TƯ LIỆU Bản in
 
Họ tộc Vương Duy xã Hương Ngãi Thạch Thất - Hà Nội
Tin đăng ngày: 22/6/2020 - Xem: 3304
 

HỘI ĐỒNG GIA TỘC HỌ VƯƠNG VIỆT NAM

HỌ TỘC VƯƠNG DUY XÃ HƯƠNG NGẢI

THẠCH THẤT- HÀ NỘI

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

 

Hương Ngải ngày    tháng 4 năm 2020

 

Kính thưa:

Họ VƯƠNG là một trong 21dòng họ ngụ cư ở Làng Hương Ngải, huyện THạch Thất- Thành phố Hà Nội.

Làng Hương Ngải xưa còn gọi là “kẻ Ngái”- Làng Ngái một làng văn vật, làng Việt cổ nổi tiếng ở xứ Đoài; Cụ Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí viết “Người vùng này thuần phác và văn nhã”

Giáo sư nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Chú khen “Quả thật trên đất nước ta kể cả xứ Nghệ chúng tôi không lầm thì ít có Làng văn vật nào như làng Hương Ngải ngày nay”

Được tắm  mình trong dòng chảy thời gian và không gian của Làng, Bia tộc họ Vương đã đóng góp một phần không nhỏ vào cái nôi lịch sử văn vật của Làng Ngái- Làng Hương Ngải ngày nay;

Làng Ngái có tên trong sử sách, trong thần phả các Làng trong huyện Thạch Thất từ thời nhà Hán đô hộ(200- 220) Các dòng họ đầu tiên đến ở Làng như họ Liêu, Họ Hoàng, họ Dương, họ Nguyễn, họ Vũ vv... đa số định cư ở giữa Làng.

 Họ VƯƠNG đến muộn khoảng năm (1650- 1786). Họ VƯƠNG Làng Ngái có 02 chi; Chi VƯƠNG ĐÌNH và chi VƯƠNG DUY , hiện nay dân đinh ít chỉ khoảng 950 đinh với 370 hộ, 

Nhà thờ chi VƯƠNG ĐÌNH do khuôn viên hẹp nên con cháu nâng cấp nhà được xây thành 02 tầng, tầng trên thờ cúng Tổ Tiên, tầng dưới con cháu lấy chỗ xum họp, nhà thờ VƯƠNG ĐÌNH còn lưu được đôi câu đối do Tổng đốc Thanh Hóa VƯƠNG DUY TRINH gửi về thờ Tổ bức Đại Tự “Kế THẾ KHOA TRƯỜNG” nói lên truyền thống dòng họ,

 

 Từ xa xưa con cháu họ VƯƠNG DUY đã xây dựng được nhà thờ Tổ, nhà thờ Tổ có đầy đủ Hoành Phi, Câu đối cùng đầy đủ các đồ tế khí, chủ, Ỷ, nhà thờ được xây dựng trong khuôn viên rộng rãi tường đá Ong, mái lợp ngói, sân nền lát gạch sạch sẽ. Đến sau cải cách ruộng đất do thế thời thay đổi, xã hội biến thiên và cả lòng người đổi thay nên Nhà thờ họ VƯƠNG DUY đã không còn đến năm 2010 con cháu trong họ đã đóng góp mua đất và cùng nhau xây lại nhà thờ Tổ năm 2010. Địa chỉ ở Xóm Trại thôn 2 (Số:10 ngách 14/11/ngõ 14/Đường Cầu Xa)xã Hương Ngải- Thạch Thất- Hà Nội

 

Ngành 2 chi họ VƯƠNG DUY có bức Hoành Phi “CẦN KIỆM GIA PHONG” và quan chi phủ Quốc Oai tặng đôi câu đối “TAM THỦY LOAN TRỪ THIÊN QUYẾN HẦU, BỒI LƯU PHÚC ĐỊA NHẤT ĐƯỜNG KHAI, SANG TỔ TÔNG ĐỀ TẠO TỬ LAI TÔN” Tạm dịch “ Ba dòng nước tốt đẹp đổ vào, vì có phúc dày được trời cho ngôi đất tốt lưu mãi về sau, một nếp nhà truyền thống rạng rỡ Tổ Tiên xây dựng, nên lưu lại cho con cháu noi theo

Câu đối của Ông VƯƠNG TRINH tạm dịch – Tiên công bảo bất tham nhất kim Hà ái nay trung vật- Hoàng thiên hậu sở phú Tam hữu nhưng truyền sáp thương thư; Nghĩa là: Tổ Tiên bảo đừng tham lam,  một xu cũng không lấy của ai, tình cảm quý hơn vật chất;

Sống có nhân đức rồi trời sẽ cho tam tài, học hành gắng sức làm đến quan can?

Cả hai chi dòng họ VƯƠNG Hương Ngải được lưu truyền đều ở Tỉnh Thanh Hóa huyện Yên Định và Thạch Thành định cư về Làng Ngái xưa. Con cháu đã nhiều lần về tìm song chưa nhận được thông tin chính xác;

Theo truyền kể họ VƯƠNG ở miền bắc nói chung đều là hậu duệ của các cụ VƯƠNG KHẢ ĐỘ, VƯƠNG QUÝ NGUYÊN  theo nghĩa quân trong các cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm phong kiến Trung Quốc Ví dụ thủ lĩnh VƯƠNG QUÝ NGUYÊN chống giặc Đường năm 803; Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền năm 931 và  939, Lê Hoàn và Đinh Bộ Lĩnh năm 960; Đặc biệt cuộc khởi nghĩa Lam sơn của LÊ Lợi mang đại quân ra Bắc giải phóng thành Đông Quan(Hà Nội) năm 1428, nhiều người vì lý do nào đó đã ở lại miền Bắc lập nghiệp, xây dựng cuộc sống lâu dài, trong số đó có nhiều người họ VƯƠNG; Sử sách còn nghi lại đầu đời nhà Trần(1225- 1400) khoa thi năm 1239 đã có hai vị tiến sỹ họ VƯƠNG (Vương Tiết và Vương Thế Lộc) quê ở xã Tân Hưng- Gia Lộc Hải Dương. Gần đây nhất thời Lê Trung Hưng(1539- 1788) Vua Lê Chúa Trịnh tuyển quân bảo vệ cung Vua và  phủ chúa chọn trong 14 huyện của Nghệ Tĩnh  và ba Phủ của Thanh Hóa gọi là lính ưu binh, năm (1783- 1784) lính ưu binh nổi loạn hạ bệ Trịnh Can tước quyền Quốc sư Nguyễn Khản , Quốc Cửu Dương Khuông lúc bấy giờ gọi là loạn kiêu binh, mãi đến năm 1786 khi Quang Trung ra bắc diệt chúa Trịnh, loạn kiêu binh mới hết. Trong các kiêu binh ấy có các vị họ VƯƠNG , các vị im hơi lặng tiếng chạy ra khởi kinh thành tản ra các nơi như; Hưng Yên, Bắc Ninh, Phú Thọ, Nam Định và Sơn Tây vv...Cho đến nay nhiều họ VƯƠNG ở các địa phương trên đã sinh thành các thế hệ cháu chắt đã được 14- 16 đời.

Cụ Phan Huy Chú đã từng nhận xét dân Làng Ngái là thuần phác và văn nhã(Hiền lành, thật thà, chất phác). Đó là bản chất của cư dân họ VƯƠNG. Gia phả còn ghi cụ Tổ chi VƯƠNG ĐÌNH đi cày thuê nhặt được túi bạc trả lại cho người mất nên được ngôi mộ TỔ phát kết.

   Năm 1992 cả họ cùng nhau trùng tu ngôi mộ Tổ HỌ TỘC VƯƠNG DUY  THƯỢNG TỔ (VƯƠNG LỆNH CÔNG) được xây bằng gạch, đá xi măng trên khuôn viên hơn một thước đất tọa trên đỉnh một quả gò thuộc xứ đồng Nổi. Đến 2017 họ lại trùng tu ngôi Mộ Tổ  mộ được làm bằng đá hoa Cương nguyên khối và được chạm khắc công phu. Các cụ ngành cả từ đời thứ 3; Thứ 4; Thứ 5 họ VƯƠNG DUY 03 đời liền chỉ có độc đinh; đến đời thứ 6 mới có được 02 đinh. Và mộ của cụ đời thứ 6 được một người Tàu xem đất và bảo với gia nhân phải đào sâu bằng 02 cái thừng thiếu cày, đến khoảng 12 thời giờ chưa mà có hạt mưa mới được hạ rộng. nếu đúng như thế thì sau này dòng họ rất đông đinh. Thiết nghĩ thực tế từ đó đến nay là đời thứ 14 mà số đinh trong ngành tăng nhiều trông thấy. Mộ cụ được an táng tại xứ Cầu Xa, chúng ta đứng ở cổng Làng là đã nhìn thấy Mộ Cụ. Có Cụ thuộc ngành hai đời thứ 3 họ VƯƠNG DUY được thiên táng là một sự tích kỳ lạ(Trong khi đang di chuyển hài cốt đến tha ma Đồng Quan Chim bỗng dưng gặp trời mưa mọi người để quan quách hài cốt lại đó để về nhà trú mưa, mưa tạnh mọi người lại đi ra để tiếp tục công việc thì bỗng dưng chỗ để quan quách hài cốt bị mối đắp đầy đất lên như một ngôi mộ vừa được táng xong. Vậy con cháu cụ để cụ yên nghỉ tại đó đến nay, vào năm 2018 được con cháu nâng cấp ngôi mộ được xây bằng gạch, xi măng sắt thép kiên cố mộ được tọa trên thế đất cao có diện tích trên 02 thước đất. Từ lời nhận xét của Tú tài  Phan Huy Trú thì có phải là hồng phúc họ VƯƠNG do ăn ở có đức, có nhân mà cháu con tới nay vẫn được kế truyền và thừa hưởng chăng? Mà trời đất cho chăng?.

Làng ngái xưa có nhiều vị quan thanh liêm và cương trực, điển hình là Hoàng Giáp Nguyễn Đăng Huân chi phủ Điện Bàn Quảng Nam, nhiều vị quan họ VƯƠNG  Làng Hương Ngải nay cũng vậy...Ví dụ Cục trưởng cục chính trị sư đoàn 350 VƯƠNG DUY ÁI  năm 1956 sửa sai sau cải cách ruộng đất được xã mời ông về để trả lại nhà, khi về đến nhà thì có 07 hộ gia đình nông dân đang ở kín nhà chưa kịp chuyển đi thế là ông cho mọi người ở liền canh luôn, ông chuyển ngành làm phó ban quản lý Nông trường quốc doanh TW  ông sống cương trực thẳng thắn không ngại đấu tranh, va chạm luôn đấu tranh quyền lợi cho tập thể , cho sự tiến bộ của ngành luôn đấu tranh với các tiêu cực, bảo thủ trì chệ của cấp trên và khi ông về hưu với mức lương dân sự khiêm tốn ông lại huy động con cháu để mua lại căn nhà công vụ mà xưa ông được cấp. Ông VƯƠNG XUÂN HUÊ làm bí thư chi bộ xã Hương Ngải đầu tiên khi thành lập chi bộ Đảng ngày 30/3/1948 sau này ông đi thoát ly và làm bí thư  Đảng ủy là Hiệu trưởng trường trung cao thủy lợi TW nghỉ hưu năm1980; Lãnh đạo Trường thủy lợi biết gia đình ông bị giặc Pháp đốt mất nhà và xin được làm lại nhà cho thầy nhưng ông Huê kiên quyết từ chối(Vì gia đình cụ Tổng Bá là địa chủ trước năm 1945, đến cái cách ruộng đất thì nhà nước thu hồi nhà, đất chia cho dân cày, còn một ngôi nhà bị giặc Pháp đốt mất mọi người phải ở nhà ngang mà bây giờ vẫn đang ở). Biết Ông về hưu năm 1980; Huyện ủy Thạch Thất quyết định ngay ông làm bí thư Đảng ủy xã để nhằm ổn định tình hình trong xã lúc bấy giờ.

Còn biết bao nhiêu vị quan khác như cụ Vương Kiêm Toàn; Đại tá Vương Đình Được; Lão thành cách mạng Vương Duy Lời, Vương Đình Được, Chủ tịch Tỉnh Vương Xuân Sơn... các cụ về hưu với đồng lương khiêm tốn song vẫn tiếp tục nhiệt tình tham ra công tác với địa phương.

Vua Tự Đức đã ban cho làng Hương Ngải 4 chữ “MỸ TỤC KHẢ  PHONG” tục đẹp đó là cần cù và hiếu học, vì có sẵn truyền thống hiếu học đó mà bia ký Hương hiền được thờ ở nhà bia Văn Chỉ ghi danh 06 vị tiến sỹ, 53 vị cử nhân, họ Vương dù đến muộn mằn cũng góp với làng 04 vị cử nhân. Cùng với sự phát triển của xã hội của làng trong lịch sử văn minh cận đại, mặt bằng văn hóa, học vị của cư dân họ Vương có phần nổi trội hơn cả trong xã, tính đến năm 2018 số người có bằng tiến sỹ là 07/15; Thạc sỹ là 10/28, số người có bằng cử nhân quá nhiều, có gia đình có 4/4 con là có bằng cử nhân, hầu hết các gia đình họ Vương có con, cháu là giáo viên các cấp, nhiều người là nhà thơ, nhà văn hoạt động xã hội; Điển hình là nhà giaó nhân dân Vương Kiêm Toàn ông là chủ tịch hội truyền bá Quốc ngữ Việt Nam(sau khi cụ Nguyễn Văn Tố hy sinh năm 1947) và ông được giải thưởng UNETCO của Liên Hiệp Quốc; Các con và cháu ông nhiều người có học vị Tiến sỹ, đảm đương nhiều chức vụ quan trọng của đất nước.

Nếu cao truyền thống sống có đức có nhân được kế thừa; Từ Lưỡng Quốc danh y Vương Khả Độ thì truyền thống yêu nước lại được bắt nguồn từ cụ Vương Quý Nguyên thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống giặc Đường năm 803, mặt khác gốc văn hóa có tri thức, hiểu biết rộng rãi về xã hội, về thời thế nên sớm giác ngộ , Từ năm 1886 nhiều người họ Vương đã tham gia phong trào chống Pháp của thủ lĩnh Hai Phu người trong xã giặc Pháp đã đàn áp dã man như đốt Đình Làng , bắn chết 42 nghĩa quân trong đó có cụ Tổng Vương Viết Lễ,  hưởng ứng phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục cụ Vương Vịnh(Ông nội của ông Vương Xuân Sơn nguyên chủ tịch tỉnh Hòa Bình) lập đàn thiện nguyện tuyên truyền chống Pháp bị giặc Pháp bắt phát vãng tù Sơn La nên dân Làng gọi là cụ Tổng Vãng.

Xã Hương Ngải được Đảng và nhà nước tặng thưởng những danh hiệu cao quý như : Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: Huân chương kháng chiến, Huân chương lao động và 02 Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ....

Người Họ VƯƠNG Hương Ngải đã tham gia đóng góp vào thành tích chung của xã  trong các hoạt động dựng nước và giữ nước qua nhiều thời kỳ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ có hai vị là cán bộ lão thành cách mạng, một vị cán bộ tiền khởi nghĩa và nhiều cán bộ trung, cao cấp giữ những cương vị chủ chốt của Đảng, nhà nước và trong quân đội, có 04 cán bộ được phong hàm đại tá, có 17 con em họ Vương là liệt sỹ(Chống Pháp 8, Chống Mỹ 9), hai bà mẹ Việt Nam anh hùng, cư dân họ Vương Làng Ngái rất tự hào vì đã có những người con ưu tú đóng góp một phần thành tích nhỏ bé vào thành tích chung của xã như các cụ:

  1. Vương Kim Toàn- Vụ trưởng vụ giáo dục
  2. Vương Đình Tường- Cục phó cục dân quân Bộ Quốc phòng
  3. Vương Duy Ái- Vụ trưởng, phó ban quả lý nông trường
  4. Vương Xuân Huê- Trưởng ty thủy lợi Hà Đông- Hiệu trưởng trường trung cao TL
  5. Vương Thị Hanh- Phó chủ tịch TW hội phụ nữ Việt nam
  6. Vương Thị Hảo- Viện trưởng viện thiết kế Bộ nông nghiệp
  7. Vương Quốc Tường- Cục trưởng Bộ nông nghiệp
  8. Vương Xuân Sơn- Chủ tịch tỉnh Hòa Bình
  9. Vương Duy Lời- Trưởng phòng quân lực Quân khu 10
  10. Vương Duy Đào- Chánh văn phòng Bộ giao thông vận tải
  11. Vương Đình Khánh Cục trưởng Bộ GTVT
  12. Vương Duy Tranh- Phó tham mưu trưởng Trung đoàn 48 Quân khu Tả Ngạn;
  13. Vương Anh Dũng- Cục phó Bộ TB&XH
  14. Vương Tâm- Nhà thơ trưởng ban báo Hà Nội Mới
  15. Vương Nghiêm- Họa sỹ Kiến trúc sư..

 

Qua dòng chảy của thời gian thăng trầm lịch sử của đất nước, xóm làng. Cư dân họ VƯƠNG luôn góp công góp sức để bảo vệ và xây dựng quê hương Làng Ngái – Làng Hương Ngải văn vật, bản chất Người Họ VƯƠNG là cần kiệm gia phong, hiền lành, tử tế và hiếu học; Cần kiệm là có bát ăn, bát để. Gia phong mà cuộc sống luôn an nhiên Hạnh phúc; Tử tế hiếu học nên luôn được xã hội tôn trọng.

Người họ VƯƠNG Hương Ngải kém về thương trường, hạn chế về kinh doanh, không biết lèo lái về bán, mua nên ít có những đại gia giầu có, phát đạt; Người họ VƯƠNG cương trực thật thà dễ tin dẫn đến dại khờ, không cúi luồn xu nịnh nên công danh thường trắc trở Nhiều người xuất thân thành phần từ giai cấpcao nên có tài nhưng không được trọng dụng.

Từ những thập niên 80 trở lại đây người họ Vương kế tiếp cha ông ngày xưa nên số các bậc hàm Tiến sỹ, cử nhân, công ty...Doanh nghiệp đều dứng ở thứ hạng chung, không có nổi chội gì cho lắm...

Nói duy tâm có lẽ ứng với lời cụ tổ họ VƯƠNG là nông dân nên chỉ “Xin ruộng một mẫu, Trâu một con” Quan trường bậc trung để sống với dân, với làng chứ không phải để vênh vang với thiên hạ.

                                                                             Ba vì tháng 8 năm 2018

 

 

 

                                                                                 Vương Duy Miên

“Ông Vương Duy Miên quê quán xã Hương Ngải- Thạch Thất. Hiện nay ở thôn Xuân Hòa, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì- Hà Nội số ĐT: 0978194742”.

Người dự thảo chép bút Vương Duy Bính số ĐT: 0988278286. Hậu duệ đời thứ 10 dòng họ VƯƠNG DUY, Thượng Tổ “VƯƠNG LỆNH CÔNG” Quê quán Hương Ngải- Thạch Thất Hà Nội./.

 

 
Tư liệu khác:
Họ tộc Vương Duy xã Hương Ngãi Thạch Thất - Hà Nội (22/6/2020)
Bài hát Vương Tộc ca Việt Nam (15/6/2020)
Tổng hợp các danh mục nhân thế phả các dòng họ (5/6/2020)
Văn tế tổ, lễ tế tổ vương tộc Việt Nam (19/5/2020)
Tổng hợp tôn đồ Vương tộc Đại tôn (19/5/2020)
Họ tộc Vương Duy xã Hương Ngải Thạch Thất - Hà Nội (16/5/2020)
Giới thiệu về Họ Vương và anh hùng dân tộc Vương Qúy Nguyên (16/5/2020)
Màn sử thi chào mừng đại hội Họ Vương Việt Nam (23/4/2012)
VIDEO CLIPS
Video
Màn Sử thi nghệ thuật "LINH THIÊNG VƯƠNG TỘC VIỆT NAM"
Lễ khánh thành Nhà thờ họ Vương Đình - Xóm Phong Phú, Hưng Hòa, TP Vinh
Màn sử thi nghệ thuật Linh thiêng Vương tộc Việt Nam
Họ Vương Việt Nam trao quà hỗ trợ Miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt
Đại hội Họ Vương (Phần 2)
Đại hội Họ Vương (Phần 3)
Hội nghị Họ Vương 28 tháng 06 năm 2020
Hoi nghi Ho Vuong VN LẦN THỨ NHẤT THÁNG 11 NĂM 2018
Bài hát Vương Tộc ca Việt Nam
Màn sử thi chào mừng đại hội Họ Vương Việt Nam
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0986.922.434

Ban liên lạc - 0987.516.868
Hôm nay: 12 | Tất cả: 161.195

Họ Vương Việt Nam
Ban liên lạc: 
Điện thoại: 0916.039.995 - 0987.516.868
E-mail: [email protected]
Website: http://vuongtocvietnam.com