TƯ LIỆU | TƯ LIỆU VĂN BẢN Bản in
 
Giới thiệu về Họ Vương và anh hùng dân tộc Vương Qúy Nguyên
Tin đăng ngày: 16/5/2020 - Xem: 1649
 

Lời Ban Biên tập: Vừa qua, BBT trang web HỌ PHÙNG VIỆT NAM nhận được lá thư và bài viết của ông Vương Duy Miên - Ủy viên Hội đồng gia tộc họ Vương Việt Nam. Bản thân ông Vương Duy Miên đã từng có một số bài viết nghiên cứu về dòng họ Phùng. Để trao đổi thêm những tư liệu, nghiên cứu về các tiền nhân họ Phùng, họ Vương và các họ khác; sau đây, BBT giới thiệu lá thư và bài viết: “Anh hùng dân tộc Vương Quý Nguyên - Cụ Tổ họ Vương và cuộc khởi nghĩa năm 803 chống ách đô hộ nhà Đường”.
 
“Thư gửi: - Tiến sĩ Phùng Thảo
                - Nhà văn Phùng Văn Khai

Họ Vương Việt Nam chúng tôi đang viết tập sách Lịch sử các danh nhân Việt Nam họ Vương. Trong tập sách này nổi lên là cụ Vương Quý Nguyên - Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống giặc nhà Đường năm 803 (Tiếp theo sau cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng). Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi Đô hộ sứ Bùi Thái về Tàu. Tiếp đó, Triệu Xương, tên giặc già lại sang cai trị nước ta lần thứ II. Một nhân vật quan trọng nữa là bà Chính phi Vương thị, vợ của Đức vua Phùng Hưng. 
Những tư liệu về hai vị tiền bối họ Vương sử sách ghi rất ít. Vì cuộc khởi nghĩa năm 803 của cụ Vương Quý Nguyên ít nhiều có mối dây liên hệ, liên quan tới cuộc khởi nghĩa của vua Phùng Hưng nên tôi gửi tới hai vị bài viết này.

Chỉ mong rằng hai vị nghiên cứu nhiều tài liệu lịch sử, có chi tiết nào mới viết về hai vị tiền bối họ Vương và các danh nhân họ Vương Việt Nam xin các vị giúp đỡ

Xin trân trọng cảm ơn!”

Đáp ứng yêu cầu của ông Vương Duy Miên, cũng là để chia sẻ thông tin nhằm tôn vinh các bậc tiền bối các dòng họ có công với nước, BBT họ Phùng Việt Nam giới thiệu bài viết “Anh hùng dân tộc Vương Quý Nguyên - Cụ Tổ họ Vương và cuộc khởi nghĩa năm 803 chống ách đô hộ nhà Đường” tới đông đảo độc giả. Các nhà nghiên cứu có thông tin gì theo nhu cầu của lá thư hãy gửi tới cho chúng tôi.
 

Anh hùng dân tộc Vương Quý Nguyên
Cụ Tổ họ Vương và cuộc khởi nghĩa năm 803
chống ách đô hộ của nhà Đường

 

Tháng 3 năm 2018, nhân dân huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An và gia tộc họ Vương toàn quốc đã long trọng kỷ niệm 1215 năm (803-2018) cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Vương Quý Nguyên - cụ Tổ họ Vương đã lật đổ ách đô hộ của nhà Đường năm 803. Lễ Kỷ niệm đuợc tổ chức ngay tại đền thờ Vương Quý Nguyên xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Đã hơn một ngàn năm trôi qua. Sự kiện lịch sử to lớn này đã bị thời gian vùi lấp, môi trường tàn phá và cả chiến tranh huỷ hoại. May mắn sao, những cháu con tâm huyết hậu duệ của cụ Tổ họ Vương Quý Nguyên đã không tiếc công sức, tiền của tu tạo di tích đền thờ, truy tìm tư liệu lịch sử. Chính vì thế đã làm sống lại sự kiện lịch sử quan trọng này. Cuộc Khởi nghĩa của Thủ lĩnh Vương Quý Nguyên cụ Tổ họ Vương.
Ngày nay, qua thư tịch cổ của Trung Quốc và ghi chép sơ sài của lịch sử Việt Nam. Rất tiếc những thông tin về cuộc khởi nghĩa quá ít ỏi.

Con cháu họ Vương hy vọng rằng các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, các nhà văn hóa, các học giả rồi đây sẽ vào cuộc để làm sáng tỏ và đầy đủ cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm này của cha ông ta.
Qua những thông tin sơ sài và ít ỏi mà ta đã có được. Qua chắp nối từng sự kiện lịch sử của nước ta xảy ra trước và sau cuộc khởi nghĩa, suy luận các chi tiết viết về cuộc khởi nghĩa trong thư tịch cổ của tàu và cả của ta. Tôi xin nêu thêm vài suy nghĩ cá nhân xung quanh cuộc khởi nghĩa của thủ lĩnh họ Vương năm 803.

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Hơn 1000 năm Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam ta đã phải chịu biết bao nhiêu nổi thống khổ dưới các Triều đại phong kiến Trung Hoa. Đặc biệt giai đoạn Bắc thuộc lần thứ ba (603-939) duới ách thống trị của nhà Tuỳ và nhà Đường.

Năm 671, Đường Cao Tông lập An Nam đô hộ phủ. Nhà Đường chia đất giao chỉ thành 12 châu, 59 huyện. Mỗi Châu đều đặt đô đốc phủ do bọn thống trị cầm đầu. Việc chia nhỏ cơ quan cai trị hành chính khiến nhà Đường khống chế đất An Nam một cách chặt chẽ hơn, để bóc lột dân An Nam thậm tệ hơn. 
Tuy vậy, nhân dân ta vẫn không ngừng nổi lên giành độc lập. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Lý Tự Tiên, Đinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (791), Vương Quý Nguyên (803), Dương Thanh (828), Khúc Thừa Dụ (905)... Các cuộc khởi nghĩa trên chỉ tồn tại được thời gian ngắn sau đó thất bại và bị bọn thống trị đàn áp khốc liệt dã man. Quân khởi nghĩa còn non trẻ chưa có đủ thời gian để huấn luyện, không thể đánh trả được lực lượng vật chất hùng hậu của giặc. 
Các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bấy giờ tuy thất bại nhưng đã để lại dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cứu nước và giữ nước của nhân dân ta.

Ngày nay sở dĩ chúng ta biết được các cuộc khởi nghĩa trên đó là nhờ vào các câu chuyện, các truyền thuyết được truyền khẩu từ đời này qua đời khác. Đến thời có văn tự thì được khắc vào bia đá, ghi vào các gia phả, phả ký trong các đền thờ. Cuộc khởi nghĩa của Vương Quý Nguyên may mắn còn được ghi trong thư tịch cổ của Tàu. Trong lịch sử Việt Nam và cả trong bia đá đền thờ Bách Thần tại Đô Lương, Nghệ An.

 

 

Năm Quý Mùi (803). (Đường, năm Trinh Nguyên thứ 19). Tháng 12, nhà Đường lại cử Triệu Xương sang làm đô hộ. Theo Đường thư, bấy giờ Triệu Xương về triều làm tế tửu chưa được bao lâu, bộ tướng Giao Châu đánh đuổi Bùi Thái. Đức Tông vời Triệu Xương tới để hỏi tình hình. Triệu Xương bấy giờ đã ngoài 70 tuổi, tâu bày rõ ràng không lẫn; Đức Tông lấy làm lạ, lại cử sang làm đô hộ. Khi tờ chiếu đến nơi, người Giao Châu cùng nhau mừng rỡ; quân làm phản liền yên ngay”.

Theo như Việt sử thì năm 801 Triệu Xương xin nghỉ, đồng thời xin triều đình người sang thay, nhà Đường cử Bùi Thái sang, khi sang Thái cho lấp hào rãnh trong thành hợp làm một thành, lại đắp thành ở châu Ái và châu Hoan nên bị bộ tướng là Vương Quý Nguyên đuổi khỏi châu, vua Đường thấy vậy cho Triệu Xương sang thay, dân chúng vui mừng, loạn lại yên. Có 2 sự kiện đáng chú ý là: lấp hào rãnh hợp làm một thành và dân chúng vui mừng. Việc đào hào rãnh để tách thành 2 thành có từ khi nào? Chắc chắn là từ thời Triệu Xương, nhưng vì sao Triệu Xương lại cho đào rãnh để tách làm 2 thành? Như chúng ta biết Đỗ Anh Hàn vây phủ làm Cao Chính Bình lo lắng mà chết, Triệu Xương đến châu phủ dụ được yên. Nên việc có 2 thành gợi ý chúng ta về việc ngoài Triệu Xương làm chủ thành trước đây của Cao Chính Bình, thì bản thân Đỗ Anh Hàn cũng làm chủ một thành khác. Khi Bùi Thái tới đã lệnh lấp hào rãnh, hợp 2 thành làm một, khiến cho mối quan hệ giữa chính quyền của người bản địa xung đột với chính quyền địa phương của nhà Đường, kết quả là Bùi Thái bị đuổi khỏi châu. Triệu Xương vốn là người có chính sách mềm mỏng khôn khéo, dựa vào người bản địa, do vậy mà trị An Nam được hơn 10 năm, dưới trướng của Xương có một người tên là Đỗ Anh Sách, người này là dân bản địa và có cùng họ, tên đệm với Đỗ Anh Hàn, tôi cho rằng Đỗ Anh Sách và Đỗ Anh Hàn có mối quan hệ họ hàng. Trong hệ thống chính quyền tại An Nam thì Đỗ Anh Sách chỉ đứng sau Triệu Xương và ngang với Trương Chu, thế mà về sau Trương Chu làm An Nam đô hộ (năm 808) trong khi Đỗ Anh Sách thì không, mà vẫn làm thuộc hạ dưới trướng với mức độ quan trọng như dưới thời Triệu Xương. Việc này cho thấy: Đỗ Anh Sách làm chức cao dưới trướng của Triệu Xương cũng là nằm trong chính sách của Xương, chính sách dựa vào người bản địa để trị, nhưng cũng đồng thời cho thấy Đỗ Anh Sách rất có uy thế trước người bản địa. Gợi ý cho chúng ta về một thế lực của người bản địa tồn tại song song với chính quyền của nhà Đường ở An Nam và nó (nếu có) thì là chính quyền do Đỗ Anh Hàn thiết lập.

Khi Triệu Xương tới châu thì sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác như trước đây từng làm, nghĩa là đảm bảo quyền lợi của người bản địa, vì thế mà dân chúng cùng mừng. Nhưng đó là một giả thuyết, chúng ta cũng có thể đặt một giả thuyết khác là: Trương Chu và Đỗ Anh Sách vốn là người rất có uy thế trong châu, nay Triệu Xương thôi chức, họ có tham vọng muốn thâu tóm An Nam, nhưng nay triều đình lại cử viên quan tới nhậm chức, thành ra họ lập kế hoạch, dùng Vương Quý Nguyên để đuổi Bùi Thái đi.

Thế nhưng Hán sử khi chép về sự kiện Quý Nguyên đuổi Bùi Thái khỏi châu lại không nhắc tới việc lấp các hào rãnh để hợp làm một thành. 

Cựu Đường thư chép: “Năm Trinh Nguyên thứ 18 (…) tháng 3 (…) canh thìn, lấy từ bộ viên ngoại lang Bùi Thái làm kiểm giáo binh bộ lang trung, sung An Nam đô hộ, kiêm quản kinh lược sứ” và “Năm Trinh Nguyên thứ 19 (…) tháng 2 (…) kỷ hợi, An Nam kinh lược sứ Bùi Thái bị bộ tướng Vương Quý Nguyên đuổi khỏi châu” và “Năm Trinh Nguyên thứ 20 (…) tháng 3 (…) kỷ hợi, lấy quốc tử tế tửu Triệu Xương làm An Nam đô hộ, ngữ sử đại phu, kiêm quản kinh lược sứ” và “Bái [Triệu Xương] làm An Nam đô hộ, người di hưởng ứng giáo hoá. Năm 70 tuổi bị đau chân, xin về nghỉ, để binh bộ lang trung Bùi Thái thay, phong quốc tử tế tửu. Gặp lúc Thái bị thủ lĩnh người nam trục xuất khỏi châu, Đức Tông chiếu vời hỏi tình hình. Xương đã 72 tuổi nhưng vẫn tinh kiện, vua lấy làm kỳ lạ, phục mệnh làm đô hộ, người nam cùng mừng”.

Tư trị thông giám chép: “Năm Trinh Nguyên thứ 19 (năm 803) (…) tháng 2 (…) đinh hợi, An Nam nha tướng Vương Quý Nguyên trục quan sát sử Bùi Thái, Thái chạy tới Chu Diên. Cùng tháng tả binh mã sử Triệu Quân giết Quý Nguyên cùng đồng đảng, đón Thái về châu”.

Như vậy rất khó để có thể chắc chắn rằng: Đỗ Anh Hàn thực sự đã thiết lập một chính quyền song song với chính quyền tại An Nam của nhà Đường, tuy nhiên trong đoạn chép của Đường hội yếu ở trên có miêu tả vài chi tiết nhỏ về tình hình An Nam thời Bùi Thái như: Thành trì châu Hoan, Ái bị Hoàn Vương và Côn Lôn thiêu rụi, không giữ quân thành và binh giới trong quân mất hết. Với những chi tiết này cùng với việc Thái bị Quý Nguyên đuổi khỏi châu chứng tỏ Thái không nắm quân lính trong tay. Trong khi Xương nghỉ đã xin triều đình cử người đến thay mà không hề tiến cử 2 thuộc hạ của mình là Trương Chu và Đỗ Anh Sách, như vậy thì khi Thái tới, với tư cách triều đình cử đến nhậm chức thay cho Xương (theo yêu cầu của chính Xương) thì Chu và Sách về bên ngoài phải tuân lệnh Thái và cũng về bên ngoài đối với 2 người này thì Thái như Xương. Thế nhưng khi Thái bị Nguyên đuổi chúng ta không thấy vai trò của Chu và Sách mà thay vào đó là Triệu Quân. Việc thiếu vắng vai trò của Chu và Sách trong sự kiện Thái bị đuổi khỏi châu cùng với sự miêu tả của Phàn Xước về tình hình An Nam trong Man thư cho thấy: Trương Chu không nắm binh quyền, chỉ là một kỳ khách cố vấn cho Triệu Xương mà thôi, trong khi Đỗ Anh Sách là người nằm binh quyền cao nhất ở An Nam sau Xương. Nhưng sự thiếu vắng vai trò của Sách khiến chúng ta khó hiểu, điều thú vị là sau khi Triệu Xương làm độ hộ lần thứ hai ở An Nam thì người kế nhiệm Xương chính là Trương Chu và Đỗ Anh Sách vẫn là người nắm binh quyền cao nhất sau Chu. Vậy là thời Triệu Xương và Trương Chu làm đô hộ, Đỗ Anh Sách với vai trò nắm giữ binh quyền, An Nam yên. Nhưng sau Triệu Xương và trước Trương Chu, thời Bùi Thái, khi thiếu vắng Đỗ Anh Sách, An Nam loạn, trước thì bị giặc ngoài tấn công sau thì bên trong làm phản, điều đó cho thấy vai trò quan trọng của Đỗ Anh Sách, người nắm giữ binh quyền trong tay. Đỗ Anh Sách là người bản địa nên binh lính ở An Nam do Sách chỉ huy cũng phần nhiều là người bản địa, nghĩa là Triệu Xương và Trương Chu đã dựa vào người bản địa để mà cai trị. Như vậy rõ ràng là Triệu Xương cũng không nắm toàn quyền, vẫn phải dựa vào Sách, điều này đã thêm bằng chứng cho thấy Xương đã phủ dụ Đỗ Anh Hàn, chứ không động binh, cũng có nghĩa Hàn đã không bị giết như Tân Đường thư chép. Xương phủ dụ được người nam, Hàn không bị giết, Xương phải dựa vào Sách và quân lính người nam để cai trị, quân lính mà Sách chỉ huy thường là quân lính theo Sách nhiều năm, trung thành với Sách, rất khó có thể là quân lính mà Cao Chính Bình để lại (vì quân lính này sẽ nghe lời Xương, mà nếu nghe lời Xương thì Xương không cần dựa vào Sách), thêm nữa Sách và Hàn lại cùng họ Đỗ Anh, tất cả dẫn ta tới giả thuyết rằng: Sách và Hàn có mối quan hệ họ hàng, có thể là anh em hoặc cha con thậm chí có thể là một người. Dù là như thế nào thì, kết quả là sau cuộc vây và tấn công phủ đô hộ năm 791, chính quyền phương bắc tại An Nam mà đứng đầu là Triệu Xương đã đàm phán, thoả thuận với nghĩa binh bản địa đứng đầu là Đỗ Anh Hàn, công cuộc ấy được tiếp nối bởi Đỗ Anh Sách ít nhất là tới thời Bùi Hành Lập (năm 813-817).

Một số thủ lĩnh An Nam thời thuộc Đường của Phạm Lê Huy viết: “Theo Cựu Đường thư Bùi Hành Lập được cử sang làm An Nam Đô hộ, bản quản Kinh lược Chiêu thảo sứ năm Nguyên Hòa thứ 8 (813). Và Tân Đường thư chép khi một người Lâm Ấp tên là Lý Lạc Sơn làm phản Hoàn Vương đến cầu viện binh, để lấy lòng Hoàn vương, Hành Lập đã sai “bộ tướng” Đỗ Anh Sách chém Lý Lạc Sơn” và “Phạm Đình Chi là một tù trưởng miền núi (khê động hào) được Đô hộ Bùi Hành Lập sử dụng cùng thời với Đỗ Anh Sách. Phạm Đình Chi thường xin Bùi Hành Lập nghỉ để đi tắm nhưng không quay lại đúng hẹn. Sau nhiều lần như vậy, Bùi Hành Lập lấy quân pháp xử phạt, đem giết Phạm Đình Chi, sau đó lại chọn trong số bọn tử đệ của Diên Chi một người để thay thế. Qua đó, chúng ta biết được rằng, giống như Đỗ Anh Sách, Phạm Đình Chi cũng bị ràng buộc phải có mặt ở trị sở của An Nam Đô hộ”.

Tư trị thông giám chép: “[Năm Nguyên Hòa 14 (819)] Mùa đông tháng 10, Dung quản [Kinh lược sứ] tấu An Nam tặc là Dương Thanh hạ Đô hộ phủ (An Nam đô hộ phủ trị tại Giao châu) giết Đô hộ Lý Tượng Cổ và vợ con, quan thuộc, bộ khúc hơn 1000 người. Tượng Cổ là anh của Đạo Cổ. Do tham lam, hà khắc nên để mất lòng người. Thanh nhiều đời làm tù trưởng người Man. Tượng Cổ gọi về làm nha tướng. Thanh u uất, bất đắc chí. Tượng Cổ sai Thanh dẫn 3 nghìn quân đánh Hoàng Động Man. Thanh nhân lòng người phẫn uất, dẫn quân ban đêm tập kích phủ thành, hạ thành”.

Thời Bùi Hành Lập làm đô hộ cũng vẫn sử dụng những người bản địa, ngoài Đỗ Anh Sách còn có Phạm Đình Chi, đến năm 818 Lý Tượng Cổ sang thay Bùi Hành Lập, Cổ đã thực hiện chính sách tham lam, hà khắc, lại sử dụng người bản địa đánh người bản địa, dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Dương Thanh (năm 819-820), kết quả là Cổ bị giết năm 819.

Khi Triệu Xương làm đô hộ thì Hoàn Vương không giám tấn công, nhưng khi Bùi Thái vừa tới nơi thì Hoàn Vương và Côn Lôn đã thiêu rụi thành trì châu Hoan, châu Ái. Cả hai lại cùng là viên quan do triều đình cử xuống vậy thì sao phương nam lại có thái độ ứng xử khác nhau với 2 vị quan này, như vậy rõ ràng là uy thế của triều đình không trực tiếp lớn đối với phương nam, cái quyết định tới thái độ ứng xử của phương nam là chính sách cai trị của mỗi viên quan đô hộ do triều đình cử xuống.

Như vậy chúng ta có thể phán đoán rằng: Triệu Xương đã dùng chính sách mềm mỏng để yên được An Nam trước cuộc khởi binh của Đỗ Anh Hàn, tiếp theo đó Xương sử dụng chính sách dựa vào người bản địa để giữ yên phương nam, theo một nghĩa nào đó chúng ta có thể hiểu đây là sự hợp tác, khi Bùi Thái tới đã áp dụng nhiều chính sách cứng rắn đã dẫn đến sự bất hợp tác của người bản địa, kết quả là châu Hoan, Ái bị tấn công, bản thân thì bị trục xuất khỏi châu, để yên sự loạn này triều đình phương bắc cử Xương trở lại phương nam một chuyến.

Tiểu kết: Chúng ta không thể chắc chắn rằng khởi nghĩa của Đỗ Anh Hàn diễn ra từ năm 766 đến năm 803 nhưng qua những sự kiện chúng ta có thể đặt giả thuyết rằng: Đường Lâm có quan hệ ràng buộc với chính quyền phương bắc tại An Nam rất lỏng lẻo, khi Trương Bá Nghi tới đã áp dụng những chính sách nhằm kiểm soát chặt hơn dẫn đến không khí căng thẳng tại An Nam, cho đến khi Cao Chính Bình làm đô hộ thì không khí ấy đẩy đến cực đại và cụ thể là cuộc khởi binh của Đỗ Anh Hàn năm 791, trước thất bại của Chính Bình, Triệu Xương được cử đến, với chính sách hoà hợp với người nam, Xương đã phủ dụ yên được An Nam nhưng cũng bước đầu thực hiện chính sách dùng người nam để trị người nam, đối với tầng lớp hào trưởng ở An Nam thì đó là sự hợp tác, nó cũng cho thấy chính quyền phương bắc ở An Nam phụ thuộc rất nhiều vào tầng lớp hào trưởng ở bản địa, nhưng khi Bùi Thái sang thay đã không còn duy trì chính sách này, nên kết cục là bị người trong châu đuổi đi và như thế không có lý do gì để không tin rằng: Thành quả của cuộc khởi binh do Đỗ Anh Hàn lãnh đạo vượt qua thời điểm vây và tấn công phủ đô hộ năm 791 tới tận thời Bùi Hành Lập làm đô hộ.  

Upload

Trong bài Về phủ Giao Châu thời thuộc Đường tôi có dẫn chứng những sự kiện để chỉ ra rằng: Mãi tới năm 679 nhà Đường mới bắt đầu thực hiện chính sách cai trị trên thực tế An Nam, sau cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến năm 687 phương bắc mới quản lý một cách đúng nghĩa. Trong bài này chúng ta sẽ xem xét những điểm chung của các cuộc khởi nghĩa lớn tại An Nam thời kỳ bắc thuộc lần thứ 3.

Trong bài viết Khảo cứu lại cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan của Phan Huy Lê chép: “Trên cơ sở tập hợp và phân tích các nguồn tư liệu hiện có, có thể nhận định:

– Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ năm Khai Nguyên thứ 1 tức năm 713, chứ không phải năm Khai Nguyên thứ 10 tức năm 722 như sử cũ của ta đã chép và nhiều công trình nghiên cứu lịch sử đã viết theo.

– Cuộc khởi nghĩa có qui mô lớn, từ Hoan Châu đã mở rộng ra gần như cả nước và đã giành thắng lợi, chiếm phủ thành An Nam, giải phóng đất nước.

– Trên cơ sở thắng lợi đó, Mai Thúc Loan đã xưng đế tức vua Mai Hắc Đế, xây thành Vạn An làm quốc đô.

– Nhà nước độc lập tồn tại được gần 10 năm từ năm 713 đến năm 722”.

Trong bài viết Đường Lâm là Đường Lâm nào của nhóm tác giả Trần Ngọc Vương, Nguyễn Tô Lan, Trần Trọng Dương chép: “Qua những cứ liệu đã trình bày, chúng tôi tạm có một vài kết luận sơ bộ:

  1. Nếu tin Khuông Việt là người hương Cát Lợi, huyện Thường Lạc thì cho đến hiện nay mới chỉ tìm thấy tên địa danh này sớm nhất trong Thái bình hoàn vũ kí (thời Tống) thì địa danh này sau đổi là huyện An Thuận, nằm ở đông nam Châu Ái. TheoViệt sử lược và Minh sử kí sự bản mạt ít nhất địa danh này phải nằm ở nam Thanh Hóa gần khu vực Nghệ An ngày nay. ĐVSKTT có xác nhận địa danh Cát Lợi ở Bắc Giang, song đây có thể là do trùng danh. Và Cát Lợi (Bắc Giang, nay thuộc Sóc Sơn, với 5 cứ liệu văn bia từ thế kỷ XVII đến XX ) chỉ là nơi Khuông Việt tu tập trụ trì và quy tịch. 
  2. Nếu tin Khuông Việt Đại sư là dòng dõi Ngô Thuận Đế thì ông là người châu Đường Lâm. Vị trí chính xác của châu Đường Lâm còn phải khảo chứng thực địa thêm, nhất là cần phải khảo về các vấn đề họ tộc, cư dân, phong tục, sản vật, ngôn ngữ bản địa, cũng như sự thờ cúng và tư liệu điền dã tại địa phương (Thanh Hóa ngày nay). Châu Đường Lâm vốn từng có tên châu Phúc Lộc (gồm ba huyện Nhu Viễn, Đường Lâm và Phúc Lộc), châu này nằm phía tây nam Ái châu, gần gũi Trường châu, về sau đã có lúc quy về Ái châu. Cả hai địa danh Đường Lâm và Phúc Lộc sau đời Đường đều bỏ. Dù vậy, có thể khẳng định rằng quê Ngô Quyền nằm loanh quanh giữa vùng Thanh Hóa – Nghệ An ngày nay mà khó có thể ở vị trí Sơn Tây (khi đó là huyện Gia Ninh của Phong Châu) được.
  3. Tên xã Đường Lâm tại Sơn Tây ngày nay mới xuất hiện từ năm 1964 (ngày 21 tháng 11). Trong suốt lịch sử từ đời Hán cho đến năm 1964, khu vực này không hề có Châu hay huyện hay làng nào tên là Đường Lâm”.

Trong bài viết Vài ghi chú về lịch sử Việt Nam thời thuộc Đường tôi có dẫn chứng về cuộc khởi binh của Đỗ Anh Hàn tại châu Đường Lâm năm 791 khiến đô hộ Cao Chính Bình chết có nguyên nhân từ việc chính quyền nhà Đường tại An Nam áp đặt chính sách thuế (chính sách cai trị trực tiếp) lên người bản địa, làm tổn hại tới quyền lợi của các hào trưởng. 

Từ đó chúng ta tổng kết lại một số sự kiện quan trọng:

– Năm 687 tại Giao Châu thủ lĩnh của người bản địa là Lý Tự Tiên và Đinh Kiến khởi binh chống lại đô hộ Lưu Diên Hựu do chính sách thuế, khiến Hựu chết.

– Năm 713 tại Hoan Châu thủ lĩnh của người bản xứ là Mai Thúc Loan khởi binh chống lại đô hộ Quang Sở Khách, buộc Khách trốn về phương bắc.

– Năm 791 tại Đường Lâm châu thủ lĩnh thổ dân là Đỗ An Hàn khởi binh chống lại đô hộ Cao Chính Bình do chính sách thuế, khiến Bình chết.

Chúng ta nhận thấy các cuộc khởi nghĩa này có những điểm chung như sau: Đều là những cuộc khởi nghĩa lớn, các đô hộ hoặc chết hoặc bỏ trốn, các thủ lĩnh bản xứ đều chiếm được thành phủ đô hộ, mỗi cuộc khởi nghĩa đều nổ ra ở những vùng lãnh thổ mới (năm 687 thì ở vùng đồng bằng sông Hồng, năm 722 thì ở vùng đồng bằng Nghệ An, năm 791 thì ở vùng đồi núi của Thanh Hoá), chủ yếu liên quan tới chính sách thuế (biểu hiện hình thức cai trị). Từ đó gợi ý chúng ta: Mỗi một cuộc khởi nghĩa giống như là một cuộc kháng chiến, nổ ra do lần đầu tiên người phương bắc tiến đến và xâm chiếm một vùng đất mới. Nghĩa là năm 687 người phương bắc chiếm và quản lý hoàn toàn vùng đồng bằng bắc bộ nhưng vùng đồng bằng bắc trung bộ thì chưa, phải đến năm 722 thì mục đích ấy mới đạt được và mãi tới năm 791 người phương bắc mới bắt đầu nghĩ đến việc quản lý vùng đồi núi phía tây vùng đồng bằng nhưng họ vấp phải sự kháng cự của cư dân ở đây. Chứ không phải sau năm 679 là toàn bộ An Nam phủ đã thuộc sự cai trị của nhà Đường trên thực tế. Năm 687 nhà Đường đánh bại thủ lĩnh người Lý, có lẽ là nhóm người mạnh nhất, có ảnh hưởng nhất ở bắc bộ, nên phương bắc cai trị trên thực tế vùng đất này, vùng bắc trung bộ nhà Đường mới chỉ cai trị trên danh nghĩa, tự nhận là lãnh thổ và có những hoạt động như chia châu, đặt hệ thống quan lại, nhưng trên thực tế vùng đất bắc trung bộ này vẫn do các thế lực bản địa quản lý, đến năm 713 những thế lực bản địa này nhận thấy sự xâm phạm quyền lợi từ phía nhà Đường do đó mà dẫn tới cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Sau khi đã quản lý trên thực tế vùng đồng bằng của An Nam, nhà Đường tính chuyện mở rộng hơn việc quản lý trên thực tế những vùng đất khác, ở đây chúng ta nhấn mạnh việc quản lý trên thực tế, mà bỏ qua việc quản lý trên danh nghĩa, trong quá trình mở rộng đó thì nhà Đường vấp phải sự kháng cự từ thổ dân vùng đồi núi phía tây qua cuộc khởi nghĩa của Đỗ Anh Hàn năm 791.

Tiểu kết, theo tôi nhà Đường đã từng bước mở rộng sự cai trị ở An Nam và mỗi một lần mở rộng vùng cai trị (trên thực tế) được đánh dấu bằng các cuộc khởi nghĩa lớn của dân bản địa.

 



Đền Bách Thần 

  1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ AN NAM ĐÔ HỘ TRƯỚC CUỘC KHỞI NGHĨA:

Năm 761, quyền thống trị của nhà Đường ở An Nam suy yếu. Giặc Côn Lôn và Chà Và ở ngoài biển thường xuyên vào cướp bóc. Nhà Đường là Trương Bá Nghi phải đóng cửa thành chờ quân Đường sang cứu viện, vua Đường cử Cao Chính Bình sang An Nam đánh dẹp. Dẹp xong giặc Chà Và, Cao Chính Bình ở lại làm An Nam Đô hộ sứ. Cao Chính Bình là tên quan cai trị tham lam và độc ác. Một Hào trưởng người Việt ở ấp Đường Lâm Sơn Tây đã nổi lên khởi nghĩa. Qua nhiều năm củng cố và phát triển lực lượng. Năm 791, năm đạo quân của Phùng Hưng tiến đánh thành Tống Bình. Cao Chính Bình đánh không nổi chạy về thành lo sợ mà chết. Giải phóng được đất nước, Phùng Hưng lên làm vua được dân tôn là Bố Cái Đại Vương trị vì được 7 năm. Con là Phùng An lên thay.
Mùa thu 791, Đường Đức Tông cử Triệu Xương cùng chục vạn quân sang xâm lược Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng thất bại(Giáo sư Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Nhà xuất bản giáo dục). Đánh thắng Phùng Hưng, Triệu Xương được làm An Nam độ hộ sứ. Sách Đường Thư cho biết Triệu Xương là tên cai trị rất khôn khéo, mềm mỏng. Hay dùng người bản địa để cai trị người bản địa. Chữ “khôn khéo” ở đây ta đoán rằng dù đã đánh thắng được Phùng Hưng nhưng hắn vẫn sợ dân An Nam nổi lên và cái gương Cao Chính Bình vẫn còn đó. Một cái khôn nữa đó là hắn chỉ loanh quanh ở phía Bắc chứ không dám mò đến các nơi rừng núi như Châu Ái, Châu Hoan. Chính vì thế hắn đã ngồi cai trị yên ổn được 10 năm (791-801) theo Đường Thư.
Khâm định Việt Sử thông giám cương mụcchép: “Năm 801 Triệu Xương 70 tuổi xin vua Đường cho người sang thay. Nhà Đường sai lang trung binh bộ Bùi Thái sang làm An Nam đô hộ”...
III- DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA:

Năm Tân Tỵ (801), Đường Đức Tông cử Lang Trung binh bộ Bùi Thái sang Giao Chỉ làm An Nam đô hộ sứ, Bùi Thái là tên tướng trẻ nên hiếu thắng. Hai năm đầu hắn ổn định tình hình chính trị ở Bắc Giao Chỉ, đánh dẹp nốt các cuộc nổi dậy các vùng căn cứ cũ của Phùng Hưng, Phùng An (năm 802 mới tan rã hẳn theo Lịch sử các Triều đại của Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng) Năm 803, hắn mới mò vào vùng Châu Ái và Châu Hoan, bắt dân ta lấp hào rãnh, đắp đường xây thành trì kiên cố để bảo vệ thống trị của nhà Đường. Hắn không biết rằng các châu trên từ lâu đã là lãnh địa tư chủ người Việt do các thủ lĩnh Phùng Hải, Đỗ Anh Hào, Đỗ Anh Sách, Vương Quý Nguyên hoặc ai đó mà sử sách tàu và ta đều không biết mà ghi chép: sẵn có tinh thần dân tộc và tự chủ, không thể để cho bọn thống trị xây thành đắp luỹ đàn áp nhân dân. Thủ lĩnh Vương Quý Nguyên cùng với các hào trưởng, bộ tộc trong châu lãnh đạo nhân dân hai châu Hoan và Ái nổi lên khởi nghĩa đánh đuổi đô hộ sứ Bùi Thái… Đại Việt sử ký toàn thư chép …“Quý Mùi (803), Đường Trinh Nguyên thứ 19, Đô đốc Bùi Thái sai lấp bỏ những hào rãnh trong thành làm một. Tướng Trọng Châu là Vương Quý Nguyên đuổi Bùi Thái đi...” Sách Tư trị thông giámchép …“Năm Trinh Nguyên thứ 19, tháng 2 Đinh Hợi (?) An Nam nha tướng Vương Quý Nguyên (trục) quan sát sử Bùi Thái chạy tới Chu Diên…” đơn vị hành chính do nhà nước Hán thành lập nằm dọc sông Đáy, Sơn Tây và Hưng yên ngày nay). Từ Châu Hoan (vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Ấp, Bắc Trường Sơn, một phần Trung Lào) Nghĩa quân của Vương Quý Nguyên đã đánh đuổi Đô hộ sứ Bùi Thái chạy ra tận phía Bắc. Điều này chứng tỏ cuộc khởi nghĩa đã được nhân dân hai châu Hoan và Ái nhiệt liệt hưởng ứng, Bùi Thái chạy đến đâu cũng bị nhân dân các xã, huyện đuổi đánh. Nhận được tin dữ, Vua Đường Đức Tông cho vời Triệu Xương vốn là An Nam đô hộ cũ đến hỏi tình hình và bàn kế hoạch. Đã từng 10 năm cai trị trên đất An Nam, Triệu Xương nắm rất rõ tình hình Giao Chỉ. Vua Đường lại cho Triệu Xương sang làm An Nam Đô hộ sứ lần thứ hai và đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Vương Quý Nguyên tên giặc già lúc này đã 72 tuổi (Đường thư).
IV. NHỮNG SUY LUẬN XUNG QUANH CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA VƯƠNG QUÝ NGUYÊN
Thật đáng tiếc sử sách của Tàu và ta ghi chép về cuộc khởi nghĩa quá sơ sài ít ỏi. Cuộc khởi nghĩa nổ ra đã trên 1200 năm. Những giai thoại, câu chuyện trong dân gian cũng đã mai một. Lúc này ta khó có thể hình dung ra cuộc khởi nghĩa diễn ra ban đầu ra sao, kết thúc thế nào? Bị quân nhà Đường đàn áp dã man có phải chỉ trong năm 803 hay nhiều năm sau mới thất bại để tiếp theo đến cuộc khởi nghĩa của Dương Thanh năm 828. Con cháu Họ Vương rất mong được các nhà khoa học, sử học làm sáng tỏ thêm.

Bằng cách suy luận đơn giản, bằng cách xâu chuỗi các sự kiện lịch sử của đất nước đã xảy ra trước và sau cuộc khởi nghĩa, xem xét những vấn đề lịch sử có liên quan hoặc ảnh hưởng đến cuộc khởi nghĩa của Vương Quý Nguyên. Chúng tôi xin đặt ra vài suy nghĩ sau: 
1. Mặc dù đất Giao Chỉ bị nhà Đường đô hộ, song chúng vẫn không kiểm soát được toàn bộ An Nam. Những vùng nông thôn, miền núi, những nơi xa xôi vẫn do người Việt cai quản, tự trị.
2. Về chính trị

Trở lại cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng ngày ấy ra từ năm 761 (hay 766), sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển lực lượng, năm 791 giành thắng lợi, Phùng Hưng làm vua được 7 năm, con là Phùng An nối nghiệp được 2 năm. Năm 802 mới thất bại (các triều đại Việt Nam của Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng). Như vậy cha con Bố Cái Đại Vương tự trị An Nam được 11 năm (791-802). Lại theo Đường Thư của Tàu thì Triệu Xương đánh thắng Phùng Hưng ở lại làm An Nam đô hộ được 10 năm đến năm 801 già, đau chân xin về nước (791-801) như vậy rõ ràng An Nam lúc đó có hai chính quyền cùng song song tồn tại. Một của Đô hộ nhà Đường đóng ở thành Tống Bình (Khu vực Hà Nội nay) hai do Phùng Hưng, Phùng An cùng với Đỗ Anh Hàn, Đỗ Anh Sách, Vương Quý Nguyên cầm đầu chính quyền đóng đô ở vùng nào có phải là Châu Ái hay Châu Hoan không? Có một điều chắc chắn rằng trước năm 803, thủ lĩnh Vương Quý Nguyên là “An Nam Nha Tướng” (Sách Tư trị thông giám cương mục). Mảnh đất Châu Ái và Châu Hoan là đất chiến lược quân sự. Rất nhiều các anh hùng hào kiệt sinh ra ở đây dậy nghiệp khởi nghĩa cũng ở đây. Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận nhiều Triều đại Việt Nam thất thế đều chạy vào phía Nam như An Dương Vương chạy vào Nghệ An, Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh, Lý Phật Tử chạy vào Thanh Hoá. Vậy Phùng An có chạy vào Nghệ An không?
Trong cuộc hội thảo về Phùng Hưng do họ Phùng Việt Nam tổ chức trọng thể tại Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội. Giáo sư Trần Ngọc Vương vị giáo sư nổi tiếng ở Nghệ An, với kiến thức uyên thâm và suy luận logic, giáo sư Vương trình bày tham luận cho rằng cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng xảy ra ở Thanh Hóa, Nghệ An chứ không phải ở Đường Lâm Sơn Tây. Bản tham luận làm cho cả hội trường xôn xao nhà sử học Dương Trung Quốc và Trung tướng Phùng Khắc Đăng - Chủ tịch Hội đồng họ Phùng đồng chủ trì cuộc hội thảo cho rằng đây là ẩn số của lịch sử. Vấn đề Giáo sư Vương nên lên là một phản biện cần được các nhà khoa học xem xét. Qua vấn đề Giáo sư Vương nêu lên ta “võ” đoán rằng Phùng Hưng đã ở Châu Hoan. Vậy An Nam nha tướng Vương Quý Nguyên phục vụ dưới trướng của ông hay là ai khác mà lịch sử không ghi chép làm cháu con đau đầu.
b. Về kinh tế:

Qua số liệu sử sách cho biết bọn thống trị nhà Đường không thể kiểm soát được hết các làng xã từ bắt lính, phục dịch cho đến tổ thuế thời Tuỳ Đường An Nam có 159 hương (xã lớn) hàng vài ngàn hộ song bọn thống trị chỉ thu thuế được 57.000 hộ (Giáo trình Đại cương lịch sử Việt Nam).
Qua các sự kiện chính trị và số liệu kinh tế trên đây ta thấy rằng, An Nam trước cuộc khởi nghĩa của Vương Quý Nguyên có hai chính quyền song song cùng tồn tại để bảo vệ chính quyền độc lập và tự chủ của người Việt đó là lý do của cuộc khởi nghĩa chống nhà Đường đô hộ năm 803.
III- NHỮNG MÂU THUẪN TRONG GHI CHÉP LỊCH SỬ:

Thời nào cũng vậy, sức mạnh và lẽ phải luôn luôn thuộc người chiến thắng và kẻ thống trị. Sử sách của bọn thống trị luôn che giấu nhưng thất bại của chúng tô vẽ thêm những thắng lợi của chúng. Bất đắc dĩ lắm để chứng minh cho sức mạnh và thắng lợi chúng mới ghi chép ít, sơ sài vài dòng về đối phương. Thời Bắc thuộc ta chưa có người Việt viết sử. Nếu có cũng bị bọn thống trị bắt giết hoặc ghi chép bị đốt hoặc mang về tàu. Những nhà viết sử Việt Nam của các triều đại sau này hầu hết đều dựa vào các ghi chép của sách vở Tàu nhất là thời kỳ đầu dựng nước, thời kỳ Bắc thuộc. Trong con mắt Nho học truyền thống, các vị ấy không dám viết hoặc bình luận những sự việc xảy ra của đất nước một cách thực tế và khách quan. Họ không có dũng khí như Thái sử gia nước Tề ngày xưa hoặc ít ra cũng có được đôi câu khẳng khái như sử gia Lê Nghĩa đời Lê Thánh Tông. Chính vì thế những ghi chép của họ ít nhiều sai lệch, không thực tế và phiến diện. Ví dụ Đại Việt sử ký của ta chép: “...Vua Đường vời Xương hỏi tình trạng, Xương đã ngoài 70 tuổi mà tâu việc rõ ràng. Vua Đường cho là giỏi lại sai làm Đô hô Giao Châu. Xương đến (An Nam) người trong châu đều mừng. Loạn bèn yên...’’ (Loạn cuộc khởi nghĩa của Vương Quý Nguyên) “Yên” do dân An Nam vui mừng vì quan đô hộ cũ lại đến hay yên vì Triệu Xương đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa thất bại mà yên? Rõ ràng Đại Việt sử ký của ta chép nguyên văn Đường Thư của Tàu mà không có sự đối chiếu giữa chính sử, dã sử hay truyền thuyết. Nếu cẩn tắc như sử gia Tư Mã Thiên (145-86) của Tàu thì phải vào Châu Hoan đến đền thờ Bách Thần xem xét cho rõ ràng rồi mới ghi vào quốc sử (đền Bách Thần thờ Vương Quý Nguyên lập từ năm 940 trước các sử gia Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên nhiều trăm năm).
Trở lại cuộc khởi nghĩa của Vương Quý Nguyên, sách Tư trị thông giám chép: “Bùi Thái chạy đến Chu Diên cùng tháng, tả binh mã triệu quân giết Quý Nguyên”...(?). Đoạn ghi chép trên rõ ràng là mâu thuẫn. Bùi Thái chạy mất mặt đến đâu cũng bị dân ta đuổi đánh từ Châu Hoan ra đến Bắc làm sao vừa chạy vừa huy động cả triệu quân vừa đánh nhau với Quý Nguyên trong 30 ngày quân lính lấy đâu ra mà lắm thế. Theo sử sách thời Tuỳ Đưòng, lúc đó Bắc Giao Chỉ có 9 huyện với 30.056 hộ. Nếu mỗi hộ ước 7 người như thời nhà Hán thì số dân chỉ có khoảng 211.000 người. Số quân đội chính quy đồn trú thường trực của nhà Đuờng bấy giờ từ 4000 đến 4200 quân. Bùi Thái lấy đâu ra cả triệu quân. Nếu Bùi Thái chạy về tận kinh đô nhà Đường huy động quân chắc chắn phải hàng năm trở lên, những ghi chép trêm rõ ràng là vô lý.

Một điều đã thành lệ của Vua chúa Tàu đó là tên tướng nào đánh dẹp, đàn áp thắng lợi các cuộc nổi dậy của dân bản xứ đều được vua Tàu cho ở lại làm quan đô hộ. Nếu Bùi Thái đánh thắng Vương Quý Nguyên tại sao hắn không được vua Đường cho làm An Nam Đô hộ sứ lần thứ hai. Phải chăng hắn lại đem hàng chục vạn quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Nếu thế thì cuộc khởi nghĩa chống giặc Đường của Vương Quý Nguyên không thể thất bại trong thời gian chỉ một tháng (?).
Trên đây là vài suy nghĩ, suy luận thêm cho các con cháu họ Vương có cái nhìn thực tế hơn, khách quan hơn về quy mô và tầm vóc của cuộc khởi nghĩa để cháu con thấy rõ thắng lợi to lớn của cuộc khởi nghĩa cũng như ý chí quật cường của cha ông ta. Qua đó chúng ta bác bỏ những ghi chép sai sự thật, đầy mâu thuẫn, bưng bít những thất bại và tô vẽ thắng lợi của sử sách Tàu.
Chúng ta vô cùng biết ơn nhân dân Châu Hoan, nhân dân Nghệ An đã gìn giữ được những tài sản phi vật thể, vật thể quý giá của cha ông ta. Chúng ta vô cùng biết ơn cụ Đinh Công Trứ đã cho xây đền thờ Bách Thần năm 940 để thờ các anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm trong đó cả danh nhân Vương Quý Nguyên.

Trải qua hơn 1200 năm, dưới sự huỷ hoại của thời gian, môi trường và giặc dã can qua, đền thờ đã nhiều lần bị hư hỏng, tàn phá.

Để có nơi thờ phụng và biết được lịch sử cha ông như ngày nay. Chúng ta vô cùng cảm ơn Nghệ sĩ Đạo diễn Vương Khải Vinh, nhà sử học Dương Hiệu cùng nhân dân Đô Lương năm 2003 đã tu tạo đền mà nay gọi là đền thờ các danh nhân. Cảm ơn các anh hùng, liệt nữ, các danh nhân đã xả thân vì đất nước bảo vệ quê hương để con cháu có được cuộc sống an vui hạnh phúc. Cảm ơn quý vị đã đọc hoặc nghe bài viết nàyXuân Mậu Tuất 2018 Vương Duy Miên Chi họ: Vương Duy, làng Hương Ngải, Thạch Thất, Hà NộiĐT: 0978194742

Ghi chú thêm:

- Cụ Đinh Công Trứ là bố đẻ Vua Đinh Tiên Hoàng. Năm 931 tham gia cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, cụ làm thứ sử Châu Hoan. Thể theo ý dân. Cụ cho xây dựng đền Bách Thần (940). 
 
 

 
 Năm Quý Mùi (803). (Đường, năm Trinh Nguyên thứ 19). Tháng 12, nhà Đường lại cử Triệu Xương sang làm đô hộ. Theo Đường thư, bấy giờ Triệu Xương về triều làm tế tửu chưa được bao lâu, bộ tướng Giao Châu đánh đuổi Bùi Thái. Đức Tông vời Triệu Xương tới để hỏi tình hình. Triệu Xương bấy giờ đã ngoài 70 tuổi, tâu bày rõ ràng không lẫn; Đức Tông lấy làm lạ, lại cử sang làm đô hộ. Khi tờ chiếu đến nơi, người Giao Châu cùng nhau mừng rỡ; quân làm phản liền yên ngay”.

Theo như Việt sử thì năm 801 Triệu Xương xin nghỉ, đồng thời xin triều đình người sang thay, nhà Đường cử Bùi Thái sang, khi sang Thái cho lấp hào rãnh trong thành hợp làm một thành, lại đắp thành ở châu Ái và châu Hoan nên bị bộ tướng là Vương Quý Nguyên đuổi khỏi châu, vua Đường thấy vậy cho Triệu Xương sang thay, dân chúng vui mừng, loạn lại yên. Có 2 sự kiện đáng chú ý là: lấp hào rãnh hợp làm một thành và dân chúng vui mừng. Việc đào hào rãnh để tách thành 2 thành có từ khi nào? Chắc chắn là từ thời Triệu Xương, nhưng vì sao Triệu Xương lại cho đào rãnh để tách làm 2 thành? Như chúng ta biết Đỗ Anh Hàn vây phủ làm Cao Chính Bình lo lắng mà chết, Triệu Xương đến châu phủ dụ được yên. Nên việc có 2 thành gợi ý chúng ta về việc ngoài Triệu Xương làm chủ thành trước đây của Cao Chính Bình, thì bản thân Đỗ Anh Hàn cũng làm chủ một thành khác. Khi Bùi Thái tới đã lệnh lấp hào rãnh, hợp 2 thành làm một, khiến cho mối quan hệ giữa chính quyền của người bản địa xung đột với chính quyền địa phương của nhà Đường, kết quả là Bùi Thái bị đuổi khỏi châu. Triệu Xương vốn là người có chính sách mềm mỏng khôn khéo, dựa vào người bản địa, do vậy mà trị An Nam được hơn 10 năm, dưới trướng của Xương có một người tên là Đỗ Anh Sách, người này là dân bản địa và có cùng họ, tên đệm với Đỗ Anh Hàn, tôi cho rằng Đỗ Anh Sách và Đỗ Anh Hàn có mối quan hệ họ hàng. Trong hệ thống chính quyền tại An Nam thì Đỗ Anh Sách chỉ đứng sau Triệu Xương và ngang với Trương Chu, thế mà về sau Trương Chu làm An Nam đô hộ (năm 808) trong khi Đỗ Anh Sách thì không, mà vẫn làm thuộc hạ dưới trướng với mức độ quan trọng như dưới thời Triệu Xương. Việc này cho thấy: Đỗ Anh Sách làm chức cao dưới trướng của Triệu Xương cũng là nằm trong chính sách của Xương, chính sách dựa vào người bản địa để trị, nhưng cũng đồng thời cho thấy Đỗ Anh Sách rất có uy thế trước người bản địa. Gợi ý cho chúng ta về một thế lực của người bản địa tồn tại song song với chính quyền của nhà Đường ở An Nam và nó (nếu có) thì là chính quyền do Đỗ Anh Hàn thiết lập.

Khi Triệu Xương tới châu thì sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác như trước đây từng làm, nghĩa là đảm bảo quyền lợi của người bản địa, vì thế mà dân chúng cùng mừng. Nhưng đó là một giả thuyết, chúng ta cũng có thể đặt một giả thuyết khác là: Trương Chu và Đỗ Anh Sách vốn là người rất có uy thế trong châu, nay Triệu Xương thôi chức, họ có tham vọng muốn thâu tóm An Nam, nhưng nay triều đình lại cử viên quan tới nhậm chức, thành ra họ lập kế hoạch, dùng Vương Quý Nguyên để đuổi Bùi Thái đi.

Thế nhưng Hán sử khi chép về sự kiện Quý Nguyên đuổi Bùi Thái khỏi châu lại không nhắc tới việc lấp các hào rãnh để hợp làm một thành. 

Cựu Đường thư chép: “Năm Trinh Nguyên thứ 18 (…) tháng 3 (…) canh thìn, lấy từ bộ viên ngoại lang Bùi Thái làm kiểm giáo binh bộ lang trung, sung An Nam đô hộ, kiêm quản kinh lược sứ” và “Năm Trinh Nguyên thứ 19 (…) tháng 2 (…) kỷ hợi, An Nam kinh lược sứ Bùi Thái bị bộ tướng Vương Quý Nguyên đuổi khỏi châu” và “Năm Trinh Nguyên thứ 20 (…) tháng 3 (…) kỷ hợi, lấy quốc tử tế tửu Triệu Xương làm An Nam đô hộ, ngữ sử đại phu, kiêm quản kinh lược sứ” và “Bái [Triệu Xương] làm An Nam đô hộ, người di hưởng ứng giáo hoá. Năm 70 tuổi bị đau chân, xin về nghỉ, để binh bộ lang trung Bùi Thái thay, phong quốc tử tế tửu. Gặp lúc Thái bị thủ lĩnh người nam trục xuất khỏi châu, Đức Tông chiếu vời hỏi tình hình. Xương đã 72 tuổi nhưng vẫn tinh kiện, vua lấy làm kỳ lạ, phục mệnh làm đô hộ, người nam cùng mừng”.

Tư trị thông giám chép: “Năm Trinh Nguyên thứ 19 (năm 803) (…) tháng 2 (…) đinh hợi, An Nam nha tướng Vương Quý Nguyên trục quan sát sử Bùi Thái, Thái chạy tới Chu Diên. Cùng tháng tả binh mã sử Triệu Quân giết Quý Nguyên cùng đồng đảng, đón Thái về châu”.

Như vậy rất khó để có thể chắc chắn rằng: Đỗ Anh Hàn thực sự đã thiết lập một chính quyền song song với chính quyền tại An Nam của nhà Đường, tuy nhiên trong đoạn chép của Đường hội yếu ở trên có miêu tả vài chi tiết nhỏ về tình hình An Nam thời Bùi Thái như: Thành trì châu Hoan, Ái bị Hoàn Vương và Côn Lôn thiêu rụi, không giữ quân thành và binh giới trong quân mất hết. Với những chi tiết này cùng với việc Thái bị Quý Nguyên đuổi khỏi châu chứng tỏ Thái không nắm quân lính trong tay. Trong khi Xương nghỉ đã xin triều đình cử người đến thay mà không hề tiến cử 2 thuộc hạ của mình là Trương Chu và Đỗ Anh Sách, như vậy thì khi Thái tới, với tư cách triều đình cử đến nhậm chức thay cho Xương (theo yêu cầu của chính Xương) thì Chu và Sách về bên ngoài phải tuân lệnh Thái và cũng về bên ngoài đối với 2 người này thì Thái như Xương. Thế nhưng khi Thái bị Nguyên đuổi chúng ta không thấy vai trò của Chu và Sách mà thay vào đó là Triệu Quân. Việc thiếu vắng vai trò của Chu và Sách trong sự kiện Thái bị đuổi khỏi châu cùng với sự miêu tả của Phàn Xước về tình hình An Nam trong Man thư cho thấy: Trương Chu không nắm binh quyền, chỉ là một kỳ khách cố vấn cho Triệu Xương mà thôi, trong khi Đỗ Anh Sách là người nằm binh quyền cao nhất ở An Nam sau Xương. Nhưng sự thiếu vắng vai trò của Sách khiến chúng ta khó hiểu, điều thú vị là sau khi Triệu Xương làm độ hộ lần thứ hai ở An Nam thì người kế nhiệm Xương chính là Trương Chu và Đỗ Anh Sách vẫn là người nắm binh quyền cao nhất sau Chu. Vậy là thời Triệu Xương và Trương Chu làm đô hộ, Đỗ Anh Sách với vai trò nắm giữ binh quyền, An Nam yên. Nhưng sau Triệu Xương và trước Trương Chu, thời Bùi Thái, khi thiếu vắng Đỗ Anh Sách, An Nam loạn, trước thì bị giặc ngoài tấn công sau thì bên trong làm phản, điều đó cho thấy vai trò quan trọng của Đỗ Anh Sách, người nắm giữ binh quyền trong tay. Đỗ Anh Sách là người bản địa nên binh lính ở An Nam do Sách chỉ huy cũng phần nhiều là người bản địa, nghĩa là Triệu Xương và Trương Chu đã dựa vào người bản địa để mà cai trị. Như vậy rõ ràng là Triệu Xương cũng không nắm toàn quyền, vẫn phải dựa vào Sách, điều này đã thêm bằng chứng cho thấy Xương đã phủ dụ Đỗ Anh Hàn, chứ không động binh, cũng có nghĩa Hàn đã không bị giết như Tân Đường thư chép. Xương phủ dụ được người nam, Hàn không bị giết, Xương phải dựa vào Sách và quân lính người nam để cai trị, quân lính mà Sách chỉ huy thường là quân lính theo Sách nhiều năm, trung thành với Sách, rất khó có thể là quân lính mà Cao Chính Bình để lại (vì quân lính này sẽ nghe lời Xương, mà nếu nghe lời Xương thì Xương không cần dựa vào Sách), thêm nữa Sách và Hàn lại cùng họ Đỗ Anh, tất cả dẫn ta tới giả thuyết rằng: Sách và Hàn có mối quan hệ họ hàng, có thể là anh em hoặc cha con thậm chí có thể là một người. Dù là như thế nào thì, kết quả là sau cuộc vây và tấn công phủ đô hộ năm 791, chính quyền phương bắc tại An Nam mà đứng đầu là Triệu Xương đã đàm phán, thoả thuận với nghĩa binh bản địa đứng đầu là Đỗ Anh Hàn, công cuộc ấy được tiếp nối bởi Đỗ Anh Sách ít nhất là tới thời Bùi Hành Lập (năm 813-817).

Một số thủ lĩnh An Nam thời thuộc Đường của Phạm Lê Huy viết: “Theo Cựu Đường thư Bùi Hành Lập được cử sang làm An Nam Đô hộ, bản quản Kinh lược Chiêu thảo sứ năm Nguyên Hòa thứ 8 (813). Và Tân Đường thư chép khi một người Lâm Ấp tên là Lý Lạc Sơn làm phản Hoàn Vương đến cầu viện binh, để lấy lòng Hoàn vương, Hành Lập đã sai “bộ tướng” Đỗ Anh Sách chém Lý Lạc Sơn” và “Phạm Đình Chi là một tù trưởng miền núi (khê động hào) được Đô hộ Bùi Hành Lập sử dụng cùng thời với Đỗ Anh Sách. Phạm Đình Chi thường xin Bùi Hành Lập nghỉ để đi tắm nhưng không quay lại đúng hẹn. Sau nhiều lần như vậy, Bùi Hành Lập lấy quân pháp xử phạt, đem giết Phạm Đình Chi, sau đó lại chọn trong số bọn tử đệ của Diên Chi một người để thay thế. Qua đó, chúng ta biết được rằng, giống như Đỗ Anh Sách, Phạm Đình Chi cũng bị ràng buộc phải có mặt ở trị sở của An Nam Đô hộ”.

Tư trị thông giám chép: “[Năm Nguyên Hòa 14 (819)] Mùa đông tháng 10, Dung quản [Kinh lược sứ] tấu An Nam tặc là Dương Thanh hạ Đô hộ phủ (An Nam đô hộ phủ trị tại Giao châu) giết Đô hộ Lý Tượng Cổ và vợ con, quan thuộc, bộ khúc hơn 1000 người. Tượng Cổ là anh của Đạo Cổ. Do tham lam, hà khắc nên để mất lòng người. Thanh nhiều đời làm tù trưởng người Man. Tượng Cổ gọi về làm nha tướng. Thanh u uất, bất đắc chí. Tượng Cổ sai Thanh dẫn 3 nghìn quân đánh Hoàng Động Man. Thanh nhân lòng người phẫn uất, dẫn quân ban đêm tập kích phủ thành, hạ thành”.

Thời Bùi Hành Lập làm đô hộ cũng vẫn sử dụng những người bản địa, ngoài Đỗ Anh Sách còn có Phạm Đình Chi, đến năm 818 Lý Tượng Cổ sang thay Bùi Hành Lập, Cổ đã thực hiện chính sách tham lam, hà khắc, lại sử dụng người bản địa đánh người bản địa, dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Dương Thanh (năm 819-820), kết quả là Cổ bị giết năm 819.

Khi Triệu Xương làm đô hộ thì Hoàn Vương không giám tấn công, nhưng khi Bùi Thái vừa tới nơi thì Hoàn Vương và Côn Lôn đã thiêu rụi thành trì châu Hoan, châu Ái. Cả hai lại cùng là viên quan do triều đình cử xuống vậy thì sao phương nam lại có thái độ ứng xử khác nhau với 2 vị quan này, như vậy rõ ràng là uy thế của triều đình không trực tiếp lớn đối với phương nam, cái quyết định tới thái độ ứng xử của phương nam là chính sách cai trị của mỗi viên quan đô hộ do triều đình cử xuống.

Như vậy chúng ta có thể phán đoán rằng: Triệu Xương đã dùng chính sách mềm mỏng để yên được An Nam trước cuộc khởi binh của Đỗ Anh Hàn, tiếp theo đó Xương sử dụng chính sách dựa vào người bản địa để giữ yên phương nam, theo một nghĩa nào đó chúng ta có thể hiểu đây là sự hợp tác, khi Bùi Thái tới đã áp dụng nhiều chính sách cứng rắn đã dẫn đến sự bất hợp tác của người bản địa, kết quả là châu Hoan, Ái bị tấn công, bản thân thì bị trục xuất khỏi châu, để yên sự loạn này triều đình phương bắc cử Xương trở lại phương nam một chuyến.

Tiểu kết: Chúng ta không thể chắc chắn rằng khởi nghĩa của Đỗ Anh Hàn diễn ra từ năm 766 đến năm 803 nhưng qua những sự kiện chúng ta có thể đặt giả thuyết rằng: Đường Lâm có quan hệ ràng buộc với chính quyền phương bắc tại An Nam rất lỏng lẻo, khi Trương Bá Nghi tới đã áp dụng những chính sách nhằm kiểm soát chặt hơn dẫn đến không khí căng thẳng tại An Nam, cho đến khi Cao Chính Bình làm đô hộ thì không khí ấy đẩy đến cực đại và cụ thể là cuộc khởi binh của Đỗ Anh Hàn năm 791, trước thất bại của Chính Bình, Triệu Xương được cử đến, với chính sách hoà hợp với người nam, Xương đã phủ dụ yên được An Nam nhưng cũng bước đầu thực hiện chính sách dùng người nam để trị người nam, đối với tầng lớp hào trưởng ở An Nam thì đó là sự hợp tác, nó cũng cho thấy chính quyền phương bắc ở An Nam phụ thuộc rất nhiều vào tầng lớp hào trưởng ở bản địa, nhưng khi Bùi Thái sang thay đã không còn duy trì chính sách này, nên kết cục là bị người trong châu đuổi đi và như thế không có lý do gì để không tin rằng: Thành quả của cuộc khởi binh do Đỗ Anh Hàn lãnh đạo vượt qua thời điểm vây và tấn công phủ đô hộ năm 791 tới tận thời Bùi Hành Lập làm đô hộ.  

2

Trong bài Về phủ Giao Châu thời thuộc Đường tôi có dẫn chứng những sự kiện để chỉ ra rằng: Mãi tới năm 679 nhà Đường mới bắt đầu thực hiện chính sách cai trị trên thực tế An Nam, sau cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến năm 687 phương bắc mới quản lý một cách đúng nghĩa. Trong bài này chúng ta sẽ xem xét những điểm chung của các cuộc khởi nghĩa lớn tại An Nam thời kỳ bắc thuộc lần thứ 3.

Trong bài viết Khảo cứu lại cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan của Phan Huy Lê chép: “Trên cơ sở tập hợp và phân tích các nguồn tư liệu hiện có, có thể nhận định:

– Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ năm Khai Nguyên thứ 1 tức năm 713, chứ không phải năm Khai Nguyên thứ 10 tức năm 722 như sử cũ của ta đã chép và nhiều công trình nghiên cứu lịch sử đã viết theo.

– Cuộc khởi nghĩa có qui mô lớn, từ Hoan Châu đã mở rộng ra gần như cả nước và đã giành thắng lợi, chiếm phủ thành An Nam, giải phóng đất nước.

– Trên cơ sở thắng lợi đó, Mai Thúc Loan đã xưng đế tức vua Mai Hắc Đế, xây thành Vạn An làm quốc đô.

– Nhà nước độc lập tồn tại được gần 10 năm từ năm 713 đến năm 722”.

Trong bài viết Đường Lâm là Đường Lâm nào của nhóm tác giả Trần Ngọc Vương, Nguyễn Tô Lan, Trần Trọng Dương chép: “Qua những cứ liệu đã trình bày, chúng tôi tạm có một vài kết luận sơ bộ:

  1. Nếu tin Khuông Việt là người hương Cát Lợi, huyện Thường Lạc thì cho đến hiện nay mới chỉ tìm thấy tên địa danh này sớm nhất trong Thái bình hoàn vũ kí (thời Tống) thì địa danh này sau đổi là huyện An Thuận, nằm ở đông nam Châu Ái. TheoViệt sử lược và Minh sử kí sự bản mạt ít nhất địa danh này phải nằm ở nam Thanh Hóa gần khu vực Nghệ An ngày nay. ĐVSKTT có xác nhận địa danh Cát Lợi ở Bắc Giang, song đây có thể là do trùng danh. Và Cát Lợi (Bắc Giang, nay thuộc Sóc Sơn, với 5 cứ liệu văn bia từ thế kỷ XVII đến XX ) chỉ là nơi Khuông Việt tu tập trụ trì và quy tịch. 
  2. Nếu tin Khuông Việt Đại sư là dòng dõi Ngô Thuận Đế thì ông là người châu Đường Lâm. Vị trí chính xác của châu Đường Lâm còn phải khảo chứng thực địa thêm, nhất là cần phải khảo về các vấn đề họ tộc, cư dân, phong tục, sản vật, ngôn ngữ bản địa, cũng như sự thờ cúng và tư liệu điền dã tại địa phương (Thanh Hóa ngày nay). Châu Đường Lâm vốn từng có tên châu Phúc Lộc (gồm ba huyện Nhu Viễn, Đường Lâm và Phúc Lộc), châu này nằm phía tây nam Ái châu, gần gũi Trường châu, về sau đã có lúc quy về Ái châu. Cả hai địa danh Đường Lâm và Phúc Lộc sau đời Đường đều bỏ. Dù vậy, có thể khẳng định rằng quê Ngô Quyền nằm loanh quanh giữa vùng Thanh Hóa – Nghệ An ngày nay mà khó có thể ở vị trí Sơn Tây (khi đó là huyện Gia Ninh của Phong Châu) được.
  3. Tên xã Đường Lâm tại Sơn Tây ngày nay mới xuất hiện từ năm 1964 (ngày 21 tháng 11). Trong suốt lịch sử từ đời Hán cho đến năm 1964, khu vực này không hề có Châu hay huyện hay làng nào tên là Đường Lâm”.

Trong bài viết Vài ghi chú về lịch sử Việt Nam thời thuộc Đường tôi có dẫn chứng về cuộc khởi binh của Đỗ Anh Hàn tại châu Đường Lâm năm 791 khiến đô hộ Cao Chính Bình chết có nguyên nhân từ việc chính quyền nhà Đường tại An Nam áp đặt chính sách thuế (chính sách cai trị trực tiếp) lên người bản địa, làm tổn hại tới quyền lợi của các hào trưởng. 

Từ đó chúng ta tổng kết lại một số sự kiện quan trọng:

– Năm 687 tại Giao Châu thủ lĩnh của người bản địa là Lý Tự Tiên và Đinh Kiến khởi binh chống lại đô hộ Lưu Diên Hựu do chính sách thuế, khiến Hựu chết.

– Năm 713 tại Hoan Châu thủ lĩnh của người bản xứ là Mai Thúc Loan khởi binh chống lại đô hộ Quang Sở Khách, buộc Khách trốn về phương bắc.

– Năm 791 tại Đường Lâm châu thủ lĩnh thổ dân là Đỗ An Hàn khởi binh chống lại đô hộ Cao Chính Bình do chính sách thuế, khiến Bình chết.

Chúng ta nhận thấy các cuộc khởi nghĩa này có những điểm chung như sau: Đều là những cuộc khởi nghĩa lớn, các đô hộ hoặc chết hoặc bỏ trốn, các thủ lĩnh bản xứ đều chiếm được thành phủ đô hộ, mỗi cuộc khởi nghĩa đều nổ ra ở những vùng lãnh thổ mới (năm 687 thì ở vùng đồng bằng sông Hồng, năm 722 thì ở vùng đồng bằng Nghệ An, năm 791 thì ở vùng đồi núi của Thanh Hoá), chủ yếu liên quan tới chính sách thuế (biểu hiện hình thức cai trị). Từ đó gợi ý chúng ta: Mỗi một cuộc khởi nghĩa giống như là một cuộc kháng chiến, nổ ra do lần đầu tiên người phương bắc tiến đến và xâm chiếm một vùng đất mới. Nghĩa là năm 687 người phương bắc chiếm và quản lý hoàn toàn vùng đồng bằng bắc bộ nhưng vùng đồng bằng bắc trung bộ thì chưa, phải đến năm 722 thì mục đích ấy mới đạt được và mãi tới năm 791 người phương bắc mới bắt đầu nghĩ đến việc quản lý vùng đồi núi phía tây vùng đồng bằng nhưng họ vấp phải sự kháng cự của cư dân ở đây. Chứ không phải sau năm 679 là toàn bộ An Nam phủ đã thuộc sự cai trị của nhà Đường trên thực tế. Năm 687 nhà Đường đánh bại thủ lĩnh người Lý, có lẽ là nhóm người mạnh nhất, có ảnh hưởng nhất ở bắc bộ, nên phương bắc cai trị trên thực tế vùng đất này, vùng bắc trung bộ nhà Đường mới chỉ cai trị trên danh nghĩa, tự nhận là lãnh thổ và có những hoạt động như chia châu, đặt hệ thống quan lại, nhưng trên thực tế vùng đất bắc trung bộ này vẫn do các thế lực bản địa quản lý, đến năm 713 những thế lực bản địa này nhận thấy sự xâm phạm quyền lợi từ phía nhà Đường do đó mà dẫn tới cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Sau khi đã quản lý trên thực tế vùng đồng bằng của An Nam, nhà Đường tính chuyện mở rộng hơn việc quản lý trên thực tế những vùng đất khác, ở đây chúng ta nhấn mạnh việc quản lý trên thực tế, mà bỏ qua việc quản lý trên danh nghĩa, trong quá trình mở rộng đó thì nhà Đường vấp phải sự kháng cự từ thổ dân vùng đồi núi phía tây qua cuộc khởi nghĩa của Đỗ Anh Hàn năm 791.

Tiểu kết, theo tôi nhà Đường đã từng bước mở rộng sự cai trị ở An Nam và mỗi một lần mở rộng vùng cai trị (trên thực tế) được đánh dấu bằng các cuộc khởi nghĩa lớn của dân bản địa.

 
Tư liệu khác:
Họ tộc Vương Duy xã Hương Ngãi Thạch Thất - Hà Nội (22/6/2020)
Bài hát Vương Tộc ca Việt Nam (15/6/2020)
Tổng hợp các danh mục nhân thế phả các dòng họ (5/6/2020)
Văn tế tổ, lễ tế tổ vương tộc Việt Nam (19/5/2020)
Tổng hợp tôn đồ Vương tộc Đại tôn (19/5/2020)
Họ tộc Vương Duy xã Hương Ngải Thạch Thất - Hà Nội (16/5/2020)
Giới thiệu về Họ Vương và anh hùng dân tộc Vương Qúy Nguyên (16/5/2020)
Màn sử thi chào mừng đại hội Họ Vương Việt Nam (23/4/2012)
VIDEO CLIPS
Video
Màn Sử thi nghệ thuật "LINH THIÊNG VƯƠNG TỘC VIỆT NAM"
Lễ khánh thành Nhà thờ họ Vương Đình - Xóm Phong Phú, Hưng Hòa, TP Vinh
Màn sử thi nghệ thuật Linh thiêng Vương tộc Việt Nam
Họ Vương Việt Nam trao quà hỗ trợ Miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt
Đại hội Họ Vương (Phần 2)
Đại hội Họ Vương (Phần 3)
Hội nghị Họ Vương 28 tháng 06 năm 2020
Hoi nghi Ho Vuong VN LẦN THỨ NHẤT THÁNG 11 NĂM 2018
Bài hát Vương Tộc ca Việt Nam
Màn sử thi chào mừng đại hội Họ Vương Việt Nam
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0986.922.434

Ban liên lạc - 0987.516.868
Hôm nay: 1.791 | Tất cả: 119.689

Họ Vương Việt Nam
Ban liên lạc: 
Điện thoại: 0916.039.995 - 0987.516.868
E-mail: [email protected]
Website: http://vuongtocvietnam.com