ấy làm giấy…cho những tên này trở về bản tỉnh thuộc huyện Đông Thành, trấn Nghệ An để thăm người nhà.
Đồng thời giao cho tìm mua nhung hươu, nhục quế lựa chọn lấy loại tốt thượng hạng…cốt sao thu mua được. Đến mùa xuân đem nộp tại quân doanh, để kịp sử dụng
Còn như tất cả các việc đi về qua các cửa, các sở đồn thú đều cấp giấy thông hành cho chúng. Những thuốc này đều thuộc loại đã được nhất trí cho mua bán, nếu dựa vào giấy tờ lạm dụng để làm những việc khác sẽ phải chịu tội
Nay làm tờ giao phó
Ngày 25 đầu Xuân Cảnh Thịnh tứ 5- 1791

25.Vương Kim Khánh - Bách Bộ ưu binh – Chánh lục Phẩm

VƯƠNG KIM KHÁNH
BÁCH HỘ ƯU BINH - CHÁNH LỤC PHẨM
Đại Thành – Yên Thành – Nghệ An
Sinh năm: 1840
Quê quán : Đại Thành – Yên Thành – Nghệ An
Thuộc dòng tộc họ Vương Kim Đại Thành – Yên Thành – Nghệ An
- Sắc phong: Bách hộ ưu binh (Thuộc hàng chánh lục phẩm)
- Ngày húy: 29/11
- Mộ tại: Cây Thau, Đập Hốp - Mỹ Thành, Yên Thành
(Con trai trưởng của Ông Vương Kim Khánh là Ông Vương Kim Ngân được
phong Chỉ thụ Nhiêu ấm)

26.Vương Thức – Đội Trưởng

VƯƠNG THỨC
ĐỘI TRƯỞNG XUÂN NGHĨA ĐỘI
Hồng Thành Yên Thành – Nghệ An
Sinh ngày: 20 tháng 11 năm 1830
Quê quán : Trang Nương, huyện Đông Thành
Nay là làng Xuân Đào, xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An,
Vương Thức là Đội trưởng Xuân nghĩa đội, Nghĩa Quân Cần Vương chống Pháp.
Vương Thức tên thuỵ là Khả Tắc.
Ông sinh ngày 20 tháng 11 năm 1830 (Tức năm Canh Dần, Minh Mạng thứ 11 – 1791 - 1841)
Tại làng Trang Nương, huyện Đông Thành, nay là làng Xuân Đào, xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, Ông là con trai Chánh Tổng Vương Ngọc Kính và bà Hà Thị Biếm, cháu cụ tú tài Hà Văn Quan.
Năm 1859 ông thi đỗ Khóa sinh khi tròn 25 tuổi. Chí hướng của ông cũng như mong mỏi của thân tộc là cố học thành tài để xứng đáng với tổ tiên, dòng họ. Nhưng gặp khi nước nhà bị giặc Pháp xâm lấn, Thành Gia Định vừa thất thủ tháng 2- 1859, triều đình Huế chia rẽ, kẻ chủ hoà, người chủ chiến, người dân rất hoang mang, lo lắng. Một số văn thân, sỹ phu yêu nước ở Nghệ Tĩnh bất mãn, từ quan về quê ẩn dật, hoặc chuẩn bị lực lượng, chờ thời cơ khởi nghĩa chống Pháp.
Năm 1879 ông được dân làng bầu làm Lý trưởng kiêm Hội trưởng Hội Văn, Hội Sỹ. Ông còn được người dân hàng tổng bầu làm Tuần Quyền lo việc canh phòng trị an thôn xóm. Nhiều năm cầm triện bạ trong tay, nhưng ông không hề tơ hào của công.
Tất cả tiền, thóc thuế, sưu do dân đóng nộp, ông đều dùng vào việc mua sắm vũ khí, rào làng, dựng điếm canh, nhất định không chịu nộp cho Pháp.
Vương Thức được cụ Nghè cử làm đội trưởng Xuân Nghĩa đội, thuộc đạo quân Đông Bắc do Đế đốc Phan Bá Niên chỉ huy, tham gia chiến trận, tập kích hàng trăm quan lính địch tại Thừa Sủng.
Ông đã tự nguyện bán hơn mười mẫu ruộng do cha ông để lại để mua sắm vũ khí như súng trường của Anh Quốc, thông qua người môi giới từ nước Xiêm, Hồng Kông. Súng mua về ông bỏ vào chum sành loại lớn có nắp đậy, gắn xi rồi chôn xuống đất, chuẩn bị cho khởi nghĩa.
Sau 30 năm xếp bút nghiên theo chữ “ Cần Vương báo quốc” Trước lúc nhắm mắt xuôi tay ngày 1 tháng 7 năm Canh Dần 1890, thọ 60 tuổi.
Những công trạng của ông Vương Thức và dòng họ Vương làng Xuân Đào đã được sử sách ghi chép là một đội trưởng nghĩa quân Cần Vương ưu tú, một sỹ phu yêu nước cận đại.
Ngày 01 tháng 11 năm 2013, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 5167/QĐ- UBND, công nhận Di tích Nhà và Mộ cụ Vương Thức là Di tích lịch sử cấp tỉnh.

27.Vương Qúy Công Tự Ứng Chấn – Thủy Tổ

VƯƠNG QUÝ CÔNG TỰ ỨNG CHẤN
ĐẠI MINH TIẾN SỸ BẮC QUỐC
THUỶ TỔ KHẢO HUÝ MINH CHÂU ỨNG CHẤN
Thanh Giang,Thanh Chương, Nghệ An
Bắc quốc : Tiên tổ khảo hiệu phúc khê
Sinh khoảng năm 1650
Nam quốc : Thuỷ Tổ khảo huý Minh Châu Tự Ứng Chấn
Ngày kỵ Thuỷ Tổ khảo huý Minh Châu Tự Ứng Chấn ngày 8 tháng 4
Ngày kỵ Thuỷ Tổ tỷ ngày 10 tháng 2
Vợ Thuỷ Tổ khảo huý Minh Châu Tự Ứng Chấn, Vương quý công lịch triều sắc tặng trung tiết trinh nguyên dực bảo trung hưng, linh phù chi thần.Gia phả Vương tộc ghi
Thuỷ Tổ khảo người họ Vương húy Minh Châu, Tự Ứng Chấn từ thời Nhà Minh (1407), người ở Đạo Phúc Kiến, phủ Trung Châu, huyện Hải Đăng, Trung Quốc, trụ bát đô hạng khẩn xã là con trai thứ 2 của Tiên Tổ Phúc Khê Trung Quốc. Đến năm Minh Sùng Trinh đại loạn (1627), hai ông chỉnh thuyền sang Việt Nam tới Nghệ An chấn (Sau đổi thành tỉnh Nghệ An) Đức Quang phủ (Sau đổi thành phủ Anh Sơn) Chân Phúc huyện (Sau đổi thành Chân Lộc huyện) đến đời Lê Phúc Thái mới yên cư lập nghiệp tại Tổng Ngô Trường, xứ quận huyện của hai xã Vĩnh Yên và Yên Tường, lấy bà người họ Trần.

Theo truyền thuyết nhân vùng Châu Ái, Châu Hoan xa xưa truyền lại, và Gia phả các dòng họ Vương tộc Đại tôn họ Vương Khả tại thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, thuộc xứ Đồng Bàn, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ ngày xưa, được chép ngày 21 tháng 6 năm Bính Tý 1926, năm vua Bảo Đại lên ngôi trị vì, họ Vương ở Khuê Liễu, Tân Hưng, Hải Dương, Tiên Du, Bắc Ninh. Ông Đen là (Ông Trấn, Ông Chấn), Ông Đen là vị tướng vào đời nhà Nhà Minh (1407) được giao nhiệm vụ trấn giữ vùng biên ải của Đại Việt thuộc vùng Chấu Ái, Châu Hoan, giáp tận
đất Chiêm Thành. Hiện còn một số ngôi mộ cổ thờ vọng Ông Đen được nhân dân nhiều vùng Nghệ An, Hà Tĩnh hương khói, tưởng nhớ hàng năm.
Theo Gia phả dòng họ Vương Khả Đại tôn xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Ông Đen là anh, ông Mưu là em, hai anh em từ Quảng Đông,Trung Quốc (Khoảng năm 1407) đời Nhà Minh, sang đất Nam Việt, đến đất Kinh Bắc (Bắc Ninh) nhìn thấy mảnh đất đắc địa tại xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, hai ông, ông Đen và ông Mưu đã từ Kinh Bắc vào định cư, lập nên họ Vương tại đây và ông Đen (Ông Chấn) là Thuỷ Tổ của dòng họ Vương Khả Đại tôn (689 năm) xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Gia phả Vương tộc Thanh Giang, Thanh Chương, Nghệ An, chỉ dẫn:
Thuỷ Tổ khảo người họ Vương húy Minh Châu, Tự Ứng Chấn từ thời Nhà Minh (1407), người ở Đạo Phúc Kiến, phủ Trung Châu, huyện Hải Đăng, Trung Quốc, trụ bát đô hạng khẩn xã là con trai thứ 2 của Tiên Tổ Phúc Khê Trung Quốc. Đến năm Minh Sùng Trinh (1627 ) đại loạn, hai ông chỉnh thuyền sang Việt Nam, tới Nghệ An chấn (Sau đổi thành tỉnh Nghệ An) Đức Quang phủ (Sau đổi thành phủ Anh Sơn) Chân Phúc huyện (Sau đổi thành Chân Lộc huyện) đến đời Lê Phúc Thái mới yên cư lập nghiệp tại Tổng Ngô Trường, xứ quận huyện của hai xã Vĩnh Yên và Yên Tường, lấy bà người họ Trần.
Như vậy giữa người họ Vương húy Minh Châu, Tự Ứng Chấn từ thời Nhà Minh (1407) chỉnh thuyền sang Việt Nam tới Nghệ An chấn (Sau đổi thành tỉnh Nghệ An) Đức Quang phủ (Sau đổi thành phủ Anh Sơn) Chân Phúc huyện (Sau đổi thành Chân Lộc huyện) có liên quan và kết nối với Ông Đen (Ông Chấn), Ông Mưu hai anh em từ Quảng Đông Trưng Quốc sang đất Nam Việt (Kinh Bắc – Bắc Ninh) rồi vào định cư lập nên họ Vương ở xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, hai ông đã từ Kinh Bắc vào định cư, lập nên họ Vương tại đây và ông Đen (Ông Chấn) là Thuỷ Tổ của dòng họ Vương Khả Đại tôn (689 năm) xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, có liên kết với Thuỷ Tổ khảo người họ Vương húy Minh Châu, Tự Ứng Chấn từ thời Nhà Minh (1407), người ở Đạo Phúc Kiến, phủ Trung Châu, huyện Hải Đăng, Trung Quốc, trụ bát đô hạng khẩn xã là con trai thứ 2 của Tiên Tổ Phúc Khê Trung Quốc. Đến năm Minh Sùng Trinh đại loạn, hai ông chỉnh thuyền sang Việt Nam tới Nghệ An chấn (Sau đổi thành tỉnh Nghệ An) Đức Quang phủ không? Đây là sự kiện và vấn đề cần nghiên cứu để tìm ra sự kết nối giữa các dòng tộc với nhau..
Tại Gia phả dòng tộc họ Vương Thanh Giang,Thanh Chương, Nghệ An, hậu duệ đời thứ 10 Vương Gia Huệ có viết .
“ Tôi cháu 10 đời họ Vương
Lần trong Gia phả tỏ tường
Tổ TôngTừ Bắc quốc dọc biển Đông
Đại Minh Tiến sỹ Quý Công dẫn đường
Sang đất Nghệ lập cố hương
Đông con, lắm cháu trọn đường hiển vinh
Nhánh, Chi tên tuổi Vương Đìn
Cứu nhân độ thế trọng tình độ nhân
Hậu duệ ta xa gần ghi tạc
Hãy lần về Tông Tổ họ Vương
Hãy tìm huyết thống Tông Đường
Vương Đại thần Quý Công – Đại Minh Tiến sỹ”
Vương Gia Huệ - Hậu duệ đời thứ 10

28.Vương Phúc Mật – Trung tiết trinh nguyên Đại thần

VƯƠNG PHÚC MẬT
TRUNG TIẾT TRINH NGUYÊN ĐẠI THẦN
Thanh Giang,Thanh Chương, Nghệ An
Sinh khoảng năm 1670
VƯƠNG PHÚC MẬT
Là con trai Thuỷ Tổ khảo huý Minh Châu Tự Ứng Chấn
Năm Cảnh Hưng (Năm 1740 – 1841)
Ông được phong sắc: “ Trung liệt Trinh nguyên Đại Thân”
Năm Cảnh Thịnh được gia tặng “ Vi Đại Vương”
Đời vua Phúc Kiến Hàm Nghi, Đồng Khánh phong Thần sắc
Đời Thành Thái (Năm 1879 – 1954) được phong
“ Trí phong vi dực bảo trung hưng linh phù chi thần”
Giao cho ba xã thôn:
Thanh Nam, Nam Khang, Vĩnh Yên của huyện Châu Lộc phụng sự và lập đền thờ.

XIV. HÀ TĨNH
1. Ông Đen – Ông Mưu - Thủy Tổ

ÔNG ĐEN – ÔNG MƯU
THUỶ TỔ VƯƠNG KHẢ ĐẠI TÔN
Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Sinh khoảng năm 1340 - 1350
Theo bản Gia phổ Vương tộc Đại tôn họ Vương Khả tại thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, thuộc xứ Đồng Bàn, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ ngày xưa. được chép ngày 21 tháng 6 năm Bính Dần 1926, năm vua Bảo Đại lên ngôi trị vì, có ghi:
“ Tử tôn, thế thứ ghi sâu
Ông Đen Thần Tổ đứng đầu họ ta
Quảng Đông bản địa nơi xa
Trung Quốc nguồn cội ấy là Tổ xưa
Việt Nam người lập cơ đồ
Đặt chân Gia Bến cõi xưa Đồng Bàn”
“ Ông Đen, Ông Mưu bên Tàu
Sang đất Nam Việt đứng đầu họ ta (Khoảng năm 1340 – 1350)
Ngụ đất Gia Bến quê nhà
Lập nên Vương Khả họ ta xuôi hàng
Đến đời Ông Vương Nhất Lang (1385)
Cất mộ hai vị rồi mang sang Tàu ” (Khoảng năm 1425 – 1430)
Theo truyền thuyết nhân dân vùng Châu Ái, Châu Hoan xa xưa truyền lại, và Gia phả các dòng họ Vương tộc Đại tôn họ Vương Khả tại thôn Nguyên, xã Thạch Liên,
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, thuộc xứ Đồng Bàn, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ ngày xưa, được chép ngày 21 tháng 6 năm Bính Dần 1926, năm vua Bảo Đại lên
ngôi trị vì, họ Vương ở Khuê Liễu, Tân Hưng, Hải Dương, Tiên Du, Bắc Ninh. Ông Đen tương truyền gọi là (Ông Trấn, Ông Chấn), Ông Đen là vị tướng vào đời nhà Nhà Minh ( 1407) được giao nhiệm vụ trấn giữ vùng biên ải của Đại Việt thuộc vùng Chấu Ái, Châu Hoan, giáp tận đất Chiêm Thành. Hiện còn một số ngôi mộ cổ thờ vọng được nhân dân nhiều vùng Nghệ An, Hà Tĩnh hương khói, tưởng nhớ hàng năm.
Theo Gia phả dòng họ Vương Khả Đại tôn xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Ông Đen là anh, ông Mưu là em, hai anh em từ Quảng Đông,Trung Quốc (Khoảng năm 1340 – 1350) sang đất Nam Việt, đến đất Kinh Bắc (Bắc Ninh) nhìn thấy mảnh đất đắc địa tại xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, hai ông đã từ Kinh Bắc vào định cư, lập nên họ Vương tại đây và ông Đen là Thượng Thuỷ Tổ của dòng họ Vương Khả Đại tôn (689 năm) xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Như vậy theo Gia Phả dòng họ Vương Thanh Giang, Thanh Chương, Nghệ An thì giữa người họ Vương húy Minh Châu, Tự Ứng Chấn từ thời Nhà Minh (1644) chỉnh thuyền sang Việt Nam tới Nghệ An chấn (Sau đổi thành tỉnh Nghệ An) Đức Quang phủ (Sau đổi thành phủ Anh Sơn) Chân Phúc huyện (Sau đổi thành Chân Lộc huyện) có liên quan và kết nối với Ông Đen (Ông Chấn), Ông Mưu hai anh em từ Quảng Đông Trưng Quốc sang đất Nam Việt (Kinh Bắc – Bắc Ninh) rồi vào định cư lập nên họ Vương ở xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, hai ông đã từ Kinh Bắc vào định cư, lập nên họ Vương tại đây và ông Đen (Ông Chấn) là Thuỷ Tổ của dòng họ Vương Khả Đại tôn (689 năm) xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, có liên kết với Thuỷ Tổ khảo người họ Vương húy Minh Châu, Tự Ứng Chấn từ thời Nhà Minh (1407), người ở Đạo Phúc Kiến, phủ Trung Châu, huyện Hải Đăng, Trung Quốc, trụ bát đô hạng khẩn xã là con trai thứ 2 của Tiên Tổ Phúc Khê Trung Quốc. Đến năm Minh Sùng Trinh đại loạn, hai ông chỉnh thuyền sang Việt Nam tới Nghệ An chấn (Sau đổi thành tỉnh Nghệ An) Đức Quang phủ không? Đây là sự kiện và vấn đề cần nghiên cứu để tìm ra sự kết nối giữa các dòng tộc với nhau..
Bài thơ mở đầu Gia phả họ Vương Thanh Giang, Thanh Chương, Nghệ An của ông Vương Gia Huệ, Hậu duệ đời thứ 10 đã nói rõ thêm sự kiện liên kết trên.
“ Tôi cháu 10 đời họ Vương
Lần trong Gia phả tỏ tường Tổ Tông
Từ Bắc quốc dọc biển Đông
Đại Minh Tiến sỹ Quý Công dẫn đường
Sang đất Nghệ lập cố hương
Đông con, lắm cháu trọn đường hiển vinh
Nhánh, Chi tên tuổi Vương Đình
Cứu nhân độ thế trọng tình độ nhân
Hậu duệ ta xa gần ghi tạc
Hãy lần về Tông Tổ họ Vương
Hãy tìm huyết thống Tông Đường
Vương Đại thần Quý Công – Đại Minh Tiến sỹ”

2. Vương Nhất Lang - Thủy Tổ - Lương Y

VƯƠNG NHẤT LANG
NHẤT LANG
Thạch Liên – Thạch Hà – Hà Tĩnh
Sinh khoảng năm 1380 – 1385
Theo bản Gia phổ dòng họ Vương Khả Đại tôn tại thôn Nguyên xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, được viết bằng chữ Hán, ngày 21 tháng 6 năm Bính Dần 1926, năm vua Bảo Đại lên ngôi trị vì. Sau đó đến năm 1963 được dịch ra bắng quốc ngữ, có ghi :
Ông Vương Phúc Tâm (Sinh khoảng năm 1390) là đời thứ hai của Vương tộc Đại tôn Vương Khả tại xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông là thân sinh của Thái Y viện, Trụ quốc Thượng Liên Vương Khả Độ và ông Vương Khả Thành. Ông Vương Phúc Tâm là một thấy thuốc giỏi nổi tiếng tại xứ Đồng Bàn, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ. Chính vì thế mà ông được nhân dân đương thời gọi với tên thân mật là “ Nhất Lang” thầy thuốc giỏi nhất, tức là Vương Nhất Lang.
Theo Gia phả của dòng tộc họ Vương Làng Xuân Đào, xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và dòng họ Vương Thôn Khuê Liễu, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương, thì Ông Vương Nhất Lang (Hà Tĩnh), Ông Vương Phúc Tâm (Yên Thành) và Ông Vương Quý Công Tự Phúc Chính (Hải Dương) đang thờ tự có thể chính là một người. Có ngưồn gốc từ dòng tộc Vương tộc Đại tôn Vương Khả tại xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Và theo Gia phả dòng họ Vương Hữu Thuận Thành Bắc Ninh thì Ông Vương Quý công Tự Minh Dũng, Vương Quý công Tự Phúc Toản, Vương Quý công Tự Trung Trần, Vương Quý công Tự Phúc Hiệu với Ông Vương Nhất Lang, Ông Vương Phúc Tâm (Hà Tĩnh) và Ông Vương Quý Công Tự Phúc Chính (Hải Dương) có liên quan ngưồn gốc từ dòng tộc họ Vương Hữu Thuận Thành Bắc Ninh hay không? có liên quan với ngưồn gốc của dòng tộc họ Vương Khả Đại tôn tại thôn Nguyên xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, họ Vương làng Xuân Đào, xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và dòng họ Vương Thôn Khuê Liễu, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương, với họ Vương Hữu Thuận Thành Bắc Ninh hay không?

3. Vương Phúc Tâm - Thủy Tổ - Lương Y

VƯƠNG PHÚC TÂM
VƯƠNG NHẤT LANG
Thạch Liên, Thạch Hà, Hà Tĩnh
Sinh khoảng năm 1380 - 1385

Dòng họ Vương Làng Xuân Đào, xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, bắt nguồn từ dòng họ Vương Khả xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Thủy Tổ là ngài Vương Phúc Tâm (Sinh khoảng năm 1380 - 1385
Theo Gia phả của dòng tộc họ Vương Làng Xuân Đào, xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và dòng họ Vương Thôn Khuê Liễu, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương thì Ông Vương Nhất Lang, Vương Phúc Tâm và Vương Quý Công Tự Phúc Chính, có thể chính là một người. Có ngườn gốc từ dòng tộc Vương tộc Đại
tôn Vương Khả tại xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Vào thời Thịnh Đức 1653, đời vua Lê Thần Tông, Vương Đạo Yên 1585, đời thứ tư của Vương Khả Đại Tôn , xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. cùng hai con là Vương Đình Kiên và Vương Chính Pháp di cư từ xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. về Phủ Diễn Châu, Nghệ An. Sau khi cha Vương Đạo Yên mất người con cả Vương Đình Kiên ở lại hương khói cho cha tại thôn Đông Hạnh, Tổng Đào Yên.
Con cháu của ông đỗ danh, thành đạt, trong đó có một người đỗ đạt Cửu Tràng, ba người đỗ Hương Cống. Và ông Vương Đình Kiên là Thuỷ Tổ của họ Vương ở Tổng Đào Yên.
Người con thứ hai là Vương Chính Pháp, là con trai thứ hai của Chánh Tổng Vương Đạo An ( Sinh ngày 9 tháng 8 năm 1610 tại xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh có tư
cách thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát, khoan dung, đôn hậu, nhưng tính tình cương trực, thanh liêm, ông xin phép người anh cả đến định cư tại làng Nội Nương, xã Cát Xuyên, huyện Đông Thành, nay là Làng Xuân Đào, xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. và ông Vương Chính Pháp trở thành Thuỷ Tổ họ Vương tại làng Xuân Đào, xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Theo Gia phả của dòng tộc họ Vương Làng Xuân Đào, xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và dòng họ Vương Thôn Khuê Liễu, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương, thì Ông Vương Nhất Lang, Vương Phúc Tâm và Vương Quý Công Tự Phúc Chính, chính là một người. Có ngưồn gốc từ dòng tộc Vương tộc Đại tôn Vương Khả tại xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Và theo Gia phả dòng ghọ Vương Hữu Thuận Thành Bắc Ninh thì Ông Vương Quý công Tự Minh Dũng, Vương Quý công Tự Phúc Toản, Vương Quý công Tự Trung Trần, Vương Quý công Tự Phúc Hiệu với ông Vương Nhất Lang, Vương Phúc Tâm và Vương Quý Công Tự Phúc Chính, có liên quan ngưồn gốc từ dòng tộc họ Vương Hữu Thuận Thành Bắc Ninh hay không? có liên quan ngưồn gốc từ dòng tộc họ Vương Khả Đại tôn tại thôn Nguyên xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, họ Vương làng Xuân Đào, xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và dòng họ Vương Thôn Khuê Liễu, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương, với họ Vương Hữu Thuận Thành Bắc Ninh hay không?

4. Vương Khả Độ - Thái Y Viện – Trụ quốc Thượng Liên

VƯƠNG KHẢ ĐỘ
THÁI Y VIỆN – TRỤ QUỐC THƯỢNG LIÊN
THUỶ TỔ VƯƠNG KHẢ ĐẠI TÔN
Thạch Liên – Thạch Hà – Hà Tĩnh
Sinh khoảng năm 1430 - 1435
Gia phả dòng họ Vương Khả Đại tôn xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh được viết bằng chữ Hán năm 1926 (Bính Dần), năm vua Bảo Đại lên ngôi, và đã được dịch ra chữ quốc ngữ năm 1963, cùng 6 Đạo sắc của vua Lê phong cho Vương Khả Độ cho chúng ta thấy Vương Khả Độ ngày tháng năm sinh không rõ (Theo căn cứ niên hiệu các sắc phong của cụ thì có thể cụ sinh vào khoảng năm 1430 - 1435
Ông mất ngày 24 tháng 2 không rõ năm mất (Khoảng năm 1495 -1500) mộ táng tại Hoàng Lai, xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông sinh ra tại xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông thuộc đời thứ ba của dòng họ Vương Khả Đại tôn tại xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Dòng họ Vương Khả có nguồn gốc tổ tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, di cư đến vùng Kinh Bắc, Bắc Ninh, Việt Nam thời kỳ nào không rõ, chỉ biết rằng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1407- 1414) xâm lược đã có nhiều người mang dòng họ Vương Khả tham gia đánh giặc dưới ngọn cờ Bình Định Vương Lê Lợi.
Ông Vương Khả Độ xuất thân trong một gia đình làm nghề thấy thuốc, Thân sinh của ông là Vương Nhất Lang – Vương Phúc Tâm 1380 - 1395, một thầy thuốc giỏi nổi tiếng tại xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Chính vì thế ông được nhân dân gọi bằng tên thân mật là “ Nhất Lang”, Vương Nhất Lang, thầy thuốc giỏi nhất.
Theo Gia phả của dòng tộc họ Vương Làng Xuân Đào, xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và dòng họ Vương Thôn Khuê Liễu, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương, cũng như nghiên cứu của các vị Tộc trưởng, các vị thủ chỉ, các hậu duệ hiểu biết của các dòng họ thì Ông Vương Nhất Lang, Vương Phúc Tâm và Vương Quý Công Tự Phúc Chính, có thể chính là một người. Có ngườn gốc từ dòng tộc Vương tộc Đại tôn Vương Khả tại xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Chính là thân sinh ra Thái Y Viện Vương Khả Độ.
Sau khi lớn lên Ông Vương Khả Độ tham gia Triều chính của nhà Lê Trung Hưng với nhiệm vụ làm nghề Y học. Với trí thông minh học giỏi, cộng với sự dìu dắt, truyền
nghề của người cha, Lương y Vương Khả Độ đã nhanh chóng nắm bắt các bí quyết của nghề nghiệp, tinh thông y học, tham gia và thi đỗ nhiều kỳ thi sát hạch của Thái Y viện và được phong chức đầu tiên là : Lương y chính chức ở Vệ Cấm y, hàm Tòng Bát phẩm. Ông được ban tặng 7 đạo sắc của các đời vua.
Bảo Thái nguyên niên, thập nhất nguyệt, nhị thập ngũ nhật.
“ Sắc cho vị: Giữ chức tướng sỹ lang tế sinh đường, Khán chấn, Hà tuyển Vương Khả Độ là người giữ chức Phụng thị đã lâu, tinh thông y học, nhiều lần thi đỗ chức
Phụng thị, làm việc đã lâu, được ban chiếu ghi nhận công lao, nên thăng cho chức Lương y chính chức, xứng đáng phong cho là: Tiến công thứ lang, Cấm y viện, Lương y ở sở Lương y, chính hạ chế.
Vậy ban sắc.
Bảo Thái năm đẩu, tháng 11, ngày 25 (Tức ngày 25/11 Canh Tý- 1720)
Bảo Thái thập niên, nhị nguyệt sơ lục nhật
“ Sắc cho vị: Tiến công thứ lang, Lương y ở Lương y, thuộc Cấm y vệ bậc Chánh hạ chế, Vương Khả Độ, là người tinh thông y học, nhiều lần trúng chức Phụng thị, làm việc đã lâu, được ban chiếu chỉ, ghi nhận công lao, nên thăng cho chức Biện nghiệm, xứng đáng được ban chức Cẩn sự lang Biện nghiệm Thái y viện, bậc Hạ liên. Vậy ban sắc.
Bảo Thái thứ 10, tháng 2, ngày 6 (tức 06/12 Kỷ Dậu 1729)
Vĩnh Khánh tứ niên, tứ nguyệt, thập ngũ nhật
“ Sắc cho vị: Cẩn sử lang, giữ chức Biện nghiệm ở Thái y viện, bậc Hạ liên Vương Khả Độ, là người tinh thông y học, nhiều lần thi đỗ chức Phụng thị, làm việc đã lâu, lại theo đoàn đi sứ Bắc quốc, giúp việc có công, đã ban chiếu chỉ khen thưởng, nên
thăng cho chức Lang trung, tước Nam, xứng đáng được phong là: Mậu Lam bang, Binh bộ quân vụ, Lang trung ty Thanh Lại, tước Bàn Thạch Nam, bậc Hạ trật. Vậy ban sắc.
Vĩnh Khánh thứ 4, tháng 4, ngày 15 (Tức ngày 15/4 NhâmTý 1732)
Long Đức nhị niên, tam nguyệt, thập lục nhật
“ Sắc cho vị : Mậu Lâm bang, binh bộ quân vụ, Hạ trật Vương Khả Độ, chức Lang trung, ty Thanh Lại, tước Bàn Thạch Nam, bậc Hạ trật Vương Khả Độ, là người thông hiểu y học thi đỗ nhiều lần, lại theo đoàn sang sứ Bắc quốc, giúp việc có công, làm việc đã lâu, phụng sự ngài Nguyên soái Thống quốc chính Thượng sư Uy vương, đã ban chiếu chỉ ghi nhận công lao, được nhiều thần bàn bạc nhất trí, nên thăng chức Thiếu thiêm sự, xứng đáng phong là: Hiển cung Đại phu, Thiêm sự viện Thiếu thiêm sư, tước Bàn Thạch Nam, Tu thận thiếu doãn, hạng Trung liệt. Vậy ban sắc.
Long Đức thứ 2, tháng 3, ngày 16 (Tức ngày 16 tháng 3 Quý Sửu 1773.
Vĩnh Hựu, nhị niên, thập nguyệt, nhị thập nhị nhật
“ Sắc cho vị: Hiển cung Đại phu Thiêm sự viện Thiếu thiêm sư, tước Bàn Thạch Nam,Tu thận thiếu doãn, hạng Trung liệt Vương Khả Độ, là người thông hiểu y học, thi đỗ nhiều lần, lại theo đoàn đi sứ Bắc quốc, giúp việc có công hầu hạ, giữ chức Thị nội Thủ phiên, từ lâu đã theo hầu ngài Lượng quốc phủ Nhiếp chính vụ, nắm giữ thuỷ
bộ chư quân các xứ, Thái y ân quốc công Trịnh Doanh, hầu hạ Ngài Đại Nguyên soái Thống quốc chính, Thượng sư Thái phụ thông minh anh nghị thánh công Uy vương, đã ban chiếu chỉ ghi nhận công lao, lại được triều thần bàn bạc nhất trí, nên thăng cho chức Tham chính, xứng đáng phong cho là: Triều liệt Đại phu Tán trị Thừa chính sứ
ty Tham chính sứ Hưng Hoá, tước Cẩm Thạch Nam, Không mỹ thiếu doãn, hạng Trung liệt. Vậy ban sắc.
Vĩnh Hựu thứ 2, tháng 10, ngày 22 (Tức ngày 22/10 Bính Thìn 1736)
Vĩnh Hựu lục niên, ngũ nguyệt, thập nhất nhật
“ Sắc cho vị: Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, Thái y viện thị nội Thủ phiên, hữu trung doãn, tước Chấp Thạch bá Trụ quốc, bậc Thượng liên Vương Khả Độ, là người
hầu hạ đã lâu, rất chăm chỉ, nay đã qua đời (Khoảng 63 - 65 tuổi – 1737 - 1738) vô cùng thương xót, đã ban chiếu chỉ, ghi nhận công lao, nên tặng cho chữ
“Thừa sứ” xứng đáng ban chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu,Tán trị thừa chính sứ ty, Thừa chính sứ xứ Tuyên Quang, tước chấp Thạch bá Trụ quốc, bậc Thượng liên. Vậy ban sắc.
Vĩnh Hựu thứ 6, tháng 5, ngày 17 (Tức ngày 15/7 Canh Thân 1740
Ngày 05 tháng 7 năm 2011, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định
số 2208/ QĐ – UBND, Công nhận Nhà Thờ Thái Y Viện, Trụ quốc Thượng liên Vương Khả Độ là di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh.
Ngày 03 tháng 3 năm 2018, Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Thử tướng Chính phủ và các đồng chí lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tỉnh Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà đã về dâng hương, tưởng niệm tại nhà thờ Thái Y Viện, Trụ quốc Thượng liên Vương Khả Độ di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh.

5.Vương Khả Thành - Thủy Tổ

VƯƠNG KHẢ THÀNH
THUỶ TỔ VƯƠNG TỘC ẤT MÔN GIÁP CHI
Khánh Tường, Khánh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh
THUỶ TỔ VƯƠNG TỘC ẤT CHI
Vượng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh
THUỶ TỔ VƯƠNG TỘC BÍNH CHI
Xóm Hanh, Thạch Liên, Thạch Hà, Hà Tĩnh
Sinh khoảng năm 1438 – 1440
Không rõ năm mất (Do Gia phả không ghi lại)
Không có ngày kỵ (Do Gia phả không ghi lại)
Phần mộ an táng tại:
Nghĩa Trang Côn Nhôn, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Gia phả dòng tộc Vương tộc Ất môn Giáp chi Khánh Tường, Khánh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh ghi:
“ Thuỷ Tổ khảo Tiền hiệu sinh, Tế sinh đường Vương Quý Công tự Khả Thành phủ quân, cập bà Thuỷ tổ Tỷ Vương công chính thất Lê thị hạng, hiệu Lậm Thẩm nhụ nhân”
Ông Vương Khả Thành là con trai thứ hai của ông Vương Nhất Lang, thuộc đời thứ 3 của Vương tộc Đại tôn Vương Khả xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là
ruột Thái Y Viện, Trụ quốc Thượng Liên Vương Khả Độ, thuộc nguồn gốc họ Vương xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Là Thuỷ Tổ của Chi tộc Vương Tộc Ất môn Giáp chi Khánh Tường, Khánh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh.
Ông sinh vào khoảng từ năm 1438 – 1440
Không rõ năm mất (Do Gia phả không ghi lại)
Không có ngày kỵ (Do Gia phả không ghi lại)
Phần mộ an táng tại:
Nghĩa Trang Côn Nhôn, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

6.Vương Khả Hội – Phó Chánh Tổng

VƯƠNG KHẢ HỘI
PHÓ CHÁNH TỔNG
THẦN TỔ CHI TỘC VƯƠNG KHẢ
Thạch Liên – Thạch Hà – Hà Tĩnh
Sinh khoảng năm 1485 -1490
Vương Khả Hội thuộc đời thứ tư dòng họ Vương Khả Đại tôn xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông được vua Thành Thái cấp bằng cấp Phó Chánh Tổng
Thành Thái nguyên niên tam nguyệt nhị thập nhất nhật
Con dấu: Ngày 21 tháng 3 năm Thành Thái nguyên niên 1888
Về việc cấp bằng:
“ Nay cử viên huyện Thạch Hà trình bày ở bản hạt Đông tổng, phó Tổng còn huyền khuyết thiếu người làm.
Nay chọn được y danh là Vương Khả Hội, người rất siêng năng làm việc, được dân tình tín phục. Ông ấy làm chức Phó Tổng bao gồm mọi công việc trong Tổng đều quán xuyến tháo vát.
Cùng Chánh Tổng thoả hiệp những công việc chủ chốt theo thực tế để kịp thời làm ngay.
Bằng cấp này giao choTổng phó Tổng Vương Khả Hội căn cứ để thực hiện”
Ngày 21 tháng 3 năm Thành Thái nguyên niên 1888

7.Vương Khả Linh - Thủy Tổ

VƯƠNG KHẢ LINH
VƯƠNG KHẢ LINH (ĐỒNG) – VƯƠNG TIÊN CÔNG
THUỶ TỔ VƯƠNG ĐÌNH
Thọ Ninh – Đức Thọ
Sinh khoảng năm 1780 – 1784
Ông Vương Khả Linh (Theo Gia Phả gọi là ông Linh Đồng) thuộc đời thứ năm của Vương tộc Vương Khả Đại tôn Thạch Liên, Thạch Hà, Hà Tĩnh, là con trai thứ ba của ông Vương Khả Tín, sinh ra ông Vương Khả Quế,
Vương Khả Linh tức Vương Tiên Công, được ghi trong Gia phả: “ Ông Vương Khả Linh đã rời quê hương (Khoảng năm 1840) xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà,
xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, đi đâu không biết, vào lúc khoảng 40 tuổi (1840), ông có làm Xã Trưởng ”
Theo Gia phả ghi, ông Vương Khả Linh từ xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã xuôi về chợ Thượng, một điểm giao lưu thương mại quan trọng của vùng xứ Nghệ ngày xưa, buôn bán, làm ăn và ngụ cư tại làng Trường Xuân thuộc xã Đức Tân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, rồi lấy vợ Công giáo tại đây khoảng (1760) vì thế ông Vương Khả Linh không quay lại xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nên ông đã trở lại đạo Công giáo, đổi tên đệm từ Vương Khả sang Vương Đình. Vì lúc đó luật đạo còn nghiêm khắc không cho phép cho nên Gia phả họ tộc Vương Khả không ghi gì thêm về ông Vương Khả Linh. Có thể lúc đó ông đã 40 tuổi nên lập gia đình muộn, nên ông chỉ có một người con trai là Vương Đình Quế, lập nghiệp tại Trường Xuân, xem ra khá thành đạt và chứng cứ là cụ đã tậu được nhiều ruộng đất ở Trường Xuân, Yên Thượng và cả một trang trại tại Kẻ Quyénh, bên bờ sông Ngàn Trươi, cách chợ Thượng khoảng 10 – 15 km, và ông Vương Khả Linh là Trưởng tộc của dòng họ Vương Đình tại đây. Và cũng từ đây dòng họ Vương Đình Thọ Ninh, huyện Đức thọ theo đạo Thiên Chúa Giáo cho đến nay (2004) - (233 – 250 năm). Ông Vương Khả Linh là Thuỷ tổ của họ Vương Đình xã Thọ Ninh, huyện Đức thọ, tỉnh Hà Tĩnh, kể từ năm (1840)
Họ Vương Đình xã Thọ Ninh, huyện Đức thọ, tỉnh Hà Tĩnh thuộc nguồn cội của họ Vương Khả Đại tôn xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Theo bản Gia phả họ tộc Vương Đình Thọ Ninh, huyện Đức thọ, tỉnh Hà Tĩnh thì họ Vương Đình xã Thọ Ninh, huyện Đức thọ, tỉnh Hà Tĩnh thuộc Chi tộc họ Vương Khả (Vương Khả Luận) tại xóm Hanh, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Nhưng theo bản Tôn đồ Phả hệ Vương Khả Đại Tôn Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, thì ông Vương Khả Linh thuộc đời thứ 5 của của Phả hệ, tức thuộc dòng ông Vương Khả Tín Vương tộc Đại tôn chứ không phải thuộc Chi tộc họ Vương Xóm Hanh, Thạch Liên (Vương Khả Luận).

8.Vương Khả Luyện - Thần Tổ

VƯƠNG KHẢ LUYỆN
Thạch Liên, Thạch Hà, Hà Tĩnh
Sinh khoảng năm 1535 -1540
Ông Vương Khả Luyện thuộc đời thứ năm của Vương Khả Đại Tôn Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, là con trai thứ tư của ông Vương Khả Tín, là thân sinh của Chánh Tổng Vương Đạo An, vợ là bà Cao Thị Quang.
Ông Vương Khả Luyện sinh hạ ra Ông Vương Đạo An, thuộc đời thứ sáu của dòng họ Vương Khả Đại tôn xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

9.Vương Đạo An - Chánh Tổng

VƯƠNG ĐẠO AN
CHÁNH TỔNG
Hồng Thành, Yên Thành Nghệ An
Sinh khoảng 1580 – 1585
Ông Vương Đạo An là con trai của ông Vương Khả Luyện và bà Nguyễn Thị Kiều thuộc dòng họ Vương xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông Vương Đạo An, là một Chánh Tổng, có vợ là bà Cao Thị Quang.
Ông là Thân phụ Ông Vương Đình Kiên và Ông Vương Chính Pháp, Ông xuất thân từ xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1653, ông cùng hai con trai là Vương Đình Kiên và Vương Chính Pháp từ xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ra cư ngụ tại Tổng Vạn Phần, phủ Diễn Châu, nay là Xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Sau khi ông Vương Đạo An mất, người anh cả Vương Đình Kiên ở lại hương khói cho cha. Ông Vương Chính Pháp xin phép người anh, di dân lên Trang Nương lập nên họ Vương và ông là Thuỷ tổ họ Vương ở đó, tức họ Vương Làng Xuân Đào, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An ngày nay.

10. Hạnh Vạn Công - Thủy Tổ

HẠNH VẠN CÔNG
THUỶ TỔ VƯƠNG ĐÌNH
Kỳ Thịnh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh
Sinh khoảng năm : 1691 -1692
Ông Hạnh Vạn Công thuộc đời thứ hai của dòng tộc Vương Đình Vân Diên Nam Đàn, Nghệ An. Là em ruột ông Tín Van Công
Từ trước ông định cư tại quảng Bình, sau một thời gian ông cùng chi tộc chuyển về xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

11.Vương Khả Duyệt - Chánh Đội Trưởng – Phấn lực Tướng quân

VƯƠNG KHẢ DUYỆT
TỰ BÁ DUYỆT
TIỀN LÊ TRIỀU CHÁNH
CHÁNH ĐỘI TRƯỞNG – KHẢ VI PHẤN LỰC – TƯỚNG QUÂN
Khánh Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh
Sinh khoảng năm 1530 - – 1535
Quê quán : Khánh Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh
Ông Vương Khả Duyệt thuộc đời thứ 5 của dòng tộc Vương Khả Đại tôn Thạch Liên, Thạch Hà, Hà Tĩnh, thuộc đời thứ 3 Chi tộc Vương Tộc Ất môn Giáp chi Khánh Tường - Khánh Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh
Ông Vương Khả Duyệt, được nhân dân và dòng họ gọi là Tự Bá Duyệt, ông Bá Hộ
Ông Vương Khả Duyệt được ban Sắc phong của đời vua nào không rõ
Do Sắc phong đã bị mối mọt ăn hỏng của trận lụt năm 2010
Theo văn cúng Gia phả của Chi tộc Vương tộc Ất môn Giáp chi Khánh Tường, Khánh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh về ông Tự Bá Duyệt ghi:
“ Tiên tổ khảo, Tiền Lê Triều Chánh (1900 – 1909) Đội trưởng, Khả vi Phấn lục, Tướng quân, Hiệu lệnh, Ty tráng sỹ kiêm Bách hộ ( Bách hộ: Quan chế thời Hồng Đức, ban võ có chức Bách hộ, trật chánh lục phẩm.), phó Thiên hộ, Trung liệt Kỳ uý, Vương Quý Công Tự Bá Duyệt, Phủ Quân”
Căn cứ nội dung và hành văn của văn cúng tại Gia phả họ Vương Khánh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh và nội dung, hành văn của Sắc phong thường có, thì khả năng ông Tự Bá Duyệt được vua Khải Định thứ 4 ban sắc phong vào khoảng trước năm 1919, cùng niên hiệu với ông Vương Khả Cẩn, Bát Cẩn, đời thứ 5 của Vương tộc Đại tôn.
Theo bảng tra: Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
Đội trưởng: Tổ chức quân đội thời Nguyễn chia mỗi đội thành 50 người, đặt Cai đội 1 người, Đội trưởng và Ngoại uỷ Đội trưởng 2 người. Đội trưởng quân ở các tỉnh trật
tòng thất phẩm.

12.Vương Khả Đương – Thủy Tổ

VƯƠNG KHẢ ĐƯƠNG
THUỶ TỔ VƯƠNG TỘC ẤT CHI
VƯƠNG KHẢ ĐƯƠNG
Xóm Hanh, Thạch Liên, Thạch Hà, Hà Tĩnh
Sinh khoảng năm1580 - 1585

Ông Vương Khả Đương thuộc đời thứ 6 của Vương tộc Đại tôn Vương Khả xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông là con trai thứ 2 của ông Vương Khả Gia, đời thứ 3 của Vương tộc Ât môn Giáp chi Khánh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh, là em ruột ông Vương Khả Linh
Ông Vương Khả Đương là Thuỷ Tổ của Chi tộc Vương Tộc Ất chi Xóm Lâng Ngui, xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

13.Vương Khả Tằng - Thủy Tổ
VƯƠNG KHẢ TẰNG
THUỶ TỔ VƯƠNG TỘC BÍNH CH
Xóm Hanh, Thạch Liên, Thạch Hà, Hà Tĩnh
Sinh khoảng năm 1585 -1590
Ông Vương Khả Tằng là con trai thứ 3 ông Vương Khả Đương thuộc đời thứ 5 của Vương tộc Đại tôn Vương Khả xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông Vương Khả Tăqngf là Thuỷ Tổ của Chi tộc Vương Tộc Bính chi họ Vương Xóm Hanh, Thạch Liên, Thạch Hà, Hà Tĩnh.

14.. Vương Khả Ân - Tiền Nam – Giáo học

VƯƠNG KHẢ ÂN
TIỀN NAM KIÊM GIÁO HỌC
Khánh Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh
Sinh khoảng năm 1595 -1600
Mất ngày 15 tháng 4
Ông Vương Khả Ân là con trai ông Vương Khả Duyệt, thuộc đời thứ 7 của Vương Khả Đại Tôn Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, là đời thứ tư của Vương tộc Ất môn Giáp chi Khánh Tường – Khánh Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh
Ông là Tiền nam kiêm Giáo học
Theo các đời con cháu của dòng họ Vương Khánh Tường, Khánh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh kể lại, ông Vương Khả Ân là một giáo học giỏi, say mê truyền dạy cho các nho sinh. Trong một lần dạy học không may ông bị bệnh đột tử khi đang dạy học. Khi ông qua đời dòng họ và các nho sinh quàn thi hài ông tại nơi mất để chờ ngày sau an táng. Sau một đêm, sáng ngày hôm sau mối xông lên thành đống, và dòng họ cùng các nho sinh và xóm làng táng mộ ông tại đó.

 

15.Vương Khả Dong - Thủy Tổ

VƯƠNG KHẢ DONG
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG KHẢ
Cẩm Quan, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
Sinh khoảng năm : 1860
Ông Vương Khả Dong xuất xứ từ dòng họ Vương xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông là Thủy Tổ dòng họ Vương xã Cẩm Quân, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
Thuộc đời thứ 11 của Vương Tộc Đại tôn Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

16.Vương Khả Cẩn - Chánh Bát Phẩm

VƯƠNG KHẢ CẨN
CHÁNH BÁT PHẨM
Thạch Liên – Thạch Hà – Hà Tĩnh
Sinh khoảng năm: 1585 – 1590
Quê quán : Thạch Liên – Thạch Hà – Hà Tĩnh
Chánh Bát phẩm Vương Khả Cẩn thuộc đời thứ 6 thuộc dòng họ Vương Khả Đại tôn xứ Bàn Thạch, tổng Đông, phủ Thạch Hà, xứ Nghệ, nay là thôn Nguyên, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Căn cứ vào gia phả dòng họ cho biết nhân vật Vương Khả Cẩn là hậu duệ đời thứ 6 của dòng họ Vương, tên dân gian quen gọi ông là Bát Cẩn. Vương Khả Cẩn sinh ra trong một gia đình, dòng họ có truyền thống binh nghiệp và y học, vị thủy tổ của dòng họ là Vương Khả Độ làm đến chức Thái Y viện trong triều Lê; ông nội là Vương Khả Hội làm đến chức Tả thị lang bộ Binh.
Vương Khả là một dòng họ lớn và có nhiều ảnh hưởng trong vùng đất Thạch Hà và Can Lộc. Dòng họ này có nhiều danh nhân đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình phong kiến, trong đó tiêu biểu là Vương Khả Độ.
Vương Khả Độ, tham gia triều chính dưới thời Lê Trung Hưng với nhiệm vụ chính là bốc thuốc chữa bệnh ở Vệ Cẩm y. Vương Khả Độ đã từng giữ các chức quan trọng như Thừa chính sứ ty Tham chính xứ Hưng Hóa, Thừa chính sứ xứ Tuyên Quang. Vương Khả Độ là một thầy thuốc giỏi, luôn chữa bệnh cứu dân, được người đời tôn kính, gọi là “Nhất lang”, “Vương nhất lang”.
Vương Khả Cẩn, tên dòng tộc thường gọi là Bát Cẩn, là hậu duệ đời thứ 5 của dòng tộc Vương Khả Đại tôn ở xã Thạch Liên. Sinh thời Vương Khả Cẩn đã được cụ thân sinh rèn cặp nên lớn lên ông đã theo đường binh nghiệp, tham gia vào quân đội nhà Nguyễn.
Qua các tư liệu lịch sử, các bản sắc phong, gia phả dòng họ và truyền ngôn địa phương cho biết, Vương Khả Cẩn đã tham gia quân đội nhà Nguyễn đóng ở tỉnh Kon Tum, có nhiều công lao nên được triều đình ban sắc phong có nội dung như sau:
Phiên âm:
Sắc Kon Tum tỉnh, Nam Phủ nha Chánh Cửu phẩm Đội trưởng Vương Khả Cẩn công vụ lao cán, tư Binh bộ thần thanh thỉnh chuẩn. Nhĩ thưởng thăng Chánh bát phẩm Đội trưởng. Nhược sở sự phất xử hữu công pháp tại. Khâm tai!
Khải Định tứ niên, nhị nguyệt, sơ thất nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho Chánh cửu phẩm Đội trưởng Vương Khả Cẩn đã chịu khó nhọc để đảm đương công việc ở phủ Nam, tỉnh Kon Tum, là người làm quan có tiếng là mẫu mực ở bộ Binh. Thăng thưởng cho ngươi hàm chức Chánh Bát phẩm Đội trưởng. Hãy làm theo chức việc, nếu không sẽ phải chịu theo phép công qui định. Kính thay!
Ngày mồng 7 tháng hai năm Khải Định thứ 4 (1919).
Về bối cảnh lịch sử xã hội vùng đất Kon Tum đầu thế kỷ XX, sách Người Ba Na ở Kon Tum chép như sau: “Đồn Lính ở giữa Kontum có đồn Khố xanh do quan Giám binh đốc suất. Ở mỗi Hạt nhỏ do một viên quan đồn trông nom. Số lính ở Komtum vừa An nam, vừa Mọi có chừng 350 người. Ngày trước khi mới chinh phục xứ này, thì toàn dùng lính tập An nam”.
Tại Kon Tum, lúc bấy giờ, bên cạnh việc đảm bảo an ninh quốc phòng cho vùng đất này, nhà Nguyễn còn đề ra một số chính sách đối với vùng đất Kon Tum nhằm nâng cao đời sống vật chất, ổn định xã hội cho đồng bào dân tộc. Theo sách Đại Nam thực lục thì quân đội nhà Nguyễn đã tích cực triển khai các chủ trương sau: “Tổ chức dạy đồng bào Thượng tập cày bừa, làm ruộng để định canh định cư. Xây dựng tổ chức các khu dinh điền và dồn điền di dân ở vùng đồng bằng đông đúc lên lập ấp khẩn hoang. Những khu dinh điền đó ngoài mục đích phát triển kinh tế còn phải làm gương cho đồng bào Thượng noi theo. Ở khu vực này, khi yên tĩnh thì quân đội góp sức cùng gia đình khẩn hoang canh tác, khi hữu sự thì họ là những binh đội giữ an ninh cho vùng đất họ chiếm đóng, đồng thời họ có bổn phận hỗ trợ tiếp ứng cho những đồn binh gần nhất. Ngược lại, ở những đồn binh này, những quân tiền phong chống giữ cho các đồn điền hoạt động khi thời bình và kịp chuẩn bị đối phó khi hữu sự
Chính sách an dân đối với vùng dân tộc thiểu số của triều Nguyễn đã được quân đội thực hiện trong đó có sự đóng góp của Vương Khả Cẩn. Ông được đánh giá là người: “chăm chỉ, mẫn cán, tận tâm, tận lực” (trích dẫn bằng cấp sự) nên một thời gian sau ông được Triều đình cất nhắc lên chức Chánh Đội trưởng. Ngoài thực thi nhiệm vụ triều đình giao, Vương Khả Cẩn còn tổ chức cho quân lính lập trang trại, mở đường sá giúp đồng bào dân tộc vùng Kon Tum khai hoang, phát triển sản xuất nâng cao đời sống cũng như giữ gìn bảo vệ các nghi thức, nghi lễ của đồng bào dân tộc và ông là người đã đề ra khẩu hiệu được áp dụng nơi ông làm nhiệm vụ là:“Am hiểu người Thượng, thận trọng và rộng lượng với họ, nhưng phải cương quyết trong vài trường hợp. Do đó, trong thời gian làm việc tại vùng đất Kon Tum, Vương Khả Cẩn đã lưu lại nhiều dấu ấn trong lòng người dân các dân tộc thiểu số.
Những công lao đóng góp của ông đã được triều đình nhà Nguyễn ghi nhận, thăng thưởng từ hàm Chánh Cửu phẩm lên Chánh Bát phẩm. Đối với quê hương Đồng Bàn xưa, ông cũng có những đóng góp nhất định. Tương truyền trong những lần về thăm quê, ông đã bỏ tiền của và huy động con cháu dòng tộc cùng dân làng mở rộng con đường từ cầu Già vào đến Xóm Hanh. Đây là đường giao thông quan trọng của xã Thạch Liên từ xưa và đến ngày nay nhân dân vẫn ghi nhớ công lao của ông.
Ngoài ra, một công trình khác cũng có sự đóng góp công sức của ông là tổ chức đắp kè đập sông Gia Bến, ngăn mặn, giữ ngọt giúp nhân dân sản xuất và chống xói lở xóm làng, con kè dài 850m từ Cầu Già đến xóm Tây Nguyên, hiện nay vẫn còn vết tích lưu lại. Trong thời gian phục vụ quân đội triều đình nhà Nguyễn đóng quân ở vùng rừng núi Kon Tum xa xôi, cách trở, điều kiện cuộc sống khó khăn nên Vương Khả
Cẩn bị bệnh nặng. Triều đình đã sai quân lính đưa ông về tỉnh Quảng Ngãi chữa trị nhưng chưa được bao lâu thì mất vào ngày 18/11 âm lịch (không rõ năm).
Sau khi mất, ông đã được triều đình và nhân dân tổ chức tang lễ chu đáo; mộ hiện táng tại xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Sau đó triều đình còn cử quân lính mang toàn bộ hồ sơ, chứng chỉ, văn bằng, sắc phong của ông về cho dòng họ, gia đình và quê hương. Từ các tư liệu lịch sử có thể khẳng định Vương Khả Cẩn là người có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ, xây dựng đất nước ở vùng đất Kon Tum vào đầu thế kỷ XX, được triều đình ban sắc phong ghi nhận công trạng.

XV. THỪA THIÊN HUẾ
1. Vương Hưng Thuận - Thủy Tổ

VƯƠNG HƯNG THUẬN
THỦY TỔ HỌ VƯƠNG PHÚ VANG
Đức Thái, Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Sinh khoảng năm : 1786
Ông Vương Hưng Thuận là Thủy Tổ dòng họ Vương
Đức Thái, Phú Vang, Thừa Thiên Hu

XIV. QUẢNG NAM
1. Vương Hữu Long - Thủy tổ

VƯƠNG HỮU LONG – VƯƠNG CÔNG LONG
THỦY TỔ DÒNG HỌ VƯƠNG HỮU
Cẩm Kim – Hội An - Quảng Nam
Sinh khoảng năm 1750 - 1760
Ông Vương Hữu Long – Vương Công Long, sinh sống tại thôn An Lương - Xã Duy Hả - Duy Xuyên - Quảng Nam - Mộ táng tại An Lương cải táng tại Bình Giang - Thăng Bình – Quảng Nam
Dòng Tộc Vương Hữu Cẩm Kim – Hội An - Quảng Nam.xuất phát từ Ông Thuỷ Tổ: Vương Hữu Long ( Vương Công Long). Ông sinh ra vào giữa thế kỷ XVIII .
Hiện nay Vương Tộc Vương Hữu Bình Triều - Thăng Bình - Quảng Nam gồm hai phái và năm chi, hiện nay con cháu đã đến đời thứ 11, sinh sống trên cả ba miền Băc Trung Nam của đất nước.

2. Vương Hữu Long - Thủy tổ

VƯƠNG HỮU LONG – VƯƠNG CÔNG LONG
THỦY TỔ DÒNG HỌ VƯƠNG HỮU
Bình Triều – Tháng Bình - Quảng Nam
Sinh khoảng năm 1750 - 1760
Ông Vương Hữu Long – Vương Công Long, sinh sống tại thôn An Lương - Xã Duy Hả - Duy Xuyên - Quảng Nam - Mộ táng tại An Lương cải táng tại Bình Giang - Thăng Bình – Quảng Nam
Dòng Tộc Vương Hữu Bình Triều - Thăng Bình - Quảng Nam.xuất phát từ Ông Thuỷ Tổ: Vương Hữu Long ( Vương Công Long). Ông sinh ra vào giữa thế kỷ XVIII .
Hiện nay Vương Tộc Vương Hữu Bình Triều - Thăng Bình - Quảng Nam gồm hai phái và năm chi, hiện nay con cháu đã đến đời thứ 11, sinh sống trên cả ba miền Băc Trung Nam của đất nước.

XVII. BÌNH THUẬN
1. Vương Gia Bằng - Thủy tổ

VƯƠNG GIA BẰNG
THỦY TỔ DÒNG TỘC HỌ VƯƠNG BÌNH THUẬN
Hàm Liêm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận
Sinh khoảng năm : 1650
Nới sinh : Trung quốc – Nơi sống : Trung quốc
Nơi mất và an nghỉ : Thanh Lâm, Hải Nam, Trung quốc
Vợ : Bà Phan Bá Bà
Ông Vương Gia Bằng sinh hạ :
Vương Thanh Ngọc, Vương Thanh Lễ
Vương Thu Cúc, Vương Thanh Nhạc, Vương Thu Huệ

XVIII. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Vưng Hữu Quang - Thủy tổ

VƯƠNG HỮU QUANG
QUAN ĐẠI THẦN TRIỀU NGUYỄN
Tân phúc, huyện Tân Long, phủ Tân Bình
nay Quận 5 Tp. HCM.
Sinh năm 1886
Tự Dũng Hối, hiệu Tế Trai
Là một quan Đại thần Triều Nguyễn
Người Việt gốc Hoa, trải 22 năm dưới các đời vua Minh Mệnh,Thiệu Trị, Tự Đức.
Vương Hữu Quang – Bút danh – Tế Trai
Quốc gia – An Nam
Dân tộc – Minh Hương
Học Vấn – Cử nhân hạng 8 (1825)
Giai đoạn sáng tác – Thịnh Nguyễn
Trào lưu - Hán học
Gỉai thưởng nổi bật – Kỷ lục thứ
Vợ - Đoàn Thị Phương (1822-1909)Con – 5 nam - 4 nữ.
Vương Hữu Quang sinh thành tại Tân phúc, huyện Tân Long, phủ Tân Bình nay Quận 5 Tp HCM. Tiên tổ gốc Phúc Kiến, Trung Quốc, thoạt khởi tự cơ ở Sa Đéc, chuyên nghề buôn bán. Đến đời cha của Vương Hữu Quang thì dời sang Gia Định, tính đến đời ông là 5 đời. Vương Hữu Quang lớn tuổi và lận đận khoa hoạn hơn Phan Thanh Giản. Ông được khắc tên trong tấm Trùng tu cựu hoạn khoa duyên bí ký quàn tại Đình Minh Hương(Gia Định) ghi tên những người Minh Hương thi đỗ Cử nhân, Tú Tài và làm quan Triều Nguyễn.
Minh Mệnh triều 1825 – 1841
- 1825, Ất Dậu, niên hiệu Minh Mệnh thứ 5, tháng 7, đậu Cử nhân khoa thi Hương trường Gia Định.
- 1832, Nhân Thìn, niên hiệu Minh Mệnh thứ 14, sung chức Quốc tử quán Toán tu.
- 1834, Giáp Ngọ, niên hiệu Minh Mệnh thứ 15, tháng 2, thự đại lý tự Thiếu Khanh, tháng 5 thự Quảng Yên, tỉnh Án Sát sứ, tháng 11 thự Bình bộ Lang trung, sung Thừ Thiên Phủ doãn.
- 1835, Ất Mùi, niên hiệu Minh Mệnh thứ 16, thăng Khâm sai Đại thần, quyền lĩnh Nghệ An tỉnh Bố chánh sứ ty chi ấn.
- 1836, Bính Thân, niên hiệu Minh Mệnh thứ 17, tháng 2 Thư lại bộ Hữu thị lang, tháng 6 sung Thừ thiên Phủ doãn (Quan tước bị giáng phạt vì để dân phu đổ đất nơi xa, không đổ đất nơi gần khi đắp đê) Trật chán tâm phẩm, xin tạm nghỉ việc quan 6 tháng để về Sa Đéc phụng dưỡng cha đã già yếu.
- 1837, Đinh Dậu, niên hiệu Minh Mệnh thứ 18, tháng 8 thụ Quảng Nam tỉnh Bó chánh sứ, hộ lý Nam Ngãi Tuần phủ quan phòng chi ấn, trật Tòng nhị phẩm, tháng 9 do giá gạo đắt, dâng sớ xin chiếu số đường, quế phải mua trong năm, phát chẩn thóc công trước để cứu dân đói, vua thưởng một kỷ lục thứ
- 1838, Mậu Tuất, niên hiệu Minh Mệnh thứ 19, tháng 7, thăng tháng binh bộ tham tri, sung Quảng Ngãi tỉnh Tuần phủ, vẫn tại nhiệm Quảng Nam tỉnh Bố chánh sứ, trật tòng nhị phẩm
- 1840, Canh Dần, niên hiệu Minh Mệnh thứ 21, tháng 2, bị khép tội “ bất ưng” do dâng tấu chương xin giảm lại địch trong ngoài để trừ nhũng tệ, tháng 4 bị giấng Công bộ Tư vụ sau khi xẩy ra án Quần Tiên hiến thợ, trật chánh thất phẩm, thánh thự thừa biện, đặc phái đi Tân Gia Ba đoái công chuộc tộIi
Thiệu Trị triều 1841 – 1847
- 1841, Tân Sửu, Thiệu Trị nguyên niên, Tháng 3 thự Băc Ninh tỉnh Án sát sứ, thangs10 thự Binh bộ Lang trung, sung Tuyên Quang tỉnh Bố chánh sứ
- 1842, Nhâm Dần, niên hiệu Thiệu Trị thứ 2, Tháng 10 thự phó chủ khảo khoa thi Hương trường Hà Nội, bị truất chức Tuyên Quang Bố chánh vì tự ý thâu tiền của quan quân để xây chùa Đồng Quan
- 1843, Quý Mão, niên hiệu Thiệu Trị thứ 3, Tháng 8 thự thự Hiệu đạo áp giải tù nhân đến thành Quảng Đông
- 1844, Giáp Thìn, niên hiệu Thiệu Trị thứ 4, Tháng 1 thự Lễ bộ Chủ sự, sưng Cơ Mật viện Hành tấu, trật chánh lục phẩm sỹ, sung đệ nhị phó sứ, sang triều cống Đại Thanh, trật tòng tứ phẩm
- 1846, Bính Ngọ, niên hiệu Thiệu Trị thứ 6, Tháng 7 bị giáng lưu vì bắt dân phu khuân đồ trên đường từ thiên triều về, thự hình khoa Chưởng ấn Cấp sự trung, trật chánh tứ phẩm, tháng 9 thự Thiêm Sự phủ Thiếu thiêm sự thuộc Công bộ, tháng 12 thự Hình bộ Biện lý.
- 1847, Đinh Mùi, niên hiệu Thiệu Trị thứ 7, Tháng 4 thọ mệnh duyệt quyền khoa thi Đình, tháng 6 thăng Hà Nội tỉnh Bố chánh sứ, trật chánh tam phẩm, tháng 12 thự phó sứ sang Đại Thanh báo tang vua Thiệu Trị
Tự Đức triều 1847 - 1854
- 1849, Kỷ Dậu, niên hiệu Tự Đức thứ 2, Tháng 9 khen thưởng gia 1 cấp khi từ thiên triều về, tháng 9 được ban một tiền kim bát bửu vì cầu ngớt mưa bão.
- 1850, Canh Tuất, niên hiệu Tự Đức thứ 3, Tháng 1 thăng Bộ tả tham tri, sung Kính diên Nhật giáng quan Thuộc tập hiền viện, tháng 8 vua khen “ Gặp việc không làm cẩu thả” thưởng gia 1 cấp.
- 1851, Tân Hợi, niên hiệu Tự Đức thứ 4, Tháng 5 thự Tuần phủ, hộ lý Bình Phú Tổng đốc, trật chánh nhị phẩm.
- 1852, Nhâm Tý, niên hiệu Tự Đức thứ 5, Tháng 1 bị giáng 4 cấp vì “ Xích mích nội bộ giữa các quan lại Bình Phú” thự chánh chủ khảo lhoa thi Hương trường Thừa Thiên.
- 1853, Quý Sửu, niên hiệu Tự Đức thứ 6, Tháng 6 lại thự Tuần Phủ, hộ lý Bình Phú tỉnh Tổng đốc, trật chánh nhị phẩm, tháng 2 bị cắt 3 tháng lương vì tự ý cho thầy chùa tụng kinh trong công thự, tháng 12 trình 6 điều cấm đạo Gia Tô.
- 1854, Giáp Dần, niên hiệu Tự Đức thứ 7, Tháng 7 phạm tội đồ vì để thuyền nước Thanh tuỳ tiện ra vào hải khẩu Bình Phú
Tác phẩm Ma Nhai
(Ở danh sơn Ngô Khê, Vĩnh Châu, Hồ Nam)
Nguyên văn chữ Hán
Cận thuỷ đinh tài thiên cổ nguyệt
Hoành lâm hoa thảo nhất khuê vân
Tịch dương minh tế vũ
Lạc diệp sái cô chu
Tuế dữ nhân vi khách
Quan phi bệnh bất nhàn
Đạo Quang nhị thập ngũ niên
Ất Tỵ mạnh đông nguyệt thượng hoán
Việt Nam sứ Vương Hữu Quang đề
Dịch thơ
Ngày xưa trăng dãi đình bên bến nước
Cỏ hoa thành rừng vắt bên bờ suối đầy mây
Ánh chiều sáng giọt mưa
Lá vầng đầy thuyền lẻ

 

 
Nhân vật tiêu biểu khác:
Phần một thủy tổ - thần tổ (22/6/2020)
Phần hai khoa bảng (22/6/2020)
Phân ba linh mục thương tọa đạo sỹ (22/6/2020)
Phần bốn Giáo Sư – Tiến sỹ (22/6/2020)
Phần Năm Văn chí Sỹ (22/6/2020)
Phần sáu Tướng Lĩnh Quân Đội (22/6/2020)
Các Tiến sĩ họ Vương (9/5/2020)
VIDEO CLIPS
Video
Màn Sử thi nghệ thuật "LINH THIÊNG VƯƠNG TỘC VIỆT NAM"
Lễ khánh thành Nhà thờ họ Vương Đình - Xóm Phong Phú, Hưng Hòa, TP Vinh
Màn sử thi nghệ thuật Linh thiêng Vương tộc Việt Nam
Họ Vương Việt Nam trao quà hỗ trợ Miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt
Đại hội Họ Vương (Phần 2)
Đại hội Họ Vương (Phần 3)
Hội nghị Họ Vương 28 tháng 06 năm 2020
Hoi nghi Ho Vuong VN LẦN THỨ NHẤT THÁNG 11 NĂM 2018
Bài hát Vương Tộc ca Việt Nam
Màn sử thi chào mừng đại hội Họ Vương Việt Nam
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0986.922.434

Ban liên lạc - 0987.516.868
Hôm nay: 3 | Tất cả: 156.248

Họ Vương Việt Nam
Ban liên lạc: 
Điện thoại: 0916.039.995 - 0987.516.868
E-mail: [email protected]
Website: http://vuongtocvietnam.com